Nghiên cứu theo phương pháp tổng họp là một trong những điều kiện để nghiên cứu có hiệu quả hoạt động Quản lý nhân lực của Sở Công thương tỉnh Hòa Bình.
Nghiên cứu về vấn đề này đòi hòi phân định rõ tác động của quản lý nhân lực đến đội ngũ nhân lực tại Sở, để từ đó xây dựng và phát triển được đội ngũ nhân lực có chất lượng.
Luận văn “Quản lý nhân lực tại Sở Công thương tĩnh Hòa Bình” sử dụng phương pháp phân tích, tổng họp và so sánh là một trong những phương pháp
quan trọng để nghiên cứu.
Các nội dung có liên quan với việc sử dụng phương pháp phân tích, tống hợp và so sánh bao gồm:
- Trong Chương 1, phân tích các kết quả nghiên cứu có liên quan đến hoạt động quản lý nhân lực tại Sở Công thương tỉnh Hòa Bình, tống hợp và hệ thống hóa thành cơ sở lý luận của hoạt động quản lý nhân lực; trên cơ sở các nghiên
cứu trước đó về quăn lý nhân lực đề hướng nghiên cứu tiếp của luận văn.
- Trong Chương 3, phân tích chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu của Sở Công thương tình Hòa Bình, thực trạng quản lý nhân lực để từ đó có thể đánh giá nội dung của hoạt động quản lý nhân lực của Sở Công thương tình Hòa Bình.
- Trong từng nội dung cụ thể, phương pháp phân tích và tổng họp vẫn tiếp tục được sử dụng để đạt được mục đích nghiên cứu. Trong quá trình phân tích, tổng hợp, luận văn có sử dụng các bảng biểu, các biểu đồ để thấy rõ hơn tính chất, thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
Tác giả thu thập dữ liệu từ các công trình nghiên cứu trước đó có liên quan đến quản lý nguồn nhân lực đã được công bố như: giáo trình, sách tham khảo, đề tài nghiên cứu, luận án tiến sỹ, ..., các văn bản pháp luật của nhà
nước cũng như của tỉnh Hòa Bình, các báo cáo, tài liệu cùa Sở Công thương tình Hòa Bình. Trên cơ sở đó, phân tích, đánh giá thực trạng công tác Quản lý nhân lực tại Sở Công thương tỉnh Hòa Bình, những kết quả đạt được và hạn chế, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác Quản lý nhân lực tại Sở Công thương tỉnh Hòa Bình
Thu thập thông tin về tình hình, kinh nghiệm nghiên cứu có liên quan đề tài: Qua thu thập thông tin từ các Công trình, Đe tài khoa học đã được áp dụng, Luận án, Luận văn thạc sỳ, các bài nghiên cứu và các loại ấn phẩm khác là cơ sở để nghiên cứu và đưa vào nội dung tổng quan tình hình nghiên cứu, kinh nghiệm về công tác quản lý nhân lực của một số cơ quan, đơn vị và bài học rút ra cho Sở Công Thương tỉnh Hòa Bình.
Thu thập thông tin về quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh đối với công tác quản lý nhân lực: Thông qua tìm hiểu về Hệ thống văn bản pháp luật (gồm: Luật Cán bộ công chức, Luật Viên chức, các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn về công tác quản lý, sử dụng công chức, viên chức) và quy định phân cấp của UBND tỉnh về tổ chức bộ máy, quàn lý cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh đế nghiên cứu, đưa vào đánh giá về thực trạng thực hiện công tác quản lý nhân lực tại Sở Công Thương tỉnh Hòa Bình.
Thu thập thông tin về số lượng, chất lượng, các nội dung có liên quan đến công tác quản lý nhân lực tại Sở Công Thương tỉnh Hòa Bình trong 05 năm, từ năm 2015 đến 2020 bao gồm: Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Công Thương, Báo cáo về số lượng, chất lượng công chức, viên chức hàng năm, Báo cáo về công tác quản lý nhân lực như biên chế, quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, tiếp nhận, đào tạo bồi dưỡng đối với công chức, viên chức hàng năm để phục vụ việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý nhân lực của Sở Công Thương trong giai đoạn nghiên cứu.
Thu thập các văn kiện Đại hội đại biểu Đáng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVI, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020 của tinh Hòa
Bìnhcó tư liệu liên quan đên công trình nghiên cứu nhăm phân tích, đánh giá sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và chính quyền tĩnh, để từ đó đề ra được định hướng và giải pháp cho việc hoàn thiện công tác quản lý nhân lực của Sở Công Thương Hòa Bình.
Tài liệu thứ cấp sau khi thu thập đầy đủ, được phân ra từng loại phục vụ viết từng nội dung của đề tài nghiên cứu.
Các tài liệu dưới dạng văn bản được đọc kỹ, tóm lược nội dung cần thiết để đưa vào phân tích trong các phần có liên quan.
Số liệu