THẢO LUẬN KẾT QUẢ

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của đại DỊCH COVID – 19 đến CHUỖI CUNG ỨNG NÔNG sản tại MIỀN NAM VIỆT NAM (Trang 40)

6. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI

3.2. THẢO LUẬN KẾT QUẢ

3.2.1 Các chỉ số tài chính

Căn cứ vào kết quả mà ứng dụng anyLogistix trả về, sự thay đổi dễ nhận thấy nhất trong hiệu suất hoạt động của chuỗi cung ứng hàng hóa mô phỏng là các chỉ số tài chính. Trong hai kịch bản đã đề cập , nếu trong điều kiện hoạt động bình thường, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp lần lượt đạt ngưỡng 366,032,771.703 và 251,776,531.816. Đối với kịch bản còn lại, hai chỉ số này chỉ dừng lại ở mức

161,157,716.352 và 89,127.707.

Các chi phí phân xưởng, chi phí vận tải có xu hướng giảm trong quá trình hoạt động dưới tác động xấu từ các yếu tố rủi ro. Trong đó, chi phí phân xưởng đi xuống từ 53,874,765.999 còn 39,466,269.999 và phí vận tải trong suốt giai đoạn năm 2021 giảm từ 37,380,351.768 còn 16,441,011.572. Hai loại chi phí này giảm đi dẫn đến tổng chi phí doanh nghiệp bỏ ra cũng giảm đi 43036651.24 đơn vị, từ 114,256,239.887 còn 71,219,588.645. Chi phí giảm có thể dễ hiểu là do sự tạm ngưng hoạt động của các cơ sở trong chuỗi vì chính sách phong tỏa, thiếu hụt nguồn cung, thiếu hụt lao động…

34

3.2.2 Các chỉ số mức độ dịch vụ

Trong điều kiện thông thường, mức độ dịch vụ trên sản phẩm đạt giá trị 0.764. Tỷ lệ này có thể tạm xem là thỏa mãn gần 80% nhu cầu nhận hàng đúng lúc của 50 khách hàng trên mẫu nghiên cứu.

Các rủi ro xảy ra đã làm chỉ tiêu này giảm sút nặng nề, với khoảng 0.024 tức khoảng 24% khách hàng nhận được nông sản trong 2 ngày như dự kiến. Điều này dễ hiểu bởi các nguyên do thiếu hụt nguồn cung, đóng cửa cơ sở và nhu cầu gia tăng 50% so với thông thường.

3.1.3 Các chỉ số dự trữ và kiểm kê

Lượng dự trữ hàng hóa trong các trung tâm phân phối DC Thủ Đức tại thành phố Hồ Chí Minh giảm sút rõ rệt, từ 7,057 xuống còn chỉ 3,411 vì giai đoạn từ tháng 4 trở đi, dịch bệnh đã gây ra sự mất thăng bằng trong sự hoạt động hiệu quả của cơ sở này.

Ngược lại, tỷ trọng dự trữ tại Hóc Môn tăng nhẹ từ 2,579 đến 3,500 vì một lượng hàng hóa được chuyển sang DC này do sự đóng cửa đột ngột của DC Thủ Đức.

Khối lượng hàng hóa tồn kho trong tay của chuỗi tăng lên 2725 đơn vị, tuy nhu cầu trong giai đoạn nửa sau năm 2021 có tăng tuy nhiên, với sự không đáp ứng kịp thời nhu cầu vì các DC bị gián đoạn hoạt động nên vẫn không đủ để giải quyết toàn bộ số hàng tổn này.

