Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phát triển thương mại bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 111 - 114)

Một là, Tác động của kinh tế thế giới, sự biến động khó lường của thị trường hàng hóa trong giai đoạn vừa qua ảnh hưởng sâu sắc đến PTTMBV. Hoạt động

thương mại trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây chịu tác động rất lớn từ cuộc khùng khoảng tài chính thế giới từ cuối năm 2007, đầu năm 2008 và đến nay vẫn còn ít nhiều ảnh hưởng tiêu cực, trong đó chịu ảnh hưởng trực tiếp và lớn nhất là hoạt động XNK.

Hai là, Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi thuộc vùng Đông Bắc, chưa phải là trung tâm thương mại vùng, quy mô kinh tế còn nhỏ bé, hiệu quả hoạt động kinh tế chưa cao. Điểm xuất phát nền kinh tế thấp nên khả năng huy động các nguồn lực đầu tư phát triển thương mại còn thấp.

Ba là, Thể chế thương mại của tỉnh còn nhiều bất cập, cơ chế, chính sách thiếu đồng bộ, không theo kịp thực tiễn. Đặc biệt là trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thương mại chưa bắt kịp cơ chế mới, chưa được đề cao, thống nhất giữa các cấp, các ngành và các huyện, thành phố, thị xã nên việc xây dựng và triển khai các chính sách, định hướng phát triển thương mại chưa đồng bộ, nhất quán. Công tác điều tra thông tin phục vụ cho việc quản lý thương mại còn thiếu, công tác dự báo và phối hợp liên ngành, liên vùng chưa được tổ chức, đồng thời thiếu sự liên kết, phối hợp liên ngành, liên vùng chưa được tổ chức. Tiến độ các chương trình còn chậm, do trong thực tế triển khai đi vào cụ thể đòi hỏi ràng buộc bởi cơ chế chính sách, cụ thể như chương trình xây dựng thương hiệu các sản phẩm đặc sản của tỉnh, xây dựng cơ sở xúc tiến thương mại tại các thị trường ngoài tỉnh. Ngân sách đầu tư phát triển thương mại hạn hẹp, năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 02/2003/NĐ-CP về đầu tư phát triển chợ, trong đó có một số chính sách phát triển chợ nhưng kết quảđạt được còn thấp, một số chính sách ưu tiên phát triển thương mại miền núi, hải đảo theo Nghị định số 20/1998/NĐ-CP triển khai còn chậm. Công tác cải cách thủ tục hành chính mặc dù đạt nhiều tiến bộ nhưng hiệu quả chưa cao, còn mang tính hình thức hơn là đi sâu vào nội dung

Bốn là, Cơ sở hạ tầng trên địa bàn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững thương mại. Mặc dù đã được quan tâm đầu tư nhưng vẫn thiếu về số lượng, kém về chất lượng, chưa có nhiều các loại hình thương mại hiện đại, làm cho năng lực cạnh tranh của ngành thương mại Thái Nguyên còn hạn chế. Hệ thống chợ, tuy

có bước phát triển nhưng số lượng, chất lượng chợ hầu như chưa đạt tiêu chí về “chợ”, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, sơ sài và còn đang trong quá trình củng cố, nâng cấp từng bước, các trung tâm thương mại, siêu thị lớn mới chỉ phát triển ở khu vực thành thị, phần lớn chậm phát triển so với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội do chưa huy động được nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế. Ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô cũng như chất lượng thương mại.

Năm là, Đội ngũ và trình độ cán bộ kinh doanh thương mại phần lớn chưa đáp ứng được yêu cầu. Lao động trong lĩnh vực thương mại quốc tế, thương mại điện tử, đội ngũ làm công tác xúc tiến thương mại vừa thiếu vừa chưa mang tính chuyên nghiệp cao, kiến thức về thị trường nước ngoài, nắm bắt thông tin sản phẩm còn hạn chế. Việc đào tạo nguồn nhân lực thương mại chưa được quan tâm nhiều, chưa thu hút được nhiều lao động có tay nghề, trình độ cao tham gia.

Sáu là, Nguồn lực đầu tư cho phát triển thương mại còn nhiều khó khăn. Chưa đáp ứng được so với yêu cầu của sự phát triển, điển hình đầu tư cho khoa học công nghệ, cho phát triển theo chiều sâu còn hạn chế, chưa có nỗ lực mạnh mẽ theo hướng nâng cao năng lực công nghệ tự thân, phục thuộc rất lớn vào tiềm lực khoa học công nghệ từ nước ngoài, chưa tạo ra đột phá trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như gia tăng máy móc, thiết bị máy móc xử lý rác thải trong hoạt động kinh doanh thương mại...

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GII PHÁP PHÁT TRIN THƯƠNG

MI BN VNG TRÊN ĐỊA BÀN TNH THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phát triển thương mại bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)