Đón giao thừa và các điều kiêng kỵ trong ngày Tết

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn cơ sở văn hóa VIỆT NAM lễễ tễết vi t nam (Trang 27 - 33)

2. Giao thừa bắt đầu từ thời khắc 0 giờ:0 phút:0 giây, là lúc năm cũ qua đi và năm mới lại đến theo âm lịch. Đêm giao thừa còn có một cách gọi khác đó là đêm Trừ tịch, từ 23h đêm ngày 30 đến 1 giờ sáng mùng 1 Tết, là thời khắc linh thiêng nhất của các gia đình người Việt.

3. Đêm giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Đây là thời gian để rũ bỏ những phiền muộn, hy vọng năm mới sẽ có những may mắn, những thay đổi tích cực trong năm mới. Đây cũng là dịp để cả gia đình tụ họp, quây quần bên nhau, nhìn lại một năm cũ đã qua đi và trò chuyện những dự định tiếp theo vào năm mới.

4. Vào đêm giao thừa, ở các địa phương trên khắp cả nước thường tổ chức bắn pháo hoa vào đúng thời điểm 0 giờ:0 phút:0 giây để đánh dấu chấm dứt năm cũ và đón mừng năm

mới. Ngoài ra, nếu không đi coi bắn pháo hoa, thì các gia đình người Việt sẽ quây quần bên nhau và đón xem các chương trình truyền hình trực tiếp để đón giao thừa như Táo quân, Gala hài xuân, các chương trình âm nhạc,...

4. Miền Bắc:

Gia đình miền Bắc thường bắt đầu năm mới bằng những bữa cơm tất niên cùng nhau. Chính vì thế, mâm cơm miền Bắc lúc nào cũng đầy đủ đồ ăn, thức uống, vừa để dâng kính lên ông bà, tổ tiên, vừa là nơi để cả nhà đoàn tụ, sum vầy.

Ngoài ra, người dân miền Bắc còn có những điều kiêng kỵ cấm làm trong ba ngày Tết:

- Kiêng quét nhà: người miền Bắc quan niệm nếu quét nhà vào ba ngày Tết sẽ quét hết

27

những điều may mắn, những vận đỏ ra khỏi nhà. Chính vì thế, trong những ngày trước Tết, mọi người trong gia đình thường quét dọn nhà cửa, chỉnh trang mọi thứ để có thể đón Tết.

- Kiêng đổ rác: tục lệ này bắt nguồn từ câu chuyện trong Sưu thần ký. Chuyện kể về việc có một người lái buôn đi qua một hồ nước và được Thủy thần tặng cho một nàng hầu tên là Như Nguyệt. Từ ngày hôm đó, cuộc sống của người lái buôn trở nên giàu có và sung túc, Nhưng vào một ngày đầu năm, khi nàng Nguyệt mắc lỗi thì người lái buôn này đã đánh đập và hành hạ cô. Nàng Nguyệt sợ quá biến

vào đống rác. Do không biết điều đó nên người đàn ông đã đổ rác đi, từ đó ông mất hết tất cả mọi của cải và quay trở lại với cuộc sống nghèo khó. Thế nên, người dân miền Bắc rất kiêng kỵ hót rác và đổ rác trong ba ngày đầu năm mới vì sợ sẽ đổ đi những điều may mắn, phát đạt trong nhà.

- Kiêng làm vỡ bát đĩa: vì bát đĩa tượng trưng cho gia đình nên trong những ngày Tết, người ta rất kiêng kỵ làm đổ bể ấm chén, bát đĩa. Sự đổ vỡ trong ngày đầu năm tượng trưng cho sự chia ly, xa cách nên rất được mọi người kiêng kỵ.

28

- Kiêng cho nước vào những ngày đầu năm: nước là một trong số những nguyên tố cực kỳ quan trọng đối với con người trên trái đất. Và theo quan niệm “Tiền vào như nước” được ví như nguồn lộc trong những ngày đầu năm mới, vì vậy nếu cho nước thì cũng như mất đi tài lộc trong năm mới.

- Kiêng cho lửa ngày Tết: màu đỏ của lửa tượng trưng cho sự may mắn trong những ngày Tết. Vì vậy, cũng giống như cho nước, cho người ta lửa cũng được như trao đi cái đỏ, cái

may mắn của gia đình mình. Điều này cũng sẽ khiến cho gia đình đó gặp những điều không may, nhà cửa lục đục và những tai họa sẽ ập đến.

- Kiêng đi chúc Tết nếu nhà có tang: những gia đình có tang sẽ không đi chúc Tết vào đầu năm mới mà ngược lại, họ hàng, láng giềng sẽ đi chúc Tết đối với các gia đình này để an ủi họ.

- Kiêng treo tranh “xui xẻo”: vào những ngày Tết, người ta sẽ kiêng kỵ treo những bức tranh có nội dung tiêu cực như là đánh ghen, kiện tụng,...Thay vào đó, các gia đình sẽ treo những bức tranh mang đến tài lộc như gà, lợn, cậu bé,...

Kiêng nói giông: trong những ngày đầu năm, người dân thường rất chú ý tới cử chỉ hay những câu nói có nội dung không may, chẳng hạn như: “Tiêu rồi!”, “Chết mất!”

