Xông đất đầu năm, xuất hành

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn cơ sở văn hóa VIỆT NAM lễễ tễết vi t nam (Trang 37 - 38)

Xông đất đầu năm:

- Người dân Việt Nam rất coi trọng việc chọn người xông đất đầu năm, bởi vì họ quan niệm, nếu người xông đất hợp tuổi với gia chủ thì gia đình đó năm mới sẽ may mắn, hạnh phúc, làm ăn phát đạt. Vì thế, mỗi khi gần đến ngày Tết, các gia đình

lại tìm trong họ hàng, láng giềng, bạn bè những người có tính tình hiền lành, cuộc sống suôn sẻ và hợp tuổi để nhờ xông đất đầu năm. Thời gian xông đất đầu năm thường là ngay sau giao thừa hoặc buổi sáng sớm ngày mùng 1 Tết.

- Vì việc xông đất đầu năm mới khá quan trọng nên các gia đình vào sáng mùng 1 thường đóng chặt cửa và đợi đúng người mình nhờ xông đất đến thì mới mở cửa để tránh những điều phiền phức xảy đến trong năm. Cũng chính vì thế mà người ta thường tránh đi chúc Tết vào sáng sớm mà thay vào đó là đi chùa hoặc ở nhà để tránh mang lại sự xui xẻo cho gia đình đó.

- Hầu hết, phong tục xông đất và xông nhà ở tất cả các nơi đều tương tự nhau. Những người xông đất ngày đầu năm mới sẽ thường ăn mặc gọn gàng, chỉnh chu và mang theo quà cáp hoặc phong bao lì xì để mừng tuổi người già và lì xì cho trẻ nhỏ.

36

- Ở miền Bắc và miền Trung, người đến xông nhà phải có tuổi hợp với gia chủ và con vật đại diện của năm đó, đặc biệt cần phải tránh tuổi “tứ hành xung” - có nghĩa 4 con giáp có tính cách xung khắc trái ngược như Dần - Thân - Tỵ - Hợi, Thìn - Tuất - Sửu - Mùi, Tý - Ngọ - Mão - Dậu. Ở miền Nam người đến xông nhà chỉ cần có tên gọi mang ý nghĩa chúc phúc như: Phúc, Lộc, Thọ, Kim, Ngân,.. hoặc những người làm ăn phát đạt, thông minh.

- Ngoài ra, để xông đất sau giờ giao thừa còn có một cách là người thân trong gia đình tự xông lấy. Gia đình sẽ chọn một người “dễ vía” ra khỏi nhà từ lúc chưa hết giờ trừ tịch và dự lễ đình chùa, sau đó xin hương hái lộc. Người đó khi trở về nhà thì đã bước sang năm mới, tự “xông nhà” và mang lại điều tốt lành cho chính gia đình của mình.

Xuất hành đầu năm:

- Xuất hành có nguồn gốc từ xa xưa, theo đó thì người nông dân thường lựa giờ xuất hành để chiêm nghiệm thời tiết cho cả năm. Khi mặt trời mọc, người ta sẽ đi ra khỏi nhà để xem chiều gió thổi và dựa vào đó để đoán năm mới của mình sẽ gặp may mắn hay vận rủi. Ví dụ như: gió Nam thường chỉ đại hạn, gió Tây chỉ cướp bóc loạn lạc, gió Tây Nam chỉ dịch bệnh dịch tả, gió Đông chỉ lụt lớn, gió Bắc ám chỉ được mùa vừa phải,...

- Để xuất hành, người ta sẽ rời khỏi nhà và đến một nơi bất kỳ, sau đó là trở về nhà của mình. Cũng giống như tục xông đất, người dân thường lựa chọn giờ hoàng đạo để xuất hành vì nếu xuất hành đúng giờ tốt, hướng tốt sẽ giúp cả năm may mắn, hạnh phúc và giúp mang lại tiền tài. Đối với người đang độc thân, hướng xuất hành đầu năm cũng giúp họ cầu duyên như ý.

- Tuy nhiên ngày nay, để tránh mê tín nên người ta thường ít chọn giờ xuất hành và hướng như trước.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn cơ sở văn hóa VIỆT NAM lễễ tễết vi t nam (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w