cảm thân thương,quen thuộc của ngôi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 1. Giáo viên: 1. Giáo viên:
- Đàn hoặc máy nghe nhạc.
2.Học sinh:
- Tập bài hát lớp 5 và sự chuẩn bị bài ở nhà. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HĐ của GV HĐ của HS
Nội dung 1:Ôn tập bài hát: Đất nước tươi đẹp sao
- HS hát Đất nước tươi đẹp sao kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc (lời 1 gõ đệm theo phách, lời 2 gõ đệm với 2 âm sắc).
- HS hát đối đáp, đồng ca kết hợp gõ đệm: Hát lời 2 tương tự.
- Trình bày bài hát theo nhóm, hát kết hơp gõ đệm và vận động theo nhạc.
Nội dung 2:Ôn tập bài hát: Em vẫn nhớ trường
HS thực hiên
HS trình bày 4-5 HS trình bày
xưa
- HS hát bài Em vẫn nhớ trường xưa kết hợp gõ đệm: đoạn 1 gõ đệm theo phách, đoạn 2 gõ với hai âm sắc. Thể hiện sắc thái vui tươi, tha thiết của bài hát.
- HS hát bằng cách hát có lĩnh xướng, đồng ca kết hợp có gõ đệm:
- HS hát kết hợp vận động theo nhạc.
- Trình bày bài hát theo nhóm, hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc.
Nội dung 3:Kể chuyện âm nhạc: Khúc nhạc
dưới trăng
- GV giới thiệu câu chuyện: Bét-tô-ven là nhạc sỹ thiên tài người đức, sinh năm 1770 và mất năm 1827. Ông được đánh giá là một trong những nhạc sỹ xuất sắc nhất trong lịch sử âm nhạc thế giới. Hôm nay các em nghe câu chuyện kể về hoàn cảnh ra đời bản Sô-nát ánh trăng, mọt trong những tác phẩm âm nhạc nổi tiếng của Béc-tô-ven.
- GV kể chuyện theo tranh minh hoạ. - Củng cố nội dung:
+ Vì sao Bét-tô-ven lại nghé vào thăm nhà người thợ giày?
Vì ông nghe thấy tiếng đàn dương cầm.
+ Tại sao Bét-tô-ven lại chơi đàn với sự xúc động mãnh liệt.
Vì ông nhận ra con gái người thợ giày bị mù.
+ Giai điệu bản Sô-nát ánh trăng xuất hiện khi Bét-tô-ven nhìn thấy những gì?
Ông nhìn thấy ánh trăng vàng, những ngôi sao lấp lánh trên nền trời, nóc nhà thờ cổ kính, hàng cây dương liễu...
- HS tập kể chuyện - Nghe nhạc minh hoạ.
+ HS nghe đoạn trích bản Sô-nát ánh trăng (1phút).
- Giáo dục thái độ:
+ Bét-tô-ven sáng tác nên bản nhạc nổi tiếng bởi vì ông có tấm lòng nhân ái, biết đồng cảm với người nghèo khó và ông biết cảm nhận, biết rung động trước vẻ đẹp thiên nhiên.
+ Động viên HS học tập âm nhạc và tìm nghe
HS thực hiện HS thực hiện 5-6 HS trình bày
HS theo dõi
HS nghe câu chuyện HS trả lời
HS nghe bản nhạc HS ghi nhớ
sáng tác của Béttôven.
Ngày soạn: 28/03/2021 Ngày dạy: 04/04/2022 Lớp 5A3
Tiết 29
ÔN TẬP TĐN SỐ 7, SỐ 8 NGHE NHẠC NGHE NHẠC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết đọc nhạc và ghép lời bài TĐN số 7, số 8, nghe một bài đơn ca hoặc trích đoạn nhạc không lời.
- Biết đọc nhạc và ghép lời ca kết hợp gõ đệm theo phách nhịp. - HS biết chia sẻ và giúp đỡ nhau.
- Giáo dục HS thêm yêu thích môn học qua cảm thụ âm nhạc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 1. Giáo viên: 1. Giáo viên:
- Đàn hoặc máy nghe nhạc.
2.Học sinh:
- Tập bài hát lớp 5 và sự chuẩn bị bài ở nhà.III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HĐ của GV HĐ của HS
Nội dung 1:Ôn tập TĐN số 7 (12’)
- Luyện tập cao độ:+ Đọc cao độ các nốt Đô-Rê-Mi- Pha-Son-La.
- Đọc nhạc, hát lời, kết hợp luyện tiết tấu: + Gõ lại tiết tấu TĐN số 7.
+ Nửa lớp đọc nhạc và hát lời, nữa lớp gõ tiết tấu. Đổi lại phần trình bày.
+ Nhóm, cá nhân trình bày.
- Đọc nhạc, hát lời, kết hợp gõ phách:
+ Nửa lớp đọc nhạc và hát lời, nửa lớp gõ phách. Đổi lại phần trình bày.
+ Cả lớp đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ phách. + Nhóm, cá nhân trình bày.
*Nội dung 2:Ôn tập TĐN số 8(12’)
- Luyện tập cao độ:+ Đọc cao độ các nốt Đô-Rê-Mi- Pha-Son-La-Si-Đố.
- Đọc nhạc, hát lời kết hợp luyện tiết tấu: + Đọc tiết tấu kết hợp gõ phách bài TĐN số 8.
+ Nửa lớp đọc nhạc và hát lời, nửa lớp gõ tiết tấu. Đổi lại phần trình bày. HS đọc cao độ 1-2 HS gõ tiết tấu HS thực hiện HS trình bày HS thực hiện HS trình bày HS đọc cao độ 1-2 HS gõ tiết tấu. HS thực hiện
+ Nhóm, cá nhân trình bày.
- Đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ phách:
+ Nửa lớp đọc nhạc và hát lời, nửa lớp gõ tiết tấu. Đổi lại phần trình bày.
+ Cả lớp đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ phách. + Nhóm, cá nhân trình bày.
*Nội dung 3:Nghe nhạc: Khi tóc thầy bạc trắng(10’)
- Giới thiệu bài hát: Bài Khi tóc thầy bạc trắng của nhạc sỹ Trần Đức là một trong số 50 ca khúc thiếu nhi hay nhất thế kỉ 20. Bài hát được nhiều người yêu thích bởi nó miêu tả chân thực về tấm lòng của những người thầy, về những bài học mà thầy cô đã đem đến cho bao nhiêu thế hệ hs.
- Nghe lần thứ nhất: GV mở băng, đĩa nhạc hoặc tự trình bày bài hát.
- Trao đổi về bài hát.
+ HS nói cảm nhận về bài hát.
+ HS nói về những hình ảnh đẹp trong bài hát. + HS diễn tả lại một nét nhạc.
- Nghe lần thứ hai: HS có thể nghe nhạc kết hợp với các hoạt động: hát hoà theo, vẽ tranh (đơn giản) diễn tả về bản nhạc, vận động theo nhạc, vận động theo nhạc như đu đưa, lắc lư, nhúm nhảy, múa, gõ nhịp...
HS trình bày HS thực hiện HS trình bày HS theo dõi HS nghe bài hát HS trả lời, thực hiện yêu cầu HS nghe kết hợp hoạt động
Ngày soạn: 28/03/2022 Ngày dạy: 04/04/2022 Lớp 5A3
Tiết 30: HỌC HÁT BÀI: DÀN ĐỒNG CA MÙA HẠ.
Lê Minh Châu
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết hát theo giai điệu, đúng lời ca.
- Biết gõ đệm theo phách, theo nhịp và sử dụng thanh phách để gõ đệm. - HS mạnh dạn hát trước lớp và hợp tác với nhau.
- Biết yêu mến thiên nhiên, tiếng ve gắn liền với lứa tuổi học trò.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 1. Giáo viên: 1. Giáo viên:
- Đàn hoặc máy nghe nhạc.
2.Học sinh:
- Tập bài hát lớp 5 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HĐ của GV HĐ của HS
Học hát: Dàn đồng ca mùa hạ
1. Giới thiệu bài hát:(3)’
- Từ bài hát của tác giả Nguyễn Minh Nguyên, nhạc sĩ Lê Minh Châu đã phổ thơ, tạo nên bài hát Dàn đồng
ca mùa hạ. Bài có nhịp điệu sôi nổi, vui tươi nhưng cũng rất tha thiết, trong sáng. Bài hát được bình chọn là một trong những ca khúc thiếu nhi hay nhất thế kỷ 20.
2. Đọc lời ca: (5’)
- HS đọc lời theo các phần sau:
Chẳng nhìn thấy ... màn xanh, lá dày. Tiếng ve ngân ... bao niềm tha thiết. Lời ve ngân ... nền mây biếc xanh. Dàn đồng ca ... ve ve ve.
- Bài Dàn đồng ca mùa hạ sử dụng một số kí hiệu âm nhạc: Dấu lặng đơn, dấu nối, dấu luyến và dấu viết nhạc 2 bè (đoạn kết). Tuy nhiên khi hát, chúng ta chỉ hát bè chính (bè cao).
3. Nghe hát mẫu(2’)
- Cho HS nghe bài hát qua băng đĩa nhạc. - HS nói cảm nhận ban đầu về bài hát.
4. Khởi động giọng (3’)
- Dịch giọng (-2) - GV đàn chuổi âm ngắn ở giọng Pha trưởng, HS nghe và đọc bằng âm La.
5. Tập hát từng câu: (12’)
- Đàn giai điệu câu một khoảng 2-3 lần. - Bắt nhịp (2-1) và đàn giai điệu để HS hát. - HS lấy hơi ở đầu câu hát.
- HS khá hát mẫu
- Cả lớp hát, GV lắng nghe để phát hiện chỗ sai rồi hướng dẫn HS sửa lại. GV hát mẫu những chỗ cần thiết.
- HS tập các câu tiếp theo tương tự. - HS hát nối các câu hát.
6. Hát cả bài. (5’)
- HS trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.
- HS tập hát đúng nhịp độ. Thể hiện đúng sắc thái vui tươi, trong sáng.
7. Củng cố, kiểm tra (5’)
- Bài hát có hình ảnh nào, âm thanh nào em thấy quen thuộc?
- Em thích câu hát nào, nét nhạc nào, hình ảnh nào trong bài hát?
- Trình bày bài hát theo nhóm, hát kết hợp gõ đệm theo nhịp. - HS học thuộc bài hát. 4 HS thực hiện HS ghi nhớ HS nghe bài hát 1-2 HS nói cảm nhận HS khởi động giọng HS lắng nghe HS hát hoà theo HS tập lấy hơi 1-2 HS thực hiện HS sửa chỗ sai HS tập câu tiếp HS thực hiện HS hát cả bài HS hát, gõ đệm HS thực hiện HS trả lời 4-5 HS xung phong HS ghi nhớ
- Cả lớp trình bày bài hát
8. Sử dụng thanh phách để gõ đệm bài TĐN số 8:
- GV hướng dẫn hs sử dụng thanh phách gõ đệm cho bài TĐN số 8.
HS hát, gõ đệm
- HS thực hiện theo hướng dẫn
Ngày soạn: 12/04/2022 Ngày dạy: 18/04/2022 Lớp 5A3
Tiết 31
ÔN TẬP BÀI HÁT: DÀN ĐỒNG CA MÙA HẠNGHE NHẠC NGHE NHẠC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: