- Chụp mạch vành: [23]
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG 1.Đặc điểm tuổi và giớ
4.1.1.Đặc điểm tuổi và giới
Qua nghiên cứu 64 bệnh nhân HCVC vào viện , tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 70.96 ± 3.04, tuổi lớn nhất là 91 tuổi và tuổi nhỏ nhất là 37 tuổi, tập trung chủ yếu ở độ tuổi trên 65 (71.9%).
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Văn Dương 70.93 ± 12.47 [3], nhưng cao hơn so với một số nghiên cứu khác[6],[15],[20]. Đối với nhóm tuổi mắc bệnh cao thì khá tương đồng với nhiều nghiên cứu trong nước, cũng như ngoài nước [6], [21], [39].
Nhìn chung tất cả mọi nghiên cứu tuy số liệu có khác nhau do độ lớn của mẫu cũng như cách chọn mẫu, nhưng đều có chung một kết luận là bệnh ĐMV thường gặp ở người cao tuổi, nhóm tuổi trên 65 là yếu tố nguy cơ đối với HCVC [6].
Đặc điểm về giới, nghiên cứu của chúng tôi có tỉ lệ nam chiếm ưu so với nữ ( 64.1% so với 35.9%), tỉ lệ nam: nữ 2/1. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Trần Văn Dương, Phan đồng Bảo Linh, Framingham cũng có tỉ lệ xấp xỉ 2/1[4], [11], nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh, nghiên cứu của Lê Thị Bích Thuận có tỉ lệ 3/1[19], [21]. Do đó, giới nam cũng được xem là yếu tố nguy cơ của bệnh ĐMV[6]. Tuy nhiên, hiện tại xu thế bệnh mạch vành nói chung và HCVC nói riêng tại các nước phát triển đang tăng lên ở nữ giới trong vài thập niên vừa qua[11].
4.1.2. Theo dõi diễn tiến lâm sàng
Các biến chứng sớm thường xuất hiện trong tuần đầu tiên [3]. Qua theo dõi 7 ngày điều trị tại bệnh phòng, tỉ lệ tử vong của chúng tôi là 14.1%, tương ứng với kết quả của Bùi Thị Thanh Hiền 12.07% (p>0.05)[6], nhưng thấp hơn so với kết quả nghiên cứu cuả Hà Chân Nhân [18] 27% tử vong tại bệnh viện trong thời gian điều trị và xin về tử vong tại nhà, p <0.01, có thể giải thích sự khác nhau về cách chọn mẫu, nghiên cứu của Hà Chân Nhân là bệnh nhân NMCT nên bệnh nặng do đó tỉ lệ tử vong cao hơn. Nhưng nhìn chung HCVC hay NMCT đều là bệnh nặng tỉ lệ tử vong khá cao.
Ngoài ra, các biến cố tim mạch khác trong nghiên cứu của chúng tôi lần lượt là 23.4% biến chứng cơ học, 14.1% có rối loạn nhịp, 20.3% có suy thất trái. So với kết quả của Bùi Thị Thanh Hiền [6] thì kết quả khá phù hợp: rối loạn nhịp 17.2%, sốc tim 24.1%. Nhưng theo nghiên cứu của Trần Văn Dương[4] thì tỉ lệ rối loạn nhịp chiếm cao nhất.
Từ bảng 3.5, phân loại suy tim ở bệnh nhân NMCT theo Killip, kết quả nghiên cứu của chúng tôi khi so với các nghiên cứu khác[21], [23] thì nhận thấy như sau:
Bảng 4.1.Phân loại suy tim ở bệnh nhân NMCT theo Killip ở các
nghiên cứu
Độ Kết quả (%)
Chúng tôi Nguyễn Thị Thanh PRIMA
I 47.3 73.3 9
II 14.5 13.4 19
II 21.8 5.7 32
IV 16.4 7.6 62
Khi so chúng tôi với Nguyễn Thị Thanh thì kết quả khá phù hợp với phân độ Killip I, II chiếm tỉ lệ cao, nhưng so với nghiên cứu PRIMA thì ngược lại phân độ Killip III, IV chiếm tỉ lệ cao hơn (p<0.01). Sự khác nhau này có thể do nhiều yếu tố chi phối như tuổi, các yếu tố nguy cơ, và điều kiện điều trị của mỗi nơi, tỉ lệ suy tim nặng có xu hướng giảm [4].