3.1.4 Các chỉ số về nhu cầu và mức độ thõa mãn nhu cầu

Nhu cầu đặt hàng của 50 đơn vị khách hàng và tỷ trọng hàng hóa được giao thành công tăng mạnh trong thời gian diễn ra các gián đoạn. Trong điều kiện xã hội thông thường, tổng lượng nhu cầu chỉ đạt mức 468,936 với 358,461 đơn vị khối lượng được giao đến tay người tiêu dùng đúng hạn. Trong điều kiện xấu đi của dịch bệnh với các rủi ro xuất hiện, nhu cầu chạm ngưỡng 703,404 đơn vị khối lượng nhưng đáng tiếc, lượng giao hàng đúng hạn 2 ngày chỉ đạt 157,824 đơn vị. Các chính sách phong tỏa cũng như sự gián đoạn trong quá trình hoạt động của các phân xưởng có thể giải thích cho tình trạng này của chuỗi.

35

CHƯƠNG 4: KẾT LUN VÀ GII PHÁP 4.1 KT LUN

Thứ nhất, nhóm nhắm đến việc nêu rõ các đặc điểm cụ thể làm cho dịch bệnh bùng phát như một loại rủi ro chuỗi cung ứng duy nhất. Kết quả nghiên cứu của nhóm cho thấy các đợt bùng phát dịch đại diện cho một trường hợp gián đoạn chuỗi cung ứng cụ thể. Loại rủi ro chuỗi cung ứng này đặc trưng bởi sự tồn tại gián đoạn trong thời gian dài và khả năng mở rộng không thể đoán trước, sự lan truyền gián đoạn đồng thời (tức hiệu ứng gợn sóng) kéo theo đó là sự gián đoạn đồng thời trong cung, cầu và hậu cần cơ sở hạ tầng. Không giống như các nguy cơ gián đoạn khác, tuy dịch bắt đầu với quy mô nhỏ nhưng tốc độ lây lan nhanh và phân tán trên nhiều vùng địa lý, tạo ra nhiều ẩn số nên khó xác định đầy đủ tác động của dịch đối với chuỗi cung ứng và các biện pháp ứng phó phù hợp. Nhìn chung, các đợt bùng phát dịch bệnh tạo ra nhiều bất ổn và các công ty cần có một khuôn khổ hướng dẫn trong việc phát triển các kế hoạch chống đại dịch cho chuỗi cung ứng của họ.

Thứ hai, mục tiêu của nhóm là áp dụng phương pháp phân tích dựa trên mô phỏng để dự đoán, phân tích, kiểm tra tác động của COVID-19 đối với chuỗi cung ứng bằng phần mềm mô phỏng và tối ưu hóa anyLogistix để tiến hành khám phá đối tượng nghiên cứu của mình. Đây là công cụ phần mềm để mô phỏng các hành vi chuỗi cung ứng dưới tác động của rủi ro, anyLogistix đã được chứng minh là một công cụ rất thành công được sử dụng trong phân tích rủi ro chuỗi cung ứng và khả năng phục hồi. Dựa trên mô phỏng sự kiện rời rạc của AnyLogic cũng đã được áp dụng thành công cho phân tích rủi ro và khả năng phục hồi chuỗi cung ứng, anyLogistix cung cấp sự kết hợp giữa mô phỏng, tối ưu hóa (CPLEX) và hình ảnh hóa hiệu suất của chuỗi cung ứng tạo thành một tập hợp đầy đủ các công nghệ để xây dựng bộ đôi chuỗi cung ứng kỹ thuật số. Theo đó, dựa trên phân tích trên phần mềm ALT, phân tích của nhóm đưa ra khả năng dự đoán cả tác động ngắn hạn và dài hạn của các đợt bùng phát dịch đối với các chuỗi cung ứng nông sản và phát hiện ra các kịch bản về hiệu suất chuỗi cung ứng bị giảm khi bùng dịch. Từ đó cho phép xác định, đánh giá sự thành công hay thất bại của các chính sách chuẩn bị, giảm thiểu và phục hồi rủi ro trong trường hợp bùng phát dịch. Các kết quả của nghiên cứu này có thể được các nhà ra quyết định sử dụng để dự đoán các tác động

36

lâu dài của việc bùng phát dịch đối với chuỗi cung ứng nông sản hoặc áp dụng để nghiên cứu về một chuỗi cung ứng khác.

