Tăng cường cho chuỗi cung ứng

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của đại DỊCH COVID – 19 đến CHUỖI CUNG ỨNG NÔNG sản tại MIỀN NAM VIỆT NAM (Trang 44)

6. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI

4.2.3 Tăng cường cho chuỗi cung ứng

Cần phải sử dụng các cơ sở hậu cần như kho thu gom, trung tâm phân phối theo cách tối ưu nhất, đặc biệt là các phương tiện vận chuyển nông sản không nên trả về điểm khởi hành. Khái niệm về ''Trung tâm phân phối đô thị'' (Urban Distribution Center) có thể cho phép sử dụng năng lực tốt hơn với số lượng giao hàng hợp lý nhất bởi một hoặc nhiều xe. Nó cũng cải thiện hiệu quả của quá trình thu gom, vận chuyển. Ngoài ra, bảo vệ thực phẩm cần được đảm bảo bằng cách phối hợp các thành phần của chuỗi cung ứng. Các tổ chức tư nhân hoặc chính phủ cần đầu tư vào các trung tâm lưu trữ, thu gom. 4.2.4 Hỗ trợ, giải quyết khó khăn cho các cơ sở sản xuất nông sản

Trong bối cảnh của đại dịch, chính phủ cần ban hành các biện pháp phòng ngừa và các chương trình hỗ trợ, tài trợ cho nông dân và nông trại sản xuất về các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất như nguồn vốn, lao động... Triển khai chính sách cho phép các cơ sở, nông trại sản xuất nông sản được hoạt động trong bối cảnh giãn cách xã hội diễn ra. Chính phủ cũng nên thiết lập và vận hành các chiến lược cung cấp khẩn cấp để hỗ trợ sản xuất. Các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự bùng phát dịch bệnh phải được bảo vệ bởi các chương trình trợ cấp đầu vào tạm thời. Hỗ trợ kịp thời là điều cần thiết cho việc sản xuất nông sản. Tạo điều kiện cho việc di chuyển giữa các tỉnh là rất quan trọng bởi các hạn chế về đi lại và đóng cửa của các tỉnh thành có ảnh hưởng tiêu cực mạnh mẽ đến nguồn cung lao động nông nghiệp.

4.2.5. Gia tăng dự trữ, đa dạng hóa nguồn cung

Dự đoán sản lượng nhanh chóng và xác định dự trữ lương thực quốc gia cần phải được thực hiện để xác định tình trạng thiếu hụt hoặc thặng dư có thể xảy ra, đặc biệt là do cấm nhập khẩu, cũng như là khó khăn trong việc không thể sản xuất tại các nguồn nông sản hoặc không thể di chuyển nguồn nông sản đến nơi tiêu thụ, xem xét quản lý

38

tốt hơn nguồn dự trữ lương thực ở các vùng khác nhau nhằm đa dạng hóa nguồn cung nông sản, đảm bảo nguồn cung cấp ổn định cho chuỗi cung ứng nông sản. Nếu một doanh nghiệp bán nhiều hơn một sản phẩm nông sản và khách hàng thể hiện sự sẵn lòng để chuyển đổi giữa các sản phẩm, sau đó doanh nghiệp có thể giảm bớt nguồn cung đang bị gián đoạn bằng cách khiến khách hàng chuyển từ sản phẩm bị hạn chế về nguồn cung cấp thành một sản phẩm không bị ràng buộc.

4.4 Hạn chế

Như với bất kỳ nghiên cứu khoa học nào, vẫn còn một số hạn chế tồn tại trong bài nghiên cứu của nhóm. Thứ nhất, các hạn chế trong nghiên cứu của nhóm có liên quan đến các giả định mô hình hóa được nêu trong nghiên cứu. Nghiên cứu của nhóm cũng có giới hạn điển hình của tất cả các nghiên cứu mô phỏng, nghĩa là, chỉ có thể nghiên cứu theo ngữ cảnh cụ thể, khó bắt nhịp với sự thay đổi đa dạng trên thực tế. Thứ hai, nhóm không xem xét các biến thể nhu cầu trong mỗi giai đoạn này để tránh sự ngẫu nhiên và không cần thiết, điều này ảnh hưởng đến kết quả đầu ra, có thể làm sai lệch nó và khiến các lời giải thích trở nên thiếu chính xác. Thứ ba, nhóm giả định cấu trúc chuỗi cung ứng không thay đổi cả trong và sau đại dịch, điều rất khó xảy ra trong thực tế. Thứ tư, quy mô nghiên cứu của nhóm còn nhỏ, đang bị bó hẹp tại phạm vi chuỗi nông sản tại TP Hồ Chí Minh. Thứ năm là sự phức tạp về mặt kỹ thuật khi vận hành phần mềm Anylogistix để mô phỏng chuỗi cung ứng và các tình huống giả định làm gián gián đoạn chuỗi cung ứng vì thế nhóm đã tinh chỉnh và làm ngắn gọn hơn để có thể có những hiểu biết sâu sắc hơn về mặt quản lý. Thứ sáu, các chi tiết của bài báo cáo này thiếu một số chi tiết do việc thiếu các thông tin, dữ liệu cần thiết tại thời điểm viết bài báo cáo này.

