Tết Nguyên Đán là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, vậy nên buổi sáng mùng 1 rất được coi trọng vì đó là buổi sáng đầu tiên của năm mới. Để cầu mong bình an và hạnh phúc cho năm mới, việc thờ cúng tổ tiên vào sáng mùng 1 rất được các gia đình người Việt coi trọng và chuẩn bị rất chu đáo. Ngoài việc sửa soạn lại bàn thờ như thay trầu, cau thì các gia đình còn chuẩn bị mâm cỗ để thắp hương vào ngày mùng 1 Tết Nguyên Đán. Tùy từng vùng miền với các điều kiện địa lý, thói quen ăn uống khác nhau mà người dân mỗi miền lại có cách bày trí mâm cỗ ngày Tết khác nhau.
- Miền Bắc:
32
Mâm cỗ ngày Tết của người miền Bắc không chỉ đa dạng về các món ăn mà còn chú trọng đến hình thức, mâm cỗ của miền Bắc thường rất bài bản theo đúng nét cổ truyền của dân tộc. Mâm cỗ Tết quan trọng nhất là mâm cỗ tất niên vào chiều ngày 30 và mâm cỗ vào mùng 1 Tết (ngày Tết chính). Người miền Bắc chuẩn bị cỗ rất cầu kỳ, đúng quy cách, đủ món. Mâm cỗ Tết của các gia đình miền Bắc thường có 4 bát, 4 đĩa tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa, bốn phương. Nhà nào khá giả hơn thì có 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa tượng trưng cho phát tài, phát lộc. Bốn bát bao gồm một bát chân giò lợn hầm măng lưỡi, một bát bóng nấu thập cẩm, một bát miến nấu lòng gà và một bát mọc nấm thả. Còn đĩa thì gồm một đĩa thịt gà, một đĩa thịt lợn, một đĩa giò lụa, một đĩa chả quế, ngoài ra nhiều gia đình còn bày thêm đĩa thịt đông - món ăn đặc trưng của người miền Bắc trong những ngày trời lạnh, đĩa xôi, đĩa giò xào, đĩa nộm và đĩa dưa hành muối. Trên mâm cỗ ngày Tết không thể thiếu được đĩa xôi gấc đỏ tươi thể hiện mong ước năm mới gặp nhiều may mắn, bánh chưng xanh và đĩa dưa hành nén.
Ngày nay, do cuộc sống bận rộn và có phần hiện đại hơn, nên mọi thứ dường như bị thu gọn lại, rất ít người nấu đủ mâm cỗ như xưa, các món ăn có thể ít hơn và không quá cầu kỳ như xưa. Nhưng dù có bận rộn, có hiện đại tới đâu thì mâm cỗ ngày Tết
33
vẫn luôn thể hiện lòng biết ơn, sự tôn trọng tới tổ tiên và cũng là dịp để mọi người trong gia đình cùng tụ họp lại bên nhau sau một năm vất vả.
- Miền Trung:
Đối với người dân miền Trung, tuy cuộc sống thường ngày phải đối mặt với vô vàn những điều khó khăn, nhưng vào dịp Tết đến, người dân miền Trung luôn cố gắng chuẩn bị mâm cỗ thịnh soạn nhất để dâng kính lên ông bà, tổ tiên. Mâm cỗ miền Trung được nấu rất khéo léo và tỉ mỉ, các món ăn được chia ra thành từng đĩa nhỏ, mỗi thứ một ít, sau đó bày biện chung trên một chiếc mâm tròn, điều này như thể hiện sự chắt chiu và san sẻ của người dân miền Trung.
Mâm cỗ Tết của người miền Trung cũng khá đặc biệt khi có sự hiện diện của cả bánh chưng và bánh tét. Người miền Trung thường cúng bánh chưng, nhưng ăn thì thường chọn bánh tét. Những món cơ bản thường thấy trên mâm cỗ của các gia đình miền Trung như gà luộc, thịt heo, trứng chiên, đồ xào, ram cuốn, canh, rau sống, cơm trắng…Ngoài ra, những món ăn mặn của người miền Trung thường chú trọng nhiều đến yếu tố lưu trữ. Nếu như bánh chưng, bánh tét có thể để được đến gần 1 tháng thì các món ăn đi kèm cũng “dài hạn” không kém như dưa món, đu đủ, củ cải trắng, cà rốt, củ kiệu... phơi khô rồi ngâm với nước mắm, hay món mắm tôm chua đặc trưng xứ Huế, mặc dù để khá lâu nhưng vẫn giữ được độ giòn, ngon. Sau
34
khi cúng ông bà xong, mọi người dọn mâm xuống và quây quần bên nhau trong không khí vui vẻ, ấm áp tình thân của ngày Tết.
- Miền Nam:
Trái ngược với miền Bắc và miền Trung, mâm cỗ ngày Tết của người dân miền Nam lại có phần phong phú hơn do có sự ưu ái của mẹ thiên nhiên. Người miền Nam thường được biết đến với tính cách phóng khoáng nên mâm cỗ của họ thường cũng không quá đặt nặng về mặt hình thức. Mâm cỗ của gia đình miền Nam thường bao gồm các món ăn khá phong phú như nem, bì, lạp xưởng tươi, gỏi ngó sen, giò heo, chả lụa, giò thủ, tôm khô củ kiệu, dưa giá... Ngoài ra, món gói gà luộc xé phay kết hợp với củ hành và củ kiệu thường được bày trên mâm cỗ với ý nghĩa cho một năm mới sung túc. Bên cạnh đó, hai món ăn có thể nói là đặc trưng trong mâm cỗ ngày Tết của miền Nam là thịt khohột vịt nước dừa và canh khổ qua nhồi thịt. Theo quan niệm của người miền Nam, “khổ qua” là món ăn thể hiện mong ước năm mới “khổ” sẽ qua đi và cuộc sống sẽ bớt cơ cực hơn.
Có lẽ do tư tưởng sống phóng khoáng nên phần lớn các món ăn trong ngày Tết của người dân miền Nam thường được nấu sẵn từ trước, nên khi đến bữa mọi người trong gia đình chỉ việc bày ra rồi cùng nhau ăn nên phụ nữ miền Nam họ sẽ không
35
phải vất vả chuẩn bị cơm nước mà thay vào đó có thời gian chăm sóc cho bản thân như làm đẹp, vui chơi cũng như có thời gian quây quần với gia đình nhiều hơn.
Có thể thấy các món ăn cũng như cách bày biện mâm cỗ của 3 miền có sự khác nhau, nhưng chúng đều mang chung một ý nghĩa đó là kính nhớ về tổ tiên, về cội nguồn và sự quây quần của cả gia đình trong ngày Tết Nguyên Đán để cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng.