tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021 - 2025
Chương trình hành động số 02-CTr/TU ngày 09/12/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng KT - XH giai đoạn 2021 - 2025 theo hướng đồng bộ, từng bước hiện đại đã xác định: trong giai đoạn 2016 - 2020, trong điều kiện ngân sách tỉnh còn hạn chế, Chính phủ thực hiện cắt giảm đầu tư công, huy động nguồn vốn của các thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, sự tham gia tích cực của Mặt trận, các đoàn thể và sự đồng thuận của Nhân dân nên việc huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cơ bản bảo đảm yêu cầu. Tổng vốn đầu tư phát triển hạ tầng KT - XH giai đoạn 2016 - 2020 đạt trên 93.000 tỷ đồng. Các nguồn vốn đầu tư đa dạng, gồm: Nguồn vốn của Trung ương, nguồn vốn ODA, nguồn vốn từ NSĐP, nguồn vốn từ doanh nghiệp và của người dân,... Đầu tư khu vực ngoài nhà nước tăng mạnh, chiếm 77,3%; khu vực nhà nước chiếm 21,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 1,5%. Vốn đầu tư công được sử dụng ngày càng hiệu quả, từng bước khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, tập trung vào các công trình quan trọng, thiết yếu, trong đó, đã đặc biệt quan tâm đến các dự án hạ tầng lớn có khả năng tạo bước đột phá để phát triển KT - XH, như: Sân bay, hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, các dự án giao thông chiến lược, cấp nước, cấp điện, bưu chính, viễn thông,...
86
Tuy nhiên, hệ thống kết cấu hạ tầng KT - XH của tỉnh nhìn chung còn hạn chế so với cả nước. Hệ thống giao thông đô thị, nội thị và các vùng trọng điểm chưa đáp ứng yêu cầu; giao thông một số vùng còn bị chia cắt trong mùa mưa. Hạ tầng nông nghiệp chậm được đầu tư. Hệ thống điện nông thôn một số địa phương xuống cấp, tỷ lệ tổn thất điện năng còn cao; hệ thống truyền tải điện còn bất cập…
Về quan điểm, Tỉnh ủy Quảng Bình xác định đầu tư xây dựng hệ thống kết
cấu hạ tầng KT - XH theo hướng đồng bộ, từng bước hiện đại làm nền tảng vững chắc cho sự phát triển; tạo bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển KT - XH; Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng KT - XH theo hướng đồng bộ, từng bước hiện đại trên phạm vi toàn tỉnh, từng vùng, từng ngành và từng địa phương, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH. Coi trọng hiệu quả đầu tư, ưu tiên những dự án quan trọng tạo sự đột phá và có sức lan tỏa lớn. Tăng cường công tác quản lý, khai thác và sử dụng công trình; Đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư, trọng tâm là thu hút các nguồn lực ngoài khu vực nhà nước đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH; tập trung nguồn vốn nhà nước đầu tư các công trình thiết yếu, quan trọng, khó huy động các nguồn lực xã hội; Phát triển kết cấu hạ tầng là sự nghiệp chung, vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của toàn xã hội, mọi người dân phải có trách nhiệm tham gia đóng góp; Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng KT - XH phải kết hợp chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh và ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu.
Về mục tiêu, Tỉnh ủy Quảng Bình xác định mục tiêu phấn đấu giai đoạn 2021 - 2025 là huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt 135 - 150 nghìn tỷ đồng, trong đó, vốn đầu tư của doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước chiếm 80%, vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh quản lý chiếm 20%; Bảo đảm kết nối các vùng, các địa phương trong tỉnh, các đầu mối giao thông ngoài tỉnh và cả nước bằng hệ thống giao thông đồng bộ, năng lực vận tải được nâng cao, giao thông thông suốt, an toàn; Bảo đảm tưới, tiêu chủ động cho diện tích lúa hai vụ, các vùng cây công nghiệp và nguyên liệu, nuôi trồng thủy sản tập trung. Chủ động phòng, tránh lũ, bão, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; Xây dựng hạ tầng năng lượng điện, các công
87
trình hạ tầng thiết yếu, quan trọng trong khu công nghiệp, khu kinh tế; từng bước hoàn thiện các hạng mục hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu các nhà đầu tư; Từng bước đầu tư các trung tâm du lịch, hệ thống dịch vụ, hệ thống thông tin truyền thông, dịch vụ tín dụng điện tử. Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất một số cơ sở giáo dục, đào tạo nghề trọng điểm, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực; nâng cấp các cơ sở y tế phục vụ khám chữa bệnh chất lượng cao.
Đối với hạ tầng GTVT, Tỉnh ủy Quảng Bình xác định các mục tiêu sau:
Thứ nhất, tiếp tục xây dựng hoàn thiện và nâng cấp mạng lưới giao thông đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá và hành khách trong và ngoài tỉnh, phục vụ có hiệu quả cho phát triển KT - XH, tạo điều kiện phân bố lại dân cư và điều tiết mật độ giao thông.