Thứ ba, đóng góp của nghiên cứu này chủ yếu nằm ở việc mô tả các biện pháp cụ thể được thực hiện trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát cũng như kết quả ban đầu dưới dạng những thay đổi về doanh thu và các chỉ số tài chính, tiêu dùng quan trọng khác trong chuỗi cung ứng. Các phát hiện chỉ ra rằng tác động của các yếu tố rủi ro là rất đáng kể.

Thứ tư, trong thời kỳ đại dịch, việc tiếp tục lưu chuyển nguồn cung thực phẩm nói chung và nông sản nói riêng là vấn đề tiên quyết đối với việc sinh tồn của con người, là yếu tố sống còn để ngăn chặn khủng hoảng lương thực và giảm tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Mặc dù không có vấn đề lớn nào được ghi nhận trong chuỗi cung ứng nông sản cho đến nay, nhưng việc đối mặt với một tương lai không chắc chắn khi mà các sự kiện có ảnh hưởng to lớn như đại dịch COVID-19 hoàn toàn có thể xảy ra là cơ sở để nghiên cứu thể hiện sự hiệu quả của mình. Do đó, phải nhận thức được mức độ nghiêm trọng của tình hình và đôi khi nên thắt chặt hoặc nới lỏng các biện pháp ban hành của Chính phủ tùy theo khả năng lây lan của đại dịch. Các thành phần trong chuỗi cung ứng cũng phải đủ linh hoạt để đối phó với những thách thức do khó khăn của đại dịch.

4.2 GIẢI PHÁP

4.2.1 Giải quyết các khó khăn về di chuyển (con người, phương tiện) do các chính sách hạn chế đi lại. chính sách hạn chế đi lại.

Cần tìm ra những tuyến đường vận chuyển nào bị chặn, các nhà cung ứng nông sản có thể sử dụng một phương thức vận chuyển khẩn cấp nếu như phương thức vận chuyển tiêu chuẩn của họ bị gián đoạn, tìm kiếm các lựa chọn thay thế tiềm năng và có biện pháp dự phòng trường hợp nguồn cung gián đoạn do lao động không thể làm việc vì các hạn chế nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Có các kế hoạch dự phòng sẽ giúp có được lực lượng lao động đầy đủ đáp ứng cho các rủi ro có thể xảy ra nếu người lao động bị bệnh hoặc do các lệnh giãn cách tại địa phương. Đây sẽ là một cơ sở để đảm bảo lực lượng lao động cho hoạt động sản xuất nông sản.

4.2.2 Quản lý sự tăng vọt nhu cầu

Những thay đổi theo nhu cầu là một yếu tố khác ảnh hưởng đến hiệu suất chuỗi cung ứng. Do đó, nhu cầu nên được xác định bởi các dự báo và mô phỏng. Đặc biệt, các sản phẩm cần thiết cho cuộc sống hàng ngày, như các mặt hàng nông sản sẽ có nhu cầu

37

tăng vọt khi bắt đầu khủng hoảng. Tuy nhiên, bản chất dễ hỏng của các sản phẩm nông sản khiến chúng ta phải có kế hoạch vận chuyển tốt trong chuỗi cung ứng. Do đó, các mô hình thống kê có thể được sử dụng bởi nhà sản xuất để đề xuất quyết định tối ưu nhằm giải quyết sự gián đoạn cung và cầu do bùng phát Covid-19. Nhờ đó, sản xuất, chế biến và phân phối có thể được điều chỉnh bằng cách sử dụng kết quả đó. Ngoài ra, ta có thể tác động đến nhu cầu để phù hợp hơn với nguồn cung thực tế bằng cách ví dụ, điều chỉnh giá hoặc đưa ra các ưu đãi để khuyến khích khách hàng mua các sản phẩm ít bị hạn chế về nguồn cung hơn.

