Tác động của yếu tố kinh tế

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. (Trang 42 - 44)

Sự ổn định và phát triển về kinh tế tác động nhất định đến nhận thức của con người. Một trong những đặc điểm kinh tế ở các vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam, đó là gắn liền với những địa bàn có nguồn tài nguyên đất, rừng, khống sản… giàu có, nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế; tuy nhiên do sự phát triển chậm, gặp nhiều khó khăn vì sự biệt lập, khó khăn về giao thơng, địa hình. Phần lớn các DTTS ở nước ta cư trú trên địa bàn rộng lớn, ở khu vực miền núi, biên giới có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phịng và môi trường sinh thái.

Từ đặc điểm nói trên, nên chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các DTTS của Nhà nước ta được xây dựng khơng chỉ đơn thuần vì lợi ích của các DTTS, mà cịn vì lợi ích chung của quốc gia và ln tính tới các yếu tố về

42 42

chính trị, an ninh, quốc phịng, kinh tế, văn hố, xã hội, mơi trường. Nói cách khác, chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các DTTS của Nhà nước ta được thiết kế trên cơ sở hài hịa hóa và cân bằng giữa lợi ích các dân tộc trong mối quan hệ bảo đảm lợi ích chủ quyền quốc gia gắn liền bảo đảm ổn định chính trị, an ninh, quốc phịng...

Ngày nay, bên cạnh tác động của điều kiện tự nhiên, xu hướng phát triển công nghệ thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đang ảnh hưởng mạnh mẽ tới nhiều ngành nghề và lĩnh vực, đồng bào DTTS và miền núi nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa, nằm trong nhóm có thu nhập thấp chiếm số đơng... Điều này làm gia tăng sự chênh lệch khoảng cách giàu nghèo giữa các khu vực. Phải vậy, Việt Nam là quốc gia có 54 dân tộc, trong đó có 53 DTTS. Tính đến 01/7/2015, tổng dân số của 53 DTTS tại Việt Nam khoảng 13.4 triệu người (chiếm 14,6% dân số cả nước). Các DTTS cư trú trên một địa bàn trải rộng (3/4 diện tích đất liền của cả nước) khắp các vùng miền Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Đơng Nam Bộ… đồng bào các DTTS có bộ phận sống đan xen nhiều dân tộc cùng cộng cư trên một địa bàn, nhưng chủ yếu sống ở vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, có vị trí chiến lược về chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, chương trình, dự án cụ thể nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào DTTS, đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, từng bước hoà nhập vào sự phát triển chung của đất nước.

Vì vậy, để đảm bảo tính bền vững trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa nói chung và các di sản văn hóa tạo nên bản sắc của các DTTS nói riêng, u cầu địi hỏi chính sách phát triển các DTTS cần phải tạo điều kiện phát triển

43 43

đời sống kinh tế - xã hội đối với khu vực vùng miền núi có đơng đồng bào tộc người là cấp thiết.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. (Trang 42 - 44)