Hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phát triển thương mại bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 50 - 51)

Quá trình tự do hóa thương mại ngày càng mở rộng về quy mô trên phạm vi khu vực và toàn cầu đang có những tác động sâu sắc đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường. Các quốc gia trên thế giới đang nỗ lực hội nhập vào hệ thống thương mại quốc tế nhằm tận dụng các cơ hội để phát triển kinh tế nói chung và thương mại nói riêng.

Thông qua tự do hóa thương mại và HNQT, ở tầm vĩ mô, các quốc gia, các địa phương có thể phát huy lợi thế so sánh, nâng cao khả năng cạng tranh và hiệu quả kinh tế nhờ phân bổ nguồn lực hợp lý và hiệu quả hơn, mở rộng khả năng tiếp cận thị trường. Ở tầm vi mô, tự do hóa thương mại tác động tích cực đối với cạnh tranh và công nghiệp hóa trong nước, chủ yếu nhờ giảm chi phí đầu vào, tiếp nhận công nghệ và kỹ năng quản lý tiến bộ hơn, đồng thời xuất khẩu mở rộng quy mô sản xuất, tác động tích cực đối với công nghiệp hóa, tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nền kinh tế của các quốc gia, các địa phương bị lệ thuộc vào sự thay đổi của thị trường thế giới. Tính bất định có xu hướng ngày càng gia tăng của thị trường thế giới làm cho thương mại khó có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định. Bên cạnh đó áp lực cạnh tranh càng lớn. Tự do hóa thương mại và HNQT vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực đối với môi trường sinh thái. Tự do hóa thương mại tạo điều kiện thuận lợi để phổ biến hàng hóa và công nghệ thân thiện môi trường, làm cho chúng được áp dụng trên diện rộng hơn, thu nhập của người tiêu dùng được cải thiện liên tục nên nhu cầu sử dụng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ thân thiện môi trường cũng ngày càng gia tăng, nhận thức của con người về môi trường ngày càng cao hơn, thúc đẩy các điều kiện tốt hơn cho hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, tự do hóa thương mại khuyến khích các quốc gia khai thác ngày càng nhiều hơn TNTN nhằm đạt được tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường qua biên giới như ô nhiễm môi trường từ việc buôn bán các công nghệ lạc hậu, hàng hóa không đảm bảo, chất thải độc hại...

Tự do hóa thương mại và HNQT, mở rộng thêm cơ hội và phân bổ có hiệu quả hơn các luồng chu chuyển hàng hóa, dịch vụ, vốn, công nghệ, thông tin dẫn đến duy trì và nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế, hệ quả chung là tạo việc làm, nâng cao thu nhập và góp phần quan trọng xóa đói giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo. Tuy nhiên, tự do hóa thương mại và HNQT có thể dẫn đến phá sản và tình trạng thất nghiệp ở các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh kém, điều này cùng với việc điều chỉnh cơ cấu ngành có thể làm tăng thất nghiệp, giảm thu nhập. Các tiêu chuẩn về xã hội được sử dụng ngày càng phổ biến trong điều kiện tự do hóa thương mại là một trong những áp lực để các doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn đến lợi ích người lao động.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phát triển thương mại bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)