4.2.3 Tăng cường cho chuỗi cung ứng

Cần phải sử dụng các cơ sở hậu cần như kho thu gom, trung tâm phân phối theo cách tối ưu nhất, đặc biệt là các phương tiện vận chuyển nông sản không nên trả về điểm khởi hành. Khái niệm về ''Trung tâm phân phối đô thị'' (Urban Distribution Center) có thể cho phép sử dụng năng lực tốt hơn với số lượng giao hàng hợp lý nhất bởi một hoặc nhiều xe. Nó cũng cải thiện hiệu quả của quá trình thu gom, vận chuyển. Ngoài ra, bảo vệ thực phẩm cần được đảm bảo bằng cách phối hợp các thành phần của chuỗi cung ứng. Các tổ chức tư nhân hoặc chính phủ cần đầu tư vào các trung tâm lưu trữ, thu gom. 4.2.4 Hỗ trợ, giải quyết khó khăn cho các cơ sở sản xuất nông sản

Trong bối cảnh của đại dịch, chính phủ cần ban hành các biện pháp phòng ngừa và các chương trình hỗ trợ, tài trợ cho nông dân và nông trại sản xuất về các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất như nguồn vốn, lao động... Triển khai chính sách cho phép các cơ sở, nông trại sản xuất nông sản được hoạt động trong bối cảnh giãn cách xã hội diễn ra. Chính phủ cũng nên thiết lập và vận hành các chiến lược cung cấp khẩn cấp để hỗ trợ sản xuất. Các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự bùng phát dịch bệnh phải được bảo vệ bởi các chương trình trợ cấp đầu vào tạm thời. Hỗ trợ kịp thời là điều cần thiết cho việc sản xuất nông sản. Tạo điều kiện cho việc di chuyển giữa các tỉnh là rất quan trọng bởi các hạn chế về đi lại và đóng cửa của các tỉnh thành có ảnh hưởng tiêu cực mạnh mẽ đến nguồn cung lao động nông nghiệp.

4.2.5. Gia tăng dự trữ, đa dạng hóa nguồn cung

Dự đoán sản lượng nhanh chóng và xác định dự trữ lương thực quốc gia cần phải được thực hiện để xác định tình trạng thiếu hụt hoặc thặng dư có thể xảy ra, đặc biệt là do cấm nhập khẩu, cũng như là khó khăn trong việc không thể sản xuất tại các nguồn nông sản hoặc không thể di chuyển nguồn nông sản đến nơi tiêu thụ, xem xét quản lý

38

tốt hơn nguồn dự trữ lương thực ở các vùng khác nhau nhằm đa dạng hóa nguồn cung nông sản, đảm bảo nguồn cung cấp ổn định cho chuỗi cung ứng nông sản. Nếu một doanh nghiệp bán nhiều hơn một sản phẩm nông sản và khách hàng thể hiện sự sẵn lòng để chuyển đổi giữa các sản phẩm, sau đó doanh nghiệp có thể giảm bớt nguồn cung đang bị gián đoạn bằng cách khiến khách hàng chuyển từ sản phẩm bị hạn chế về nguồn cung cấp thành một sản phẩm không bị ràng buộc.

4.4 Hạn chế

Như với bất kỳ nghiên cứu khoa học nào, vẫn còn một số hạn chế tồn tại trong bài nghiên cứu của nhóm. Thứ nhất, các hạn chế trong nghiên cứu của nhóm có liên quan đến các giả định mô hình hóa được nêu trong nghiên cứu. Nghiên cứu của nhóm cũng có giới hạn điển hình của tất cả các nghiên cứu mô phỏng, nghĩa là, chỉ có thể nghiên cứu theo ngữ cảnh cụ thể, khó bắt nhịp với sự thay đổi đa dạng trên thực tế. Thứ hai, nhóm không xem xét các biến thể nhu cầu trong mỗi giai đoạn này để tránh sự ngẫu nhiên và không cần thiết, điều này ảnh hưởng đến kết quả đầu ra, có thể làm sai lệch nó và khiến các lời giải thích trở nên thiếu chính xác. Thứ ba, nhóm giả định cấu trúc chuỗi cung ứng không thay đổi cả trong và sau đại dịch, điều rất khó xảy ra trong thực tế. Thứ tư, quy mô nghiên cứu của nhóm còn nhỏ, đang bị bó hẹp tại phạm vi chuỗi nông sản tại TP Hồ Chí Minh. Thứ năm là sự phức tạp về mặt kỹ thuật khi vận hành phần mềm Anylogistix để mô phỏng chuỗi cung ứng và các tình huống giả định làm gián gián đoạn chuỗi cung ứng vì thế nhóm đã tinh chỉnh và làm ngắn gọn hơn để có thể có những hiểu biết sâu sắc hơn về mặt quản lý. Thứ sáu, các chi tiết của bài báo cáo này thiếu một số chi tiết do việc thiếu các thông tin, dữ liệu cần thiết tại thời điểm viết bài báo cáo này.

