Nội dung của giao dịch góp vốn thành lập công ty bằng quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu Giao dịch góp vốn bằng quyền sử dụng đất (Trang 25 - 29)

1.4.1. Nội dung của giao dịch góp vốn thành lập công ty bằng quyền sử dụng đất sử dụng đất

So với giao dịch thành lập cơng ty một thành viên, thì giao dịch thành lập cơng ty hai thành viên trở lên phức tạp hơn nhiều vì nó là hợp đồng. Khi chúng ta nắm vững hợp đồng thành lập cơng ty thì có thể dễ dàng làm chủ được hành vi pháp lý đơn phương thành lập công ty một thành viên.

Hợp đồng thành lập công ty là sự thoả thuận của hai hay nhiều người, cùng góp tài sản, góp cơng sức để thực hiện hoạt động kinh doanh chung nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Điểm khác biệt quan trọng nhất so với các hợp đồng dân sự thông thường là, hợp đồng công ty tạo ra một pháp nhân khác biệt hoàn toàn với các thành viên của nó, chính là pháp nhân - cơng ty mà đã được nói tới ở mục trên.

Pháp luật các nước đều qui định rằng, hợp đồng thành lập công ty là một tài liệu quan trọng trong hồ sơ xin thành lập công ty. Tuỳ theo mỗi nước, tài liệu này có thể được gọi là hợp đồng thành lập cơng ty hoặc cũng có thể được đồng nhất với điều lệ công ty. Ở một số nước qui định trong hồ sơ xin thành lập cơng ty phải có hợp đồng thành lập cơng ty, có nước chỉ địi hỏi phải có điều lệ cơng ty, cũng có nước thì qui định hồ sơ phải gồm cả hai loại tài liệu này hoặc có nước lại qui định phải có hợp đồng và trong một số trường hợp phải đăng ký cả điều lệ. Về bản chất, hai loại tài liệu này khơng có nhiều sự khác biệt, đều ghi nhận sự thoả thuận của các bên về việc liên kết, cùng nhau góp vốn, hoạt động kinh doanh và phân chia lợi nhuận, rủi ro. Sự khác biệt giữa chúng ở chỗ, những đòi hỏi của luật pháp về các điều khoản bắt buộc phải thể hiện trong hợp đồng thành lập cơng ty thường ít hơn trong bản điều lệ cơng ty. Cũng có ý kiến cho rằng, điều lệ công ty là qui tắc nội bộ của công ty và phụ thuộc vào bản hợp đồng thành lập công ty và cả các bên

22

tạo ra quan hệ hợp đồng giữa công ty với mỗi thành viên, và một thành viên này với mỗi thành viên khác. Thực tế là, ở các nước có qui định rằng bản chất pháp lý của công ty là hợp đồng hay khế ước lập hội thì hầu như cũng khơng có một qui định cụ thể nào về hình thức hay nội dung của loại hợp đồng này mà chỉ có những qui định về điều lệ cơng ty.

Tự do ý chí và tự do hợp đồng là một trong những nền tảng lý luận cơ bản cho việc xây dựng pháp luật công ty. Pháp luật ghi nhận việc tự do thoả thuận, tự do kết ước của các chủ thể và chỉ can thiệp vào các quan hệ tư này trong những trường hợp cần thiết. Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên. Các bên hoàn toàn được tự do thoả thuận nội dung của hợp đồng miễn là nó khơng vi phạm điều cấm của pháp luật và không chống lại trật tự công cộng, đạo đức xã hội .Về cơ bản, nội dung một hợp đồng chỉ cần thể hiện được bản chất và mục đích của hợp đồng là đủ. Pháp luật không qui định các điều khoản bắt buộc mà hợp đồng phải có. Hợp đồng thành lập công ty cũng là một hợp đồng dân sự, nhưng điểm khác biệt quan trọng nhất của nó so với các hợp đồng thơng thường là nó tạo ra một pháp nhân - một thực thể có khả năng gây ảnh hưởng rất lớn đến xã hội. Do đó, trên cơ sở của việc tơn trọng ý chí của các bên, pháp luật vẫn cần thiết phải qui định những nội dung thiết yếu mà một hợp đồng thành lập cơng ty phải có.

