Các nhân tổ ảnh hưởng đến hoạt động quản lý tài chính của doanh nghiệp có thề được chia thành hai nhóm đó là nhóm các nhân tố ảnh hưởng bên ngoài doanh nghiệp và nhóm các nhân tố ảnh hưởng bên trong doanh nghiệp.
1.2.4.1 Các nhãn tố bên trong doanh nghiệp a) Bộ máy quản trị doanh nghiệp
Các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường, bộ máy quản trị Doanh nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp, bộ máy quản trị doanh nghiệp phải đồng thời thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau:
Nhiệm vụ đàu tiên của bộ máy quản trị doanh nghiệp và xây dựng cho doanh nghiệp một chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp. Nếu xây dựng được một chiến lược kinh doanh và phát triển Doanh nghiệp hợp lý (phù hợp với môi trường kinh doanh, phù hợp với khả năng của doanh nghiệp) sẽ là cơ sở là định hướng tốt để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất có hiệu quả.
Xây dựng các kế hoạch kinh doanh, các phương án kinh doanh và kế hoạch hoá các hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp đã xây dựng.
Tổ chức thực hiện các kế hoạch, các phương án và các hoạt động kinh doanh đã đề ra, tổ chức kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh các quá trình trên.
Quản lý doanh nghiệp trong thời đại 4.0 được ứng dụng trong hầu khắp các khía cạnh từ kinh doanh, quản lý tài chính đến chăm sóc khách hàng. Hệ thống công nghệ thông tin vừng chắc thì xây dựng hệ thống phần mềm quản lý, tài chính, kinh doanh, sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp quản lý và theo dõi
thông tin tài chính và quản trị của toàn hệ thông một cách nhanh chóng và chính xác, hợp nhất báo cáo tài chính và quản trị dễ dàng và đảm bảo tính thống nhất trong theo dõi nghiệp vụ của tất cả các đơn vị con trong cùng hệ thống.
Do đó doanh nghiệp với các module kế toán mở rộng bao gồm quản lý mua hàng, quản lý bán hàng, quản lý kho vật tư, quản lý họp đồng tài chính, quản lý đầu tư chứng khoán, quản lý các cửa hàng bán lẻ,...sẽ theo các giải pháp tích họp phần mềm kế toán tài chính và quản lý Công ty. Công ty cũng có thể lựa chọn mở rộng một giải pháp quản trị tài chính tong thể với các module khác trong hệ thống quản lý tài chính của mình.
Một yếu tố không thể thiếu đó là môi trường kinh doanh, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng hoạt động trong một môi trường kinh doanh nhất định. Môi trường kinh doanh có tác động mạnh mẽ đến mọi hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có hoạt động tài chính , sự ổn định của nền kinh tế. Sự ổn định hay bất ổn của nền kinh tế, của thị trường có ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới nhu cầu về vốn kinh doanh. Những biến động của nền kinh tế có thể gây nên những rủi ro trong kinh doanh mà các nhà quản trị tài chính phải lường trước. Tiếp đó ảnh hưởng của giá cả thị trường, lãi suất và thuế.Giá cả thị trường, giá cả sản phẩm mà doanh nghiệp tiêu thụ có ảnh hưởng lớn tới doanh thu, do đó cũng có ảnh hưởng lớn tới khả năng tìm kiếm lợi nhuận.
b) Tình hình tài chính của doanh nghiệp
Doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh thì không những đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục và ổn định mà còn giúp cho doanh nghiệp có khả năng đầu tư đối mới công nghệ và áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào kinh doanh nhằm làm giảm chi phí, nâng cao năng suất
và chât lượng sản phâm. Ngược lại, nêu như khà năng vê tài chính của doanh nghiệp yếu kém thì doanh nghiệp không những không đảm bảo được các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường mà còn không có khả năng đầu tư đồi mới công nghệ, áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào kinh doanh. Khả năng tài chính của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín của doanh nghiệp, tới khả năng chù động trong kinh doanh, tới tốc độ tiêu thụ và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
c) Phương pháp tính toán của doanh nghiệp
Hiệu quả kinh tế được xác định bởi kết quả đầu ra và chi phí sử dụng các yếu tố đầu vào, hai đại lượng này trên thực tế đều rất khó xác định được một cách chính xác, nó phụ thuộc vào hệ thống tính toán và phương pháp tính toán trong doanh nghiệp. Mồi doanh nghiệp đều có một phương pháp, một cách tính toán khác nhau do đó mà tính hiệu quả kinh tế của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp tính toán trong doanh nghiệp đó.