4.4 Đề xuất nghiên cứu

Những hạn chế nêu trên gợi ý các hướng cho nghiên cứu trong tương lai. Ví dụ, nghiên cứu trong tương lai có thể khám phá các chuỗi cung ứng trong đó một số thành phần hoàn toàn biến mất khỏi chuỗi (ví dụ: vì nhà cung cấp phá sản). Vì nhóm xem xét một trường hợp với hai DCs và một cơ sở sản xuất, những thay đổi trong cấu trúc chuỗi cung ứng không thể được áp dụng cho môi trường thử nghiệm nghiên cứu của nhóm. Bên cạnh đó, các chính sách kiểm soát sản xuất và tồn kho khác có thể được nghiên cứu. Những nỗ lực hơn nữa theo những hướng này có thể nâng cao hiểu biết của chúng ta về việc quản lý hiệu quả các siêu gián đoạn trong chuỗi cung ứng do đại dịch. Cuối cùng, các nghiên cứu tương lai có thể mở rộng ra với nhiều nguồn cung hơn để kết quả nghiên

39

cứu sát với thực tế hơn, địa bàn nghiên cứu có thể mở rộng sang khu vực lớn hơn, có thể là cả quốc gia hoặc khu vực quốc tế. Từ chuỗi cung ứng nông sản, ta có thể nghiên cứu các chuỗi cung ứng khác cần thiết trong các gián đoạn có mức độ ảnh hưởng tương tự như đại dịch COVID-19 có thể là đại dịch khác, thiên tai...

40

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Aboah, J., Wilson, M. M., Bicknell, K., & Rich, K. M. (2021). Identifying the precursors of vulnerability in agricultural value chains: A system dynamics approach. International Journal of Production Research, 59(3), 683-701. [2] Aday, S., & Aday, M. (2020). Impact of COVID-19 on the food supply chain. Food Quality and Safety, 4(4), 167-180.

[3] Altay, N., & Pal, R. (2014). Information diffusion among agents: Implications for humanitarian operations. Production and Operations Management, 23(6), 1015-1027.

[4] Barman, A., Das, R., & De, P. K. (2021). Impact of COVID-19 in food supply chain: Disruptions and recovery strategy. Current Research in Behavioral Sciences, 2, 100017. [5] Brian Tomlin & Yimin (2011). Operational Strategies for Managin Supply Chain Disruption Risk

[6] Chen, J., Sohal, A. S., & Prajogo, D. I. (2013). Supply chain operational risk mitigation: a collaborative approach. International Journal of Production Research, 51(7), 2186-2199.

[7] Chen, W. (2013, July). Location of logistics center planning of Changzhutan based on center-of-gravity method. In International Conference on Computer, Networks and Communication Engineering (ICCNCE 2013) (pp. 703-705). Atlantis Press.

[8] Choi, T. M., Wen, X., Sun, X., & Chung, S. H. (2019). The mean-variance approach for global supply chain risk analysis with air logistics in the blockchain technology era. Transportation Research Part E: Logistics and Transportation Review, 127, 178-191.

[9] Chou, J., Kuo, N. F., & Peng, S. L. (2004). Potential impacts of the SARS outbreak on Taiwan's economy. Asian Economic Papers, 3(1), 84-99.

[10] Dolgui, A., Ivanov, D., & Sokolov, B. (2017). Ripple effect in the supply chain: an analysis and recent literature. International Journal of Production Research

[11] Fattahi, M., Govindan, K., & Keyvanshokooh, E. (2017). Responsive and resilient supply chain network design under operational and disruption risks with delivery lead-

41

time sensitive customers. Transportation research part E: Logistics and transportation review, 101, 176-200.

[12] Govindan, K., Fattahi, M., & Keyvanshokooh, E. (2017). Supply chain network design under uncertainty: A comprehensive review and future research directions. European Journal of Operational Research, 263(1), 108-141.

[13] Hiền, T. N. T., & Mai, N. Q. (2022). Vận dụng phương pháp DEMATEL đánh giá rủi ro COVID-19 tới chuỗi cung ứng thực phẩm tại Việt Nam. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH-KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH, 17(1), 54-64.

[14] Ivanov, D. (2020). Predicting the impacts of epidemic outbreaks on global supply chains: A simulation-based analysis on the coronavirus outbreak (COVID-19/SARS-CoV-2) case. Transportation Research Part E: Logistics and Transportation Review, 136, 101922.

[15] Ivanov, D. (2021). Exiting the COVID-19 pandemic: after-shock risks and avoidance of disruption tails in supply chains. Annals of Operations Research, 1-18.

[16] Singh, S., Kumar, R., Panchal, R., & Tiwari, M. K. (2021). Impact of COVID-19 on logistics systems and disruptions in food supply chain. International Journal of Production Research, 59(7), 1993-2008.Impact of COVID-19 on logistics systems and disruptions in the food supply chain. [17]Tran, D. (2020).The impact of COVID 19: Breaking the supply chain of agricultural products and solutions to restructure the market. Retrieved January 15, 2021, from ttps://vaas.vn/tieu-diem-binh-luan/tac-dong-cua- COVID-19-dut-gay-chuoi-cung-ung-nong-san-va-giai-phap-tai-co-cau.

42

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của đại DỊCH COVID – 19 đến CHUỖI CUNG ỨNG NÔNG sản tại MIỀN NAM VIỆT NAM (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w