Bộ luật Thương mại Nhật Bản (Điều 63) qui định: trong Điều lệ thành lập công ty Gomei – Kaisha (công ty hợp danh thương mại) phải bao gồm những điều khoản: mục đích; tên thương mại; tên họ và nơi thường trú của mỗi hội viên; trụ sở làm việc chính và trụ sở của từng chi nhánh; đối tượng, trị giá hoặc cơ sở để đánh giá mỗi phần hội viên phải đóng góp. Trừ điều khoản cuối, các điều khoản cịn lại cũng là những điều khoản phải có trong điều lệ của công ty “goshi” (công ty hợp danh hữu hạn) và công ty “kabushiki” (công ty cổ phần), ngoài ra, trong điều lệ của các công ty này

23

phải có thêm những điều khoản bắt buộc khác tuỳ thuộc vào bản chất của công ty. Mặc dù Bộ luật này đã được thay thế bằng Luật Công ty năm 1997 nhưng các thơng tin nêu trên vẫn có những tác dụng trong việc nghiên cứu và hiện nay những điều khoản căn bản nêu ra trong điều lệ cơng ty khó có thểt thay đổi.

Bộ luật Dân sự Pháp (Điều 1835) qui định: “Điều lệ công ty phải được lập thành văn bản. Điều lệ quy định phần vốn góp của mỗi hội viên, xác định hình thức, mục đích, tên gọi, trụ sở, vốn, thời hạn hoạt động và những phương thức hoạt động của công ty”.

Luật Doanh nghiệp năm 2020 (Điều 24, khoản 2) của Việt Nam qui định khá nhiều điều khoản phải có trong bản Điều lệ công ty, gồm:

“Điều lệ công ty bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của cơng ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phịng đại diện (nếu có);

b) Ngành, nghề kinh doanh;

c) Vốn điều lệ; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;

d) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với cơng ty cổ phần. Phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh. Số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá từng loại cổ phần của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;

đ) Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần;

e) Cơ cấu tổ chức quản lý;

g) Số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; phân chia quyền và nghĩa vụ của người đại

24

diện theo pháp luật trong trường hợp cơng ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật;

h) Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;

i) Căn cứ và phương pháp xác định tiền lương, thù lao, thưởng của người quản lý và Kiểm soát viên;

k) Trường hợp thành viên, cổ đơng có quyền u cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với cơng ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần;

l) Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh;

m) Trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty;

n) Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty”.

Điều luật này quá mức chi tiết cần thiết này qui định về điều lệ được áp dụng cho tất cả các loại hình cơng ty, bao quát được hầu hết các vấn đề nội bộ của công ty cũng như việc công khai thông tin đối với người thứ ba. Tuy nhiên, nhiều điều khoản qui định quá chi tiết, không cần thiết, nhất là các điều khoản động như qui định về người đại diện của công ty, về nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ, về cơ cấu quản lý hay việc xác định mức lương, thưởng cho người quản lý và ban kiểm soát... Chúng ta biết rằng, điều lệ công ty là một tài liệu quan trọng mà việc sửa đổi nó hết sức phức tạp, nên cách thức qui định quá chi tiết như trong Luật Doanh nghiệp 2020 một mặt hạn chế được nhiều rủi ro cho công ty và thành viên công ty cũng như cho người thứ ba trong q trình cơng ty hoạt động, nhưng, mặt khác cũng gây ra nhiều khó khăn, phức tạp và cả tốn kém khi cần sửa đổi điều khoản nào đó trong điều lệ.

Nghiên cứu qua ba qui định của ba quốc gia về điều lệ công ty, chúng ta nhận thấy, tuỳ thuộc vào sự quan tâm của nhà làm luật đối với các vấn đề

25

của công ty mà các nội dung cần thiết được đưa vào điều lệ nhiều, ít khác nhau. Nhưng nhìn chung, một điều lệ cơng ty (hay có thể là hợp đồng thành lập cơng ty) phải có những nội dung cơ bản sau: Tên cơng ty; trụ sở chính; ngành nghề kinh doanhh; vốn; hình thức cơng ty; thành viên sáng lập và phần vốn góp hay cơ cấu cổ phần.

Trong hợp đồng thành lập công ty, các bên phải cùng nhau thỏa thuận về các phương thức góp vốn và định giá tài sản góp vốn theo các phương thức đó vì mỗi phương thức góp vốn có hệ quả pháp lý riêng và cách tiến hành góp

Một phần của tài liệu Giao dịch góp vốn bằng quyền sử dụng đất (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)