- Thứ hai, về đường bộ: Đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam
phía Đông đoạn qua tỉnh; mở rộng, nâng cấp các quốc lộ có nhu cầu vận tải lớn; mở rộng cầu Gianh, cầu Quán Hàu; Đầu tư xây dựng cầu Nhật Lệ 3; đường tránh thị xã Ba Đồn; cầu và đường nối khu vực phía bắc huyện Quảng Trạch đến Khu Du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng (huyện Bố Trạch); các tuyến đường để phát triển du lịch; Hoàn thành cải tạo, nâng cấp các tuyến đường kết nối khu vực Đông - Tây. Triển khai xây dựng, nâng cấp các trục đường đô thị, ưu tiên các trục đường chính của thành phố Đồng Hới, thị xã Ba Đồn. Triển khai và hoàn thành cơ bản tuyến đường bộ ven biển (ưu tiên đoạn Lý Hòa (huyện Bố Trạch) - Quang Phú (thành phố Đồng Hới); Quảng Thọ - Quảng Phúc (thị xã Ba Đồn); Hồng Thủy - Mạch Nước (huyện Lệ Thủy)). Xây dựng mới, thay thế các cầu yếu trên các tuyến đường tỉnh, bảo đảm an toàn giao thông trên toàn mạng lưới; Tiếp tục nâng cao tỷ lệ cứng hóa đường giao thông nông thôn toàn tỉnh. Tăng cường công tác duy tu, sửa chữa thường xuyên hệ thống cầu, đường. Xây dựng đường vành đai biên giới, đường vào các bản biên giới, các đồn biên phòng, xây dựng một số tuyến đường kết hợp kinh tế với quốc phòng.
Thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Bình cũng đã xây dựng chương trình hành động và xác định những nhiệm vụ cụ thể theo phương
88
châm: Tiếp tục xây dựng hoàn thiện và nâng cấp mạng lưới giao thông đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá, hành khách trong và ngoài tỉnh, phục vụ có hiệu quả cho phát triển KT - XH, tạo điều kiện phân bố lại dân cư và điều tiết mật độ giao thông. Cụ thể, những nhiệm vụ sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025 là:
- Triển khai và hoàn thành cơ bản tuyến đường bộ ven biển qua địa bàn tỉnh. - Đầu tư xây dựng cầu Nhật Lệ 3.
- Đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn qua địa bàn tỉnh; mở rộng, nâng cấp các quốc lộ có nhu cầu vận tải lớn, như: QL9B, QL12A (đoạn qua Khe Ve-ChaLo); mở rộng cầu Gianh, cầu Quán Hàu.
- Đầu tư xây dựng tuyến đường phía Đông sông Lệ Kỳ và một số tuyến đường cấp thiết khác trên địa bàn thành phố Đồng Hới.
- Phối hợp với Bộ GTVT và các Bộ, ngành TW liên quan nghiên cứu khả thi tuyến đường tránh thị xã Ba Đồn; cầu và đường nối khu vực phía Bắc huyện Quảng Trạch đến Khu Du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng (huyện Bố Trạch); các tuyến đường để phát triển du lịch. Đề xuất Bộ GTVT nâng cấp quản lý các tuyến đường tỉnh 560 và 562 thành quốc lộ; điều chỉnh hướng tuyến QL9B, kéo dài QL9C.
- Hoàn thành cải tạo, nâng cấp các tuyến đường kết nối trục Đông - Tây. Triển khai xây dựng, nâng cấp các trục đường đô thị, ưu tiên các trục đường chính của thành phố Đồng Hới, thị xã Ba Đồn. Xây dựng mới, thay thế các cầu yếu trên các tuyến đường tỉnh, bảo đảm an toàn giao thông trên toàn mạng lưới.
- Tiếp tục nâng cao tỷ lệ cứng hóa đường giao thông nông thôn toàn tỉnh. Tăng cường công tác duy tu, sửa chữa thường xuyên hệ thống cầu, đường. Xây dựng đường vành đai biên giới, đường vào các bản biên giới, các đồn biên phòng, xây dựng một số tuyến đường kết hợp kinh tế với quốc phòng.
- Đầu tư xây dựng mới theo quy hoạch hệ thống bến, bãi đỗ xe, trạm trung chuyển liên tỉnh (ưu tiên xây dựng, nâng cấp các bến xe: Lệ Thủy, Hoàn Lão, Cha Lo, Roòn); hệ thống bến bãi đỗ xe trong đô thị, góp phần giảm thiểu ách tắc giao thông, đáp ứng kịp thời tốc độ phát triển phương tiện giao thông đô thị trong giai đoạn mới.
89
- Thứ ba, về đường sắt: Tiếp tục đầu tư sửa chữa, nâng cấp, khai thác hiệu quả tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua tỉnh. Mở rộng, nâng cấp Ga Đồng Hới. Xây dựng trạm cảnh báo trên tất cả các tuyến đường ngang giao cắt với đường sắt; từng bước xây dựng cầu vượt đường sắt tại các điểm giao cắt với các trục giao thông chính, ưu tiên các vị trí giao cắt với Quốc lộ 12A. Phối hợp với Bộ GTVT nghiên cứu khả thi tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và tuyến đường sắt Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Giạ - Thà Khẹc - Viêng Chăn.
- Thứ tư, về đường biển, đường thủy nội địa: Tiếp tục khai thác có hiệu quả các cảng hiện có. Kêu gọi đầu tư xây dựng Cảng Hòn La giai đoạn 2; nâng cấp Cảng Gianh và một số cảng khác phục vụ các tuyến vận tải biển quốc tế và nội địa. Tăng cường xã hội hóa việc nạo vét thông luồng các cửa sông.
- Thứ năm, về đường hàng không: Đầu tư nâng cấp Cảng hàng không Đồng
Hới theo Quy hoạch chi tiết Cảng hàng không Đồng Hới giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định số 1491/QĐ-BGTVT ngày 11/7/2018.