Liên quan giữa bạch cầu và chức năng thất trá

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự biến đổi công thức bạch cầu máu trong hội chứng mạch vành cấp tại bệnh viện trung ương huế (Trang 42 - 47)

- Chụp mạch vành: [23]

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4.2. Liên quan giữa bạch cầu và chức năng thất trá

Từ bảng 3.14, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa giữa giảm phân suất tống máu thất trái với tăng BC, BC tăng cao ở nhóm có giảm chức năng tống máu thất trái(37%), tuy nhiên EF trung bình của nhóm tăng BC cao hơn nhóm không tăng BC không có ý nghĩa thống kê. So với kết quả nghiên cứu của Mariani M.[39], có 66% bệnh nhân bị giảm chức năng thất trái trong 6 tháng sau khi bị NMCT và EF trung bình là 47.5± 7.3%. Sự khác biệt này được giải thích là do đối tượng nghiên cứu của Mariani là NMCT cấp, thời gian theo dõi kéo dài 6 tháng, nên biểu hiện biến chứng tỉ lệ cao hơn.

Từ bảng 3.15, kết quả nghiên cứu của chúng tôi là có sự liên quan giữa tăng BC và vùng nhồi máu trên điện tim, nhồi máu vùng trước hay gặp nhất và cũng thường xảy ra biến chứng có tỉ lệ tăng BC cao. Theo nghiên cứu của Trần Văn Dương cùng các nghiên cứu khác [4], vùng nhồi máu trước vách hay xảy ra với tỉ lệ biến chứng cao, nên có thể nói có mối liên quan giữa tăng BC và vị trí nhồi máu trong tiên lượng tử vong bệnh NMCT.

Từ bảng 3.16, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy không có mối liên quan giữa tăng BC và số nhánh động mạch vành bị thương tổn qua chụp mạch vành. Kết quả này không phù hợp với một số nghiên cứu: theo Nguyễn Thị Thanh [21] cho thấy có sự liên quan giữa thương tổn nhiều thân động mạch vành với tăng BC > 11 G/L, nghiên cứu của Sabatine MS[39], kết quả cũng cho thấy có sự liên quan giữa tăng BC và vùng rộng nhồi máu. Lý do của sự không phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi có thể là do cỡ mẫu chúng tôi chưa đủ lớn, chụp mạch vành không phải được thực hiện trên tất cả

bệnh nhân trong mẫu, có những bệnh nhân bệnh nặng, nhưng vì tuổi lớn nên người nhà từ chối chụp mạch vành can thiệp, có bệnh nặng vào tử vong trước khi chụp mạch. Do đó, kết quả không phản ánh đúng hoàn toàn mối liên quan giữa độ nặng của bệnh với thay đổi BC.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 64 bệnh nhân hội chứng vành cấp vào điều trị tại khoa Cấp Cứu Tim Mạch Can Thiệp bệnh viện Trung Ương Huế từ tháng 03/2008 đến tháng 04/2009, với đặc điểm nhóm nghiên cứu: tuổi trung bình 70.96± 3.04, giới nam chiếm tỉ lệ cao 64.1%, tỉ lệ tử vong qua 7 ngày theo dõi là 14.1%. Chúng tôi rút ra những kết luận sau:

1. Đặc điểm số lượng , tỉ lệ bạch cầu trong nhóm nghiên cứu

- Số lượng bạch cầu trung bình là 11.65 ± 1.08 G/L. - Trong nhóm nghiên cứu có 60.9% tỉ lệ BC tăng. - Bạch cầu trung tính trung bình tăng 8.54 ± 0.98 G/L.

- NMCT có ST chênh lên có bạch cầu tăng chiếm tỉ lệ cao 50%, với bạch cầu trung bình là 12.7 G/L.

-Sự thay đổi BC trung tính trong HCVC: Tăng cao nhất trong NMCT có ST chênh lên về số lượng trung bình và chiếm tỉ lệ 53.13%.

2. Liên quan giữa biến đổi công thức BC với tỉ lệ tử vong và các biến cố tim mạch

- Có mối liên quan giữa tăng BC và tỉ lệ tử vong trong nhóm nghiên cứu, tất cả trường hợp tử vong đều có BC tăng.

- Có mối liên quan giữa tăng bạch cầu và độ nặng của suy tim ở bệnh nhân NMCT cấp theo phân độ Killip, Killip IV có BC tăng chiếm tỉ lệ cao 14.1%, với BC trung bình 15.43 G/L.

- Có mối liên quan giữa BC trung tính và mức độ suy tim theo phân độ Killip, Killip IV có BC trung tính tăng chiếm tỉ lệ cao 15.4%, với số lượng trung bình 10.55 G/L.

- Có mối liên quan giữa BC và diễn biến biến chứng tim trong 7 ngày theo dõi, tăng BC chiếm tỉ lệ cao ở nhóm biến chứng tử vong và các biến chứng tim mạch khác (14.1% và 35.9%).

- Liên quan với các yếu tố tiên lượng khác: BC có liên quan với nồng độ men TnT, chức năng thất trái, vị trí nhồi máu trên điện tim. Tuy nhiên BC không có liên quan với số nhánh tổn thương động mạch vành trên chụp mạch.

Như vậy, số lượng BC và biến đổi BC trung tính là yếu tố tiên lượng trong tiên lượng ngắn hạn của tử vong và biến cố tim mạch.

KIẾN NGHỊ

Công thức bạch cầu là một xét nghiệm thường quy, rẻ tiền, dễ làm, có

sẵn ở mọi bệnh phòng từ tuyến Trung Ương cho đến tuyến Tỉnh, Huyện. Nên áp dụng sự thay đổi công thức bạch vào theo dõi bệnh nhân có HCVC để có thể đánh giá đúng hơn tình trạng của bệnh nhân, xử trí đúng mức và theo dõi chặt chẽ bệnh nhân HCVC có tăng BC , nhất là BC trung tính.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự biến đổi công thức bạch cầu máu trong hội chứng mạch vành cấp tại bệnh viện trung ương huế (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w