4.4 Đề xuất nghiên cứu

Những hạn chế nêu trên gợi ý các hướng cho nghiên cứu trong tương lai. Ví dụ, nghiên cứu trong tương lai có thể khám phá các chuỗi cung ứng trong đó một số thành phần hoàn toàn biến mất khỏi chuỗi (ví dụ: vì nhà cung cấp phá sản). Vì nhóm xem xét một trường hợp với hai DCs và một cơ sở sản xuất, những thay đổi trong cấu trúc chuỗi cung ứng không thể được áp dụng cho môi trường thử nghiệm nghiên cứu của nhóm. Bên cạnh đó, các chính sách kiểm soát sản xuất và tồn kho khác có thể được nghiên cứu. Những nỗ lực hơn nữa theo những hướng này có thể nâng cao hiểu biết của chúng ta về việc quản lý hiệu quả các siêu gián đoạn trong chuỗi cung ứng do đại dịch. Cuối cùng, các nghiên cứu tương lai có thể mở rộng ra với nhiều nguồn cung hơn để kết quả nghiên

39

cứu sát với thực tế hơn, địa bàn nghiên cứu có thể mở rộng sang khu vực lớn hơn, có thể là cả quốc gia hoặc khu vực quốc tế. Từ chuỗi cung ứng nông sản, ta có thể nghiên cứu các chuỗi cung ứng khác cần thiết trong các gián đoạn có mức độ ảnh hưởng tương tự như đại dịch COVID-19 có thể là đại dịch khác, thiên tai...

40

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Aboah, J., Wilson, M. M., Bicknell, K., & Rich, K. M. (2021). Identifying the precursors of vulnerability in agricultural value chains: A system dynamics approach. International Journal of Production Research, 59(3), 683-701. [2] Aday, S., & Aday, M. (2020). Impact of COVID-19 on the food supply chain. Food Quality and Safety, 4(4), 167-180.

[3] Altay, N., & Pal, R. (2014). Information diffusion among agents: Implications for humanitarian operations. Production and Operations Management, 23(6), 1015-1027.

[4] Barman, A., Das, R., & De, P. K. (2021). Impact of COVID-19 in food supply chain: Disruptions and recovery strategy. Current Research in Behavioral Sciences, 2, 100017. [5] Brian Tomlin & Yimin (2011). Operational Strategies for Managin Supply Chain Disruption Risk

[6] Chen, J., Sohal, A. S., & Prajogo, D. I. (2013). Supply chain operational risk mitigation: a collaborative approach. International Journal of Production Research, 51(7), 2186-2199.

[7] Chen, W. (2013, July). Location of logistics center planning of Changzhutan based on center-of-gravity method. In International Conference on Computer, Networks and Communication Engineering (ICCNCE 2013) (pp. 703-705). Atlantis Press.

[8] Choi, T. M., Wen, X., Sun, X., & Chung, S. H. (2019). The mean-variance approach

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của đại DỊCH COVID – 19 đến CHUỖI CUNG ỨNG NÔNG sản tại MIỀN NAM VIỆT NAM (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w