Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của chủ thể quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trong lĩnh vực giao thông vận tải từ nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (Trang 50)

Nội dung của công tác thanh tra xây dựng là: thanh tra việc lập, thẩm định phê duyệt dự án đầu tư, việc khảo sát, thiết kế công trình; thanh tra việc lựa chọn nhà thầu xây dựng; thanh tra việc lựa chọn hình thức QLDA của chủ đầu tư; thanh tra việc thi công xây dựng công trình. Thanh tra về đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN là một lĩnh vực vô cùng khó khăn và phức tạp, phải kiểm tra, kiểm soát tất cả các giai đoạn của quá trình đầu tư một dự án, phát hiện và xử lý kịp thời các hiện tượng gây thất thoát, lãng phí trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư như: loại bỏ các khối lượng phát sinh không được duyệt, sai chế độ quy định, sai định mức đơn giá, không đúng chủng loại vật liệu, danh mục thiết bị được duyệt...

Công tác giám sát đầu tư của cộng động hiện nay đang được phát huy hiệu quả, công tác theo dõi kiểm tra việc chấp hành quy định về đầu tư xây dựng, góp phần bảo đảm các công trình được thi công đúng mục tiêu, tiến độ và hiệu quả. Để hạn chế tối đa thất thoát, lãng phí trong lĩnh vực đầu tư XDCB thì các cơ quan chức năng có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ làm tốt công tác thanh tra, giám sát đầu tư. Vì vậy, nâng cao hiệu quả QLNN về đầu tư XDCB từ NSNN chúng ta phải dựa vào tiêu chuẩn nhất định, từ đó cụ thể hóa thành hệ thống các chỉ tiêu được sử dụng ở tầm vĩ mô. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư XDCB từ nguồn NSNN, nghiên cứu các yếu tố này góp phẩn tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về đầu tư XDCB từ NSNN.

1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trong lĩnh vực giao thông vận tải từ nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh ở một số địa phương và giá

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trong lĩnh vực giao thông vận tải từ nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)