Kinh nghiệm áp dụng đối với tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu Giao dịch góp vốn bằng quyền sử dụng đất (Trang 76 - 80)

- 01 lô đất (gồm nhiều lô đất hợp lại, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) tại Thơn 1, xã Hịa Thắng, thành phố Bn Ma Thuột, tỉnh

3.2.2. Kinh nghiệm áp dụng đối với tỉnh Đắk Lắk

Một là, tỉnh Đắk Lắk tạo điều kiện (bằng chính sách hoặc hỗ trợ) để các

cá nhân, doanh nghiệp có thể thực hiện góp vốn thành lập cơng ty bằng quyền sử dụng đất. Vì trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên khi mà đất đai có vai trị rất lớn trong phát triển kinh tế, thế mạnh của địa phương là trồng cây công nghiệp như cà phê, ca cao, sầu riêng, mắc ca…, cũng như phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái. Hình thức góp vốn này góp phần cải thiện đời sống của người nơng dân và góp phần vào việc tích tụ đất đai cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn hiện nay.

Hai là, xây dựng và hồn thiện cơ chế, chính sách tích tụ, tập trung đất

nơng nghiệp tại tỉnh Đắk Lắk, cụ thể: i) quy định rõ ràng việc góp vốn chuyển quyền sử dụng đất và góp vốn khơng chuyển quyền sử dụng đất. Xây dựng cơ chế pháp lý để doanh nghiệp nhận góp vốn thơng qua nhận quyền sử dụng đất có thể thế chấp để vay vốn ngân hàng; ii) Thúc đẩy tích tụ, tập trung đất nông nghiệp thông qua tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất; iii) Hỗ trợ về cơ sở hạ tầng đối với các diện tích mới được tích tụ, tập trung; iv) Quy hoạch vùng chuyên canh, đẩy mạnh đầu tư theo hình thức đối tác cơng + tư để xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh thu hút đầu tư của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Ba là, trong lĩnh vực trồng trọt, tỉnh Đắk Lắk cần nới lỏng quy định

73

được nhận chuyển nhượng đất lúa và đất rừng phòng hộ. Giao cho địa phương thẩm định phương án chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa sang các mục đích nơng nghiệp, chăn ni và thủy sản với diện tích dưới 300 ha theo quy hoạch.

Bốn là, tỉnh Đắk Lắk nên cân nhắc đẩy mạnh tín dụng cho vay theo

chuỗi giá trị nơng nghiệp: (i) Hồn thiện khung pháp lý để phát triển cung ứng đồng bộ các sản phẩm dịch vụ tài chính mới (như quản lý tiền mặt, quản lý tài sản, bảo hiểm thanh toán, bảo hiểm nhân thọ, phái sinh hàng hóa, đại lý ngân hàng, biên nhận lưu kho…) nhằm tăng khả năng tiếp cận tín dụng với quy mô lớn và dài hạn hơn cho nông dân, trang trại, hợp tác xã và doanh nghiệp trong nông nghiệp, nông thôn; (ii) Xây dựng cơ chế chính sách kết hợp chặt chẽ giữa các chương trình cho vay và bảo hiểm nơng nghiệp theo chuỗi giá trị nông nghiệp.

Năm là, tỉnh cũng nên cân nhắc bỏ hạn mức nhận chuyển quyền sử

dụng đất nơng nghiệp đối với hộ gia đình tại Khoản 1 Điều 130 Luật Đất đai năm 2013. Sử dụng hạn mức nhận chuyển nhượng hiện nay làm hạn mức đánh thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Sáu là, giảm thuế, phí liên quan đến chuyển nhượng đất nông nghiệp

tại Luật sửa đổi các Luật về Thuế năm 2014.

Bảy là, không xác định trường hợp các hộ chuyển nhượng quyền sử

dụng đất nơng nghiệp vì mục đích tích tụ và tập trung đất nông nghiệp là chuyển nhượng bất động sản quy định tại Điều 14 Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 và miễn thuế thu nhập cá nhân đối với trường hợp hộ chuyển nhượng quyền sử dụng đất nơng nghiệp vì mục đích tích tụ và tập trung đất nơng nghiệp sản xuất quy mơ lớn.

74

KẾT LUẬN

Góp vốn bằng quyền sử dụng đất để thành lập cơng ty có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống kinh tế hiện nay, nhất là một quốc gia đang chuyển mình từ kinh tế nơng nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ như Việt Nam. Pháp luật Việt Nam dù bước đầu đã có những qui định liên quan nhưng thiếu cụ thể và có những bất cập nhất định, việc hoàn thiện pháp luật là cần thiết nhằm củng cố cơ sở pháp lý cho các địa phương gặp khó khăn khi triển khai trên thực tiễn, trong trường hợp của luận văn này là tỉnh Đắk Lắk. Qua nghiên cứu đề tài “Giao dịch góp vốn bằng quyền sử dụng đất và bài học kinh

nghiệm cho tỉnh Đắk Lắk”, học viên đi đến một số kết luận như sau:

Một là, khung pháp luật hiện nay đã có những gợi mở về giao dịch góp

vốn bằng quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, những vướng mắc từ khung pháp lý như thiếu cụ thể, chồng chéo, không đầy đủ đang dẫn đến việc triển khai các giao dịch này trên thực tế không được như mong đợi và phát sinh nhiều tranh chấp. Do đó, cần tiếp tục hồn thiện pháp luật (đặc biệt là Bộ luật Dân sự, Luật doanh nghiệp, Luật đất đai, các đạo luật về thuế, …) để cởi trói cho một bộ phận kinh tế bứt phá để phát triển.

Hai là, việc hoàn thiện pháp luật cần được triển khai đồng bộ để tránh

sự chồng chéo dẫn đến giảm hiệu lực, hiệu quả của chính sách. Cụ thể, nghiên cứu này chỉ ra cần phải rà soát lại các đạo luật như : Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật đất đai, các đạo luật về thuế, … và các văn bản hướng dẫn. Ở tầng của địa phương, các địa phương cần rà soát lại các chính sách của tỉnh, các văn bản pháp quy nhằm tạo tính thống nhất của chính sách. Cạnh đó, việc thực thi cần phải linh hoạt để tạo điều kiện tối đa cho hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có các giao dịch góp vốn thành lập cơng ty.

Ba là, đối với địa phương được học viên chọn để áp dụng các kinh

75

cần đồng bộ và tính đến các yếu tố đặc thù cũng như lợi thế cạnh tranh của Đắk Lắk để đạt hiệu quả cao nhất. Đắk Lắk đang có những chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế, tuy nhiên những thành quả này có thể bị ảnh hưởng nếu các chính sách liên quan đến đất đai phản ánh không đúng thực tiễn và nhu cầu của địa phương, trong đó có động lực từ vốn góp từ quyền sử dụng đất. Những kiến nghị của học viên nhằm cung cấp các giải pháp phù hợp với thực tiễn của địa phương và có sự đồng bộ với các kiến nghị về hồn thiện khung pháp lý của Việt Nam nhằm vừa đáp ứng yêu cầu thống nhất về chính sách giữa trung ương, địa phương, vừa phát huy các thế mạnh/lợi thế của địa phương để phát triển.

76

Một phần của tài liệu Giao dịch góp vốn bằng quyền sử dụng đất (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)