Nhận xét về tờ "Ng−ời dân chủ - xã hội", số 1 37
vũ trang vô chính phủ, hoặc là hoàn toàn tách ra khỏi cuộc đấu
tranh vũ trang! Theo tác giả, không có lối thoát nào khác. Tác giả không thừa nhận cuộc đấu tranh vũ trang tiến hành có tổ
chức, có kế hoạch, có tính t− t−ởng, có ý nghĩa giáo dục chính trị. Sự lựa chọn của tác giả nghèo nàn làm sao!
"Một trong những kiểu hoạt động du kích của những ng−ời cách mạng: t−ớc đoạt những tài sản t− nhân và công cộng, đã bị thực tế cuộc sống thủ tiêu rồi". Nh−ng các đồng chí ạ, đó là một lời nói dối trắng trợn! Các đồng chí không thể không biết đến những tổ chức men-sê-vích là những tổ chức sau Đại hội thống
nhất, đã tham gia, trực tiếp hay gián tiếp, vào việc t−ớc đoạt những tài sản công cộng, vào việc "sử dụng" chiến lợi phẩm, v. v.. Khi một ng−ời dân chủ - xã hội nói một đằng và làm một nẻo, thì điều đó đã hoàn toàn xấu rồi. Cái đó dẫn đến tính giả nhân giả nghĩa. Tình trạng này là do hoặc l−ơng tâm xấu (chúng tôi bác bỏ cách giải thích này) hoặc lý luận thiếu chín chắn và rời rạc.
Trên tờ "Ng−ời dân chủ - xã hội", đồng chí ác-xen-rốt bực tức trả lời bài bút ký của chúng tôi đăng trên tờ "Ng−ời vô sản"1), số 1. Một cột r−ỡi chữ nhỏ đầy những thắc mắc, những lời la ó, những lời quả quyết, những điều quở trách chúng tôi bởi vì chúng tôi đã nói rằng việc đồng chí đó tuyên truyền cho đại hội công nhân là một hành động "giấu" đảng. ác-xen-rốt không thể hiểu đ−ợc điều đó có nghĩa gì. Đồng thời đồng chí đó viết: "Trong một ngày rất gần đây tôi sẽ tận dụng khả năng
(khả năng mà tôi có) để đ−a vấn đề đại hội công nhân lên vũ đài
1) Xem Toàn tập, tiếng Việt, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mát-xcơ-va, t. 13, tr. 462. t. 13, tr. 462.
Trang đầu bản thảo của V.I.Lê-nin "Nhận xét về tờ "Ng−ời dân chủ - xã hội", số I". - 1906
V . I . L ê - n i n
38
tranh luận chính trị" (do chúng tôi viết ngả). Đó đúng là điều
đáng lẽ phải làm từ lâu! Cần phải bắt đầu "đ−a vấn đề lên vũ đài tranh luận chính trị" chứ không thì thầm trong nhóm nhỏ.
Lúc đó sự tuyên truyền của đồng chí sẽ chính đáng về mặt nguyên tắc đảng, sẽ công khai, xứng đáng với giai cấp cách mạng. Lúc đó báo chí t− sản sẽ không thể gieo rắc sự rối loạn trong Đảng dân chủ - xã hội và làm mất uy tín của đảng bằng cách đăng những bút ký giật gân về những lời thì thầm trong nhóm nhỏ và bằng cách làm nảy sinh hàng nghìn thắc mắc. Rất tiếc rằng ngay cả trong "bức th− gửi ban biên tập" vừa chậm, vừa rất dài đó, ác-xen-rốt vẫn lẩn tránh thực chất của vấn đề và
không hề mảy may nói cho biết đồng chí đề nghị cụ thể đại hội
nào, ngày nào họp, triệu tập trên nguyên tắc nào, ai triệu tập, nhằm chính mục đích gì. ác-xen-rốt dùng những câu rỗng tuếch nh− sau để lẩn tránh: công việc chuẩn bị đại hội sẽ có tác dụng đem lại sinh khí cho Đảng dân chủ - xã hội "chính trong chừng mực mà việc chuẩn bị đó sẽ thấm nhuần nội dung thật sự dân chủ - xã hội, tức là trong chừng mực mà những lợi ích của các nhóm nhỏ và những tính toán phe phái sẽ bị những vấn đề và những nhiệm vụ chính trị - xã hội có liên quan trực tiếp đến lợi ích sống còn của giai cấp công nhân gạt đi".
Xin đồng chí tha thứ cho! Đó chính là một sự rỗng tuếch bọc ngoài bằng những từ rất quan trọng. Công tác chuẩn bị đại hội sẽ đem lại sinh khí cho Đảng dân chủ - xã hội chính trong chừng mực công tác đó sẽ thật sự dân chủ - xã hội! Thật là mới mẻ và thông minh. Những vấn đề và những nhiệm vụ chính trị - xã hội phải gạt đi "những tính toán phe phái", mà những quan niệm khác nhau về những vấn đề và những nhiệm vụ ấy chính là đã chia rẽ đảng thành những phe phái! Thật là vòng luẩn quẩn!
Và ngay ở đây, Plê-kha-nốp phỉ báng một cách thô bỉ và tầm th−ờng những lý do của cuộc đấu tranh cho đại
Nhận xét về tờ "Ng−ời dân chủ - xã hội", số 1 39
hội đảng đồng thời cũng tâng bốc một cách thô bỉ nh− vậy cái "ý tốt" của ác-xen-rốt yêu cầu triệu tập "càng sớm càng tốt" một
đại hội công nhân . Một công tác thật sự dân chủ - xã hội đem lại sinh khí cho Đảng dân chủ - xã hội. Phải, phải... liệu có thể có ý nghĩ nào tốt hơn không?
