Xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. (Trang 28 - 29)

các dân tộc thiểu số

1.2.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách bảo tồn và phát triểnvăn hóa các dân tộc thiểu số văn hóa các dân tộc thiểu số

Việc xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số là căn cứ định hướng để các cơ quan nhà nước chủ động tiến hành các hoạt động đưa chính sách này đi vào đời sống thực tiễn xã hội. Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách về lĩnh vực văn hóa u cầu phải cụ thể, chi tiết và rõ ràng.

- Kế hoạch về chương trình tổ chức, điều hành đối với cơ quan, tổ chức tham gia, đội ngũ cán bộ đối với chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các DTTS, thường là gồm có: Bảng phân cơng nhiệm vụ của từng cơ quan: cơ quan chủ trì đầu mối, cơ quan thực hiện, các bên phối hợp thực hiện chính sách này; Bảng phần hành nhiệm vụ, công việc gắn với trách nhiệm của từng cơ quan, của cán bộ quản lý và công chức, viên chức thực hiện; Cơ chế tác động giữa các cấp trong thực hiện chính sách này.

Yêu cầu của việc xây dựng kế hoạch về chương trình tổ chức, điều hành chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số địi hỏi là phải tránh tình trạng chồng chéo hay trùng lặp nhiệm vụ hoặc tình trạng bỏ sót nhiệm vụ.

- Kế hoạch về các nguồn lực thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các DTTS: Dự kiến quy mô, chất lượng và cơ cấu đội ngũ nhân sự theo yêu cầu thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa; Dự kiến tài chính ngân sách, trang thiết bị, cơ sở vật chất, phương tiện, kỹ thuật,... Yêu cầu việc

28 28

dự kiến kế hoạch bố trí phải đủ nguồn lực để các chủ thể chính sách triển khai kế hoạch hành động có tính khả thi.

- Xác định khung tiến độ phân kỳ thời gian hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể để đạt đến mục tiêu cuối cùng của chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa: thời gian của bước tuyên truyền phổ biến; thời gian tổ chức triển khai thực hiện chính sách và duy trì, điều chỉnh chính sách này; thời gian sơ kết và tổng kết đánh giá chính sách. Việc dự kiến thời gian các nhóm nhiệm vụ phải thực hiện gắn với các mục tiêu cụ thể phải hoàn thành; và phải phù hợp với đề án/ chương trình hành động của chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa.

- Dự kiến kế hoạch kiểm tra giám sát tiến độ thực thi chính sách này ở từng phần cơng việc theo thời gian đã xác định. Dự kiến cả về các phương pháp sử dụng và hình thức kiểm tra giám sát thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa.

- Xây dựng quy chế thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa: quy chế về tổ chức hoạt động điều hành chính sách này; quy chế làm việc của các cơ quan nhà nước quản lý điều hành chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa; quy chế về khen thưởng, kỷ luật trong thực hiện chính sách...

Việc xét duyệt kế hoạch chương trình thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa do thẩm quyền của người lãnh đạo cùng cấp quyết định. Sau khi kế hoạch thực hiện chính sách này được duyệt sẽ có giá trị pháp lý cùng hiệu lực thi hành.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. (Trang 28 - 29)