MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của đại DỊCH COVID – 19 đến CHUỖI CUNG ỨNG NÔNG sản tại MIỀN NAM VIỆT NAM (Trang 29 - 36)

6. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI

2.4. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Mô hình chuỗi cung ứng được xây dựng với số lượng 50 khách hàng phân bố ngẫu nhiên trên bản đồ. Tất cả đều đặt hàng tại các DCs với tần suất 7 ngày/lần với thời gian giao hàng dự kiến từ 2 ngày. Nói cách khác, nếu đơn hàng được giao trong khung thời gian 2 ngày, đơn hàng đó được xem là đơn hàng giao đúng hạn và thỏa mãn nhu cầu cấp thiết của khách hàng. Ngược lại, đơn hàng sẽ bị xem là chậm trễ nếu được giao trong thời gian vượt quá số ngày nêu trên, điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả của biến số mức độ hài lòng dịch vụ ELT.

Nhu cầu của mỗi khách hàng được xác định biến thiên cho mỗi đơn đặt hàng. Nhu cầu phân bố ngẫu nhiên trong tổng lượng 50 khách hàng giả định, phù hợp với tính chất thực tế là nhu cầu không đồng nhất giữa các nhóm khách hàng. Nhóm quyết định cụ thể hóa nhu cầu của khách hàng là vì sự biến động nhu cầu đối với mặt hàng thiết yếu như nông sản là cực kỳ cao, đặc biệt trong bối cảnh có biến động xã hội, tâm lý con người luôn muốn tích trữ hơn là tiêu dùng. Do đó, nhóm quyết định giới hạn nhu cầu trong một phạm vi nhất định để phù hợp với quy mô của bài nghiên cứu.

Mục đích chính của nhóm là phát hiện ra các tác động của gián đoạn dưới góc nhìn thương mại, vì vậy, nhóm muốn loại bỏ các biến kém quan trọng, không liên quan đến kết quả mục tiêu mà nhóm hướng đến (biến thời gian xử lý - processing time, biến phương thức thanh toán - payment term, biến quy tắc đặt hàng - ordering rule…).

Các cơ sở thuộc chuỗi hoạt động với một vài chi phí cố định và không cố định gồm phí lưu kho hàng hóa, chi phí sơ chế nông sản thô.

Nhóm sử dụng khoảng thời gian dịch COVID - 19 diễn ra tại Việt Nam trong năm 2021, từ 1/1/2021 đến 31/12/2021.

Nhóm xem xét các rủi ro có thể xảy ra và tác động của chúng đến hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng mô phỏng

Rủi ro 1: tạm dừng khai thác nông sản thô tại các đơn vị cung cấp tại Bảo Lộc;

24

Rủi ro 2: tạm dừng sơ chế và phân loại ở các kho ngoại quan tại Bảo Lộc; Rủi ro 3: tình trạng thiếu hụt hàng hóa ở các DCs bắt đầu xảy ra;

Rủi ro 4: nhu cầu khách hàng tăng đột biến trong bối cảnh phong tỏa.

Khách hàng và tọa độ địa lý mỗi khách hàng

Hình 2.4.1: Xác định khách hàng và tọa độ khách hàng

Chuỗi cung ứng mô phỏng được nghiên cứu gồm 50 khách hàng, phân bố ngẫu nhiên trên bản đồ. Danh tính mỗi khách hàng được xác định dựa trên vị trí địa lí tại khu vực sinh sống.

Chu kỳ đặt hàng Lượng đặt hàng Xác định nhu cầu khách hàng Hình 2.4.2: Xác định nhu cu khách hàng 25

Nhóm tiến hành xác định nhu cầu của 50 đơn vị khách hàng trong chuỗi. Trong đó, chu kì đặt hàng của mỗi người được lặp lại sau mỗi 7 ngày với lưu lượng ngẫu nhiên, điều này phù hợp với thực tế nhu cầu của thị trường là vô cùng biến động và khó kiểm soát.

Các chi phí khác Chi phí phân xưởng Chi phí vận chuyển Phí vận hành phân xưởng Hình 2.4.3: Xác định chi phí

Tiếp theo, nhóm tiến hành xác định các khoảng chi phí trong quá trình hoạt động của chuỗi cung ứng mô phỏng. Danh sách các khoảng chi phí bao gồm chi phí vận chuyển (Carrying cost), chi phí vận hành phân xưởng (Facility cost) và các chi phí khác (Other costs).

Quản lý tồn kho

Hình 2.4.4: Xác định qun lý tn kho

26

Về phần quản lý hàng tồn kho, các DCs được thiết kế gồm lượng hàng tồn kho ban đầu xác định. Mỗi DC quản lý hàng tồn kho với chính sách Min – Max có hạn mức cho trước. Đối với 2 kho ngoại quan, vì tính chất là kho trung chuyển nên không có chức năng lưu trữ hàng hóa như 2 DCs còn lại.

Điểm khởi hành

Vận chuyển

Điểm đến

Hình 2.4.5: Xác định các yếu tliên quan vic quãng đường vn chuyn

Quãng đường vận chuyển hàng hóa từ thượng nguồn đến hạ nguồn chuỗi cung ứng trải qua 4 chặng. Chặng thứ nhất, nông sản được khai thác và vận chuyển từ nông trại đến kho ngoại quan tại Bảo Lộc. Tiếp theo, nông sản được vận chuyển với quãng đường nối liền từ Bảo Lộc đến Dĩ An trước khi được chuyển tiếp tới 2 DCs trong khu vực nội thành Hồ Chí Minh để đến tay khách hàng. Cả 4 chặng, phương tiện chuyên chở được sử dụng là xe tải với phương thức chở hàng LTL (less than truck load).

27

Tải trọng

Vận tốc trung

bình

Phương tiện vận chuyển

Hình 2.4.6: Xác định các yếu tliên quan việc phương tiện vn chuyn

Phương tiện vận chuyển được sử dụng trong chuỗi cung ứng mô phỏng là dòng xe với tải trọng 35 tấn, vận tốc di chuyển trung bình của xe là 50 km/h.

Giai đoạn nghiên cứu

Hình 2.4.7: Xác định giai đoạn nghiên cu

Giai đoạn nghiên cứu kéo dài từ đầu đến ngày cuối cùng của năm 2021, bao hàm cả thời gian dịch bệnh hoành hành trên thực tế.

Mặt hàng nghiên cứu

Hình 2.4.8: Xác định giai loi hàng nghiên cu

Nhóm lựa chọn sản phẩm đại diện để làm đối tượng nghiên cứu là bắp cải. Với tính chất và mục đích nghiên cứu, nhóm sử dụng một đối tượng duy nhất để quá trình tìm kiếm và xử lý thông tin nhanh gọn và dễ dàng hơn. Với các nghiên cứu có quy mô lớn hơn trong tương lai, các nhà nghiên cứu khác có thể cân nhắc thêm nhiều danh mục mặt hàng khác.

Chuỗi cung ứng giả định hoạt động khi không có các rủi ro gián đoạn

Hình 2.4.9: Xác định skin chui cungng hoạt động trong điều kiện bình thường

29

Chuỗi cung ứng hoạt động trong điều kiện gián đoạn

Hình 2.4.10: Xác định skin chui cungng hoạt động trong điều kin ri ro do Covid-19

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của đại DỊCH COVID – 19 đến CHUỖI CUNG ỨNG NÔNG sản tại MIỀN NAM VIỆT NAM (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w