Trong bài xã luận của tờ "Ng−ời dân chủ - xã hội", chúng tôi đọc: "Lúc này cũng nh− sau Đại hội II, hai phái (bôn-sê-vích và men-sê-vích) cũng có thể đông nh− nhau" và ở d−ới nữa một chút, lại đọc thấy: "Lúc này cũng nh− sau Đại hội II, hai phái đều có ảnh h−ởng nh− nhau trong đảng". Dụng ý của tác giả rất rõ ràng. Trong bài xã luận của "cơ quan" chính thức "của Ban chấp hành trung −ơng", dụng ý của tác giả có một ý nghĩa quan trọng. Đảng của giai cấp công nhân phải biết chính xác các "phái" của mình gồm những ai và lực l−ợng của chúng nh− thế nào. Vậy căn cứ vào đâu mà cho rằng chúng đều ngang nhau?
Chỉ có một trong hai điều: hoặc tác giả chỉ nói đến bộ phận của đảng ở Nga (cộng thêm Cáp-ca-dơ), hoặc tác giả đem nhập vào đó những ng−ời Ba-lan, Lát-vi-a và phái Bun38. Nếu theo cách giải thích đầu tiên, thì có nghĩa là tác giả thừa nhận sự tăng lên rất lớn của "phái đa số" do "phái thiểu số" giảm đi sau Đại hội IV (Đại hội thống nhất), bởi vì gần 13 000 đảng viên bôn-sê-vích và khoảng 18 000 đảng viên men-sê-vích đã có đại biểu tại đại hội. Nh−ng không thể giải thích nh− thế, vì từ hơn một tháng nay, tất cả các đảng dân chủ - xã hội của các dân tộc đã hợp nhất với Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga. Vậy phải theo cách giải thích thứ hai. Trong tr−ờng hợp này, rõ ràng là tác giả tính cả những ng−ời Ba-lan và Lát-vi-a vào số những ng−ời bôn-sê-vích và tính
V . I . L ê - n i n
40
những con số của những đại hội vừa qua của các đảng dân chủ - xã hội của các dân tộc ― khoảng 40 000 ng−ời Ba-lan và Lát-vi-a và gần 33 000 ng−ời theo phái Bun ― thì thật vậy, ng−ời ta có hai phái xấp xỉ ngang nhau.
Nh−ng, ng−ời ta tự hỏi, xếp phái Bun về phía những ng−ời men-sê-vích thì có đúng không? Dĩ nhiên, nếu Ban chấp hành trung −ơng khẳng định điều đó thì chúng ta phải tin Ban chấp hành trung −ơng. Nh−ng cần phải giải thích ý nghĩa của sự phân chia đó. Về mặt sách l−ợc, sự phân chia đó không đ−ợc toàn bộ những nghị quyết mới đây của phái Bun chứng thực. Do đó, phải lấy lập tr−ờng tổ chức của phái Bun để giải thích.
Rõ ràng là cơ quan của Ban chấp hành trung −ơng coi việc phái Bun không yêu cầu triệu tập một đại hội bất th−ờng nh− một sự thật. Khi ng−ời ta muốn thay đổi thật sự chính sách của đảng trên toàn bộ, nói cách khác là chính sách của Ban chấp hành trung −ơng, thì phải yêu cầu triệu tập đại hội; nếu ng−ời ta không yêu cầu triệu tập đại hội tức là ng−ời ta chẳng muốn thật sự thay đổi chính sách của đảng, ―đấy là thực chất của dòng t− t−ởng đó.
Cái luận cứ này không thể bắt bẻ đ−ợc và chúng tôi cho rằng nghĩa vụ của chúng ta là phải giúp tất cả những tổ chức của đảng ta hiểu rõ và đánh giá đúng đắn điều đó. Thực ra, trong một tổ chức dân chủ, sự trung lập hầu nh− không thể có đ−ợc và cự tuyệt hành động th−ờng có nghĩa là hành động. Kết quả của một "hành động" nh− thế là hiển nhiên. Cơ quan của Ban chấp hành trung −ơng tuyên truyền những t− t−ởng mơ hồ nhất về "đại hội công nhân" và trong sách l−ợc, đứng trên lập tr−ờng men-sê-vích một cách rõ ràng và triệt để. Những "khẩu hiệu" của Ban chấp hành trung −ơng vào thời kỳ Đu- ma và sau khi Đu-ma bị giải tán đã chỉ cho chúng ta thấy khá đầy đủ rằng điều đó có nguy cơ đem lại những hậu quả nh−
thế nào cho toàn đảng trong tr−ờng hợp tiến hành vận động bầu
Nhận xét về tờ "Ng−ời dân chủ - xã hội", số 1 41
cử hay trong tr−ờng hợp đ−a ra những lời kêu gọi hành động mới. Do "sự cự tuyệt không hành động" của mình hiện nay, phái Bun, trên thực tế, đã tự biến thành kẻ a tòng với sách l−ợc và chính sách men-sê-vích của Ban chấp hành trung −ơng.
Viết vào đầu tháng M−ời 1906 In lần đầu năm 1931 trong Văn tập Lê-nin, t. XVI
42