1.2.4.2 Các nhân tổ bên ngoài doanh nghiệp
a. Các nhân tố khách quan:
Cơ chế tài chính có thể hiểu là hệ thống các nguyên tắc, chính sách, luật định về Quản lý tài chính và mối quan hệ về tài chính giữa các cơ quan có liên quan. Cơ chế quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp tác động đến phương thức tồn tại, vận động các hoạt động tài chính trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp. Sự tác động đó có 2 mặt tích cực và tiêu cực. Neu cơ chế đó phù hợp, bố sung, hồ trợ cho nhau, phát huy mặt tích cực,hạn chế khuyết điểm thì nó sẽ thúc đẩy hoạt động quàn lý phát triển. Neu cơ chế đó không phù hợp thì sẽ thành nhân tố kìm hãm, triệt tiêu sự phát triển của hoạt động quàn lý trong doanh nghiệp. Chiến lược và các chính sách phát triển đối với các doanh nghiệp là
công tác quản lý tài chính của các doanh nghiệp một phân phụ thuộc vào chủ trương cùa Đảng và Nhà nước đối với các doanh nghiệp và sự đổi mới cơ chế quản lý cùa /Nhà nước trong từng giai đoạn. Đảng và Nhà nước luôn coi trọng phát triển, đẩy mạnh cải cách hành chính, cơ chế quản lý tài chính được cải tiến cho phù hợp với tình hình mới.
Hình thức pháp lý của tô chức doanh nghiệp.
Theo tổ chức pháp lý của doanh nghiệp hiện hành, ở nước ta hiện có các loại hình thức doanh nghiệp chủ yếu sau:
- Doanh nghiệp nhà nước - CTCP.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn. - Doanh nghiệp tư nhân.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Đối với yếu tổ chinh trị và luật pháp .’Các yếu tố thuộc môi trường chính trị và luật pháp tác động mạnh đến việc hình thành và khai thác cơ hội kinh doanh và thực iện mục tiêu của doanh nghiệp, ôn định chính trị là tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh, thay đồi về chính trị có thể gây ảnh hưởng có lợi cho nhóm doanh nghiệp này hoặc kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp khác. Hệ thống pháp luật hoàn thiện và sự nghiêm minh trong thực thi pháp luật sẽ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp, tránh tình trạng gian lận,buôn lậu ...
Toàn bộ hệ thống tài chính của Trung tâm thương mại và dịch vụ Hàng không Nội Bài được xây dựng trên cơ sở luật và chuẩn mực kế toán Việt Nam ngoài ra còn có các luật khác như: Luật lao động Luật số 10/2012/QH13 Bộ luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012.
Môi trường kinh doanh
Bât cứ một doanh nghiệp nào cũng hoạt động trong một môi trường kinh doanh nhất định. Môi trường kinh doanh bao gồm tất những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng mọi hoạt động của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh có tác động mạnh mẽ đến mọi hoạt động của doanh nghiệp trong đó có hoạt động tài chính. Dưới đây chủ yếu xem xét tác động của môi trường kinh doanh đến các hoạt động quản trị tài chính doanh nghiệp.
Sự ổn định của nền kinh tế: Sự ổn định hay không ổn định của nền kinh tế của thị trường có ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng tới nhu cầu về vốn của doanh nghiệp. Những biến động của nền kinh tế có thể gây nên những rủi ro trong kinh doanh mà các nhà quản trị tài chính phải lường trước, những rủi ro đó có ảnh hưởng tới các khoản chi phí về đầu tư, chi phí trả lãi hay tiền thuê nhà xưởng, máy móc thiết bị hay
nguồn tài trợ cho việc mở rộng sản xuất hay việc tăng tài sản.
Ảnh hưởng về giá cả thị trường, lãi suất và tiền thuế, giá cả thị trường, giá cả sản phẩm mà doanh nghiệp tiêu thụ có ảnh hưởng lớn tới doanh thu do đó cũng có ảnh hưởng lớn tới khả năng tìm kiếm lợi nhuận. Cơ cấu tài chính của doanh nghiệp cũng được phản ảnh nếu có sự thay đổi về giá cả. Sự tăng, giảm lãi suất và giá cổ phiếu cũng ảnh hưởng tới sự chi phí tài chính và sự hấp dẫn của các hình thức tài trợ khác nhau. Mức lãi suất cũng là một yếu tố đo lường khả năng huy đông vốn vay. Tất cả các yếu tố trên có thể được các nhà quản trị tài chính sử dụng để phân tích các hình thức tài trợ và xác định thời gian tìm kiếm các nguồn vốn trên thị trường tài chính.
Dịch bệnh toàn cầu ảnh hường đến công tác quản lý tài chính DN, Đại dịch COVID -19 đã làm suy giảm tiêu dùng của người dân và xã hội, ảnh hưởng nhiều nhất đến lĩnh vực du lịch và dịch vụ. Vì thế những nền kinh tế dựa vào du lịch và dịch vụ làm trụ cột và động lực tăng trưởng đang bị ảnh hưởng nặng nề nhất và tiêu cực nhất bởi đại dịch này. Trong 9 tháng đầu năm
2020 cả nước có 98.954 doanh nghiệp thành lập mới, giảm 3,2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần đầu tiên số DN thành lập mới trong 9 tháng đầu năm bị sụt giảm trong giai đoạn 2015-2020. Trong khi đó, 9 tháng đầu năm giai đoạn 2015-2019 số DN thành lập mới bình quân mồi năm tăng 14,3%. Có
78,3 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 27,2% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó có 38,6 nghìn DN đăng ký tạm ngừng kinh doanh, tăng
81,8% với cùng kỳ năm 2019. Các kế hoạch tài chính của Trung tâm Thương mại và dịch vụ hàng không Nội Bài cũng bị ảnh hưởng trực tiếp, các kế hoạch được đơn vị cấp dưới hoàn thiện và trình lên Ban lãnh đạo Trung tâm từ cuối năm 2019 để triển khai thực hiện trong năm 2020 về doanh thu không thể đạt được,thậm chí còn bị âm hàng trăm tỷ đồng. Trong đó 6 tháng đầu năm 2020, thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị, 15/CT-TTg ngày 27/3/2020, Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/03/2020 của Thù tướng Chính Phủ để phòng chống dịch bệnh ,theo đó các hoạt động kinh doanh của Trung tâm trong sân bay Nội Bài đã bị ảnh hưởng trực tiếp, các điếm kinh doanh tại nhà ga Quốc tế đóng cửa theo qui định về tạm dừng các đường bay quốc tế, chỉ thực hiện hiện các chuyến bay đón công dân Việt Nam từ nước ngoài trở về tránh dịch. Tại Nhà ga Quốc nội bắt đầu được mớ cửa trở lại từ ngày 28/04/2020. Để đối phó với tình hình tài chính của công ty trong thời kỳ Covit-19, Ban lãnh đạo đã thực hiện chỉ thị của tống công ty về việc cắt giảm nguồn nhân lực,cắt giảm chi phí hoạt động kinh doanh, cắt giảm lương.... để đảm bảo duy trì hoạt động tài chính của Trung tâm.
b. Nhân tố chủ quan
Năng lực quản lý của người lãnh đạo trong doanh nghiệp là nhân tố có vai trò quan trọng, có ý nghĩa định hướng toàn bộ quá trình quản lý tài chính tại doanh nghiệp. Lãnh đạo cơ quan có chức năng chi đạo toàn diện, mọi mặt công tác, trong đó có công tác tài chính, người chỉ huy đồng thời là chủ tài
khoản có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiêp đên mọi mặt của công tác quản lý nói chung và công tác quản lý tài chính nói riêng.
Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tài chính là một trong những chủ thể thực hiện chức năng quản lý tài chính. Trình độ chuyên môn,nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức của họ là yếu tố quyết định chất lượng quản lý tài chính,hoạt động quản lý tài chính không hiệu quả nếu các chủ thể quản lý không nắm vững nghiệp vụ, không quán triệt sâu sắc chủ trương đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước, không thể là người thiếu bản lĩnh chính trị, đạo đức suy đồi. Công tác quản lý cần cập nhật các phương pháp và nghệ thuật quản lý hiện đại để đáp ứng yêu cầu công tác quản lý ngày càng cao. Sự cạnh tranh sản phẩm đang sản suất và các sản phẩm tương lai giữa các doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến kinh tế, tài chính của doanh nghiệp và có liên quan chặt chẽ đến khả năng tài trợ đế doanh nghiệp tồn tại và tăng trưởng trong một nền kinh tế luôn luôn biến đồi và người giám đốc tài chính phải chịu trách nhiệm về việc cho doanh nghiệp hoạt động khi cần thiết.
Công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán là yếu tố quan trọng trong công tác quản lý, thông qua kiểm tra, thanh tra, kiểm toán giúp cho cơ quan quản lý nắm chắc được hoạt động của tài chính, đánh giá đúng bản chất sự việc, sai phạm còn tồn tại từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời giúp cho hoạt động đúng hướng, góp phàn thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao. Công nghệ quản lý tài chính sử dụng công nghệ tin học trong quản lý tài chính tại doanh nghiệp giúp tiết kiệm thời gian xử lý công việc, đảm bảo tính chính xác, nhanh chóng, thống nhất về dữ liệu và tạo tiền đề cho cải cách hiệu quả về mặt nghiệp vụ. Chính vì vậy mà công nghệ tin học là một trong nhũng nhân tố ành hưởng không nhỏ đến hiệu quá quản lý tài chính tại doanh nghiệp.
1.3 Kinh nghiệm vê quản lý tài chính ờ một sô doanh nghiệp và bài học cho trung tâm thương mại và dịch vụ hàng không Nội Bài
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý tài chính tại Công ty Co phần dịch vụ Hàng không Thăng Long
Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng không Thăng Long
Tên tiếng Anh : THANG LONG AIR SERVICES CORPORATION ( tên viết tắt là TASECO)
Công ty Cổ phần dịch vụ Hàng không Thăng Long được thành lập ngày 24/02/2005 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0103005285, thay đổi kinh doanh ngày 31 tháng 12 năm 2009 với vốn điều lệ: 5 tỷ đồng. Công ty đã có những bước phát triển về mặt kinh tế một cách vượt bậc, khi mới thành lập số vốn điều lệ của công ty là : 5 tỷ đồng, đến nay số vốn điều lệ đã
lên tới 150 tỷ đồng. Đổi với ngành dịch vụ công ty kinh doanh chủ yếu các dịch vụ liên quan đến ngành phi hàng không như các dịch phục vụ hành khách qua lại bằng đường hàng không, kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát, kinh doanh hàng lưu niệm, mỳ nghệ, bách hóa;...Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, đại lý thu đổi ngoại tệ. Đối với kinh doanh bất động sản Công ty chuyên xây dựng nhà các loại; Hoàn thiện công trình xây dựng và dịch vụ bất động sản. Hiện nay, ngành nghề và các loại hình kinh doanh của TASECO hết sức đa dạng nham đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Đặc biệt, trong những năm vừa qua hoạt động kinh doanh Bất động sản và đầu tư tài chính của công ty đã có những bước phát triển vượt bậc, khẳng định uy tín, thưong hiệu và tiềm lực ngày càng lớn mạnh của TASECO.
Ké công tác lập kế hoạch: Kế hoạch thu chi của Công ty cổ phần dịch