ngân sách cấp tỉnh
Một là, hoạt động quản lý đầu tư XDCB trong lĩnh vực GTVT từ nguồn vốn
NSNN cần gắn với quá trình phát triển KT - XH của địa phương, do đó các mục tiêu, giải pháp đề ra phải được thực hiện kiên trì, kể cả trong hoạch định chính sách đến tổ chức triển khai thực hiện. Các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp phải quán triệt đầy đủ trách nhiệm và vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của mình, phải huy động được sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội.
Hai là, Đẩy mạnh công tác phổ biến các mô hình, điển hình có hiệu quả để
nhân rộng, noi theo trong phát triển KT - XH, đầu tư XDCB trong lĩnh vực GTVT, góp phần thực hiện các chiến lược phát triển KT - XH địa phương gắn với công tác xóa đói giảm nghèo và thực hiện chính sách an sinh xã hội.
43
Ba là, Các chính sách, chương trình hỗ trợ phải được tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời; thực hiện các chính sách cần phù hợp với từng địa bàn; cần đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, có chính sách đặc thù cho từng vùng khó khăn.
Bốn là, Nguồn lực Nhà nước giữ vai trò quyết định, cần được ưu tiên và bố
trí kịp thời để thực hiện các dự án đầu tư XDCB, trong đó có đầu tư XDCB trong lĩnh vực GTVT từ nguồn vốn NSNN. Đồng thời có cơ chế để huy động nguồn lực hỗ trợ từ cộng đồng, doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế và từ nhân dân trong thực hiện các mục tiêu đề ra; các chính sách và nguồn lực phải được công khai, minh bạch, hỗ trợ đúng đối tượng và hiệu quả.
Năm là, Thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin về các văn bản, chính sách liên quan để làm căn cứ xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể trên địa bàn và tổ chức triển khai một cách đồng bộ, hiệu quả; phân công trách nhiệm cụ thể cho các cấp, các ngành kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm trong chỉ đạo thực hiện.
Sáu là, Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các chính sách
và chương trình về đầu tư XDCB trong lĩnh vực GTVT cần được tổ chức thường xuyên, nhất là ở cơ sở. Qua đó, làm hạn chế các tiêu cực, lợi dụng chính sách, chương trình; đồng thời phát hiện những hạn chế, bất hợp lý để kiến nghị sửa đổi, bổ sung kịp thời.
44
Tiểu kết chương 1
QLNN đối với đầu tư XDCB trong lĩnh vực GTVT là hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật tác động đến đối tượng quản lý thuộc lĩnh vực đầu tư XDCB trong lĩnh vực GTVT từ nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh nhằm bảo đảm cho đầu tư XDCB đạt được mục tiêu quản lý đã đề ra.
Trong chương 1, luận văn đã khái quát hóa một số vấn đề lý luận về đầu tư, đầu tư XDCB và đầu tư XDCB trong lĩnh vực GTVT từ nguồn vốn NSNN. Nội dung cơ bản của QLNN đối với đầu tư XDCB trong lĩnh vực GTVT từ nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh gồm: Thể chế hóa hệ thống các văn bản QLNN đối với đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN cấp tỉnh; Tổ chức bộ máy QLNN về đầu tư XDCB trong lĩnh vực GTVT từ nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh; Lập và giao kế hoạch đầu tư XDCB trong lĩnh vực GTVT bằng nguồn vốn NSNN cấp tỉnh; Tổ chức thực hiện dự án đầu tư XDCB trong lĩnh vực GTVT bằng nguồn vốn NSNN cấp tỉnh; Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN.
Bên cạnh đó, trong chương 1, luận văn cũng khái quát sự cần thiết phải QLNN đối với đầu tư XDCB trong lĩnh vực GTVT từ nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh; Các nhân tố tác động đến quá trình QLNN đối với đầu tư XDCB trong lĩnh vực GTVT từ nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh; Đồng thời, nêu kinh nghiệm một số địa phương và gợi ý đối với tỉnh Quảng Bình trong QLNN đối với đầu tư XDCB trong lĩnh vực GTVT từ nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh
Kết quả nghiên cứu ở chương 1 là cơ sở lý luận để tác giả nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện QLNN đối với đầu tư XDCB trong lĩnh vực GTVT từ nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh tại tỉnh Quảng Bình.
45
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CƠ BẢN TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG VẬN TẢI TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH CẤP TỈNH TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh trong lĩnh vực giao thông vận