29

- Rắc vôi bột ở bốn góc vườn: ở nông thôn tại các tỉnh miền Bắc, gia đình nào cũng rắc vôi bột ở bốn góc vườn và vẽ hướng ra phía công để có thể xua đuổi ma quỷ. Ông bà ta có câu “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” tức là đầu năm nếu bạn mua muối tặng cho mọi người thì cũng đồng nghĩa với việc bạn cầu chúc những điều may mắn, tốt đẹp nhất đối với gia đình đó.

- Miền Trung:

Với vị trí địa lý nằm giữa chiều dài đất nước, miền Trung được xem như là nơi giao thoa nhiều nền văn hóa đa dạng. Miền Trung có nhiều phong tục giống với miền Bắc và miền Nam, nhưng cũng có nhiều nét văn hóa độc đáo, riêng biệt. Cũng giống như ở các miền khác, các phong tục này đều có ý nghĩa để cầu mong một năm mới bình an. Không cầu kỳ như mâm cơm ngày Tết của miền Bắc nhưng mâm cơm của gia đình miền Trung lại rất phong phú vì do giao thoa giữa hai miền Bắc và Nam. Vào ngày Tết, người miền Trung thường ăn bánh chưng, bánh tét kết hợp với các loại dưa món như củ kiệu, củ hành, đu đủ, dưa leo,...

Cũng giống như miền Bắc, người dân miền Trung cũng có những điều cấm kỵ trong những ngày đầu năm mới:

- Người dân miền Trung cũng có những điều cấm kỵ so với miền Bắc như: kiêng quét nhà, kiêng làm vỡ bát đĩa.

- Hạn chế ăn những món chế biến từ tôm: người

30

dân miền Trung thường kiêng ăn những món từ tôm trong những ngày Tết vì sợ sẽ đi giật lùi như tôm, công việc trong năm đó cũng sẽ đi lùi chứ không thể tiến tới.

- Kiêng mặc đồ màu trắng: ở một số nơi ở miền Trung, người dân thường kiêng kỵ mặc đồ màu trắng trong những ngày Tết vì họ cho rằng màu trắng là màu của ma quỷ, của tang tóc nên sẽ dẫn quỷ về nhà khiến cho cả năm gặp vận rủi.

- Kiêng ăn trứng vịt lộn, thịt vịt: các gia đình miền Trung thường tránh ăn trứng vịt lộn, cùng như thịt vịt vào đầu năm mới vì họ cho rằng ăn thịt vịt sẽ gặp nhiều xui xẻo.

- Kiêng ăn mực: ông bà ta có câu “đen như mực” nên người dân miền Trung thường sẽ kiêng ăn mực vào đầu năm để tránh sự đen

đủi trong năm mới.

- Kiêng ăn cá mè: vì cá mè tanh và nhiều xương hơn các loại cá khác, ngoài ra chữ mè còn đi theo với chữ “mè nheo” nên người dân quan niệm loài cá này sẽ mang lại sự xui xẻo, đen đủi trong năm mới và cả năm sẽ bị “hãm tài”.

- Miền Nam:

Đối với người dân miền Nam, Tết là dịp để vui chơi, quây quần nên người dân không quá chú trọng vào hình thức, chủ yếu hướng tới không khí tưng bừng, vui tươi để năm mới thuận hòa. So với hai miền Bắc - Trung thì mâm cơm miền Nam có phần đơn giản hơn nhưng vẫn đủ đầy và ngon miệng. Phần lớn, các món ăn thường được nấu sẵn nên trong ngày Tết chỉ việc bày ra, trong đó các món ăn nổi bật không thể không nhắc tới là thịt kho tàu, bánh tét, khổ qua nhồi thịt. Vì thế nên người phụ nữ miền Nam họ có nhiều thời gian để vui chơi, quây quần bên gia đình hơn .

Ngoài ra trước giao thừa, các gia đình miền Nam thường hay thắp hương để mời ông bà, tổ tiên hay những người thân đã qua đời về ăn cơm (cúng gia tiên).

Giống với miền Trung và miền Bắc, người dân miền Nam cũng có những điều cấm kỵ trong ngày Tết:

31

- Cất chổi sau khi quét dọn: người dân miền Nam cho rằng, trong những ngày Tết mà bị mất chổi thì trong cả năm đó, gia đình sẽ bị trộm cắp vơ vét tài sản.

- Dọn cỗ ngày Tết: đối với các gia đình miền Nam, nếu trong những ngày Tết nhà có khách viếng thăm vào bất cứ giờ nào thì gia chủ cũng phải dọn cỗ để mời khách ăn uống. Và đối với khách ghé thăm nhà thì cũng không được từ chối, nếu không thể ăn được vì đang no thì cũng phải ăn một chút.

- Kiêng để cối xay gạo trống vào đầu năm: ở một số vùng nông thôn ở miền Nam, nếu để cối xay gạo trống vào đầu năm thì sẽ bị thất bát, mất mùa trong năm tới. Vì vậy, người dân thường hay đổ một ít lúa vào cối xay để mong ước một năm mới lúa gạo đầy tràn.

- Về nhà trước giao thừa: dù có công việc gì hoặc ở xa, thì mọi người cũng phải về nhà trước giờ giao thừa. Người dân miền Nam cho rằng nếu về không kịp trước giao thừa thì năm mới sẽ phải bôn ba khắp nơi, làm ăn vất vả.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn cơ sở văn hóa VIỆT NAM lễễ tễết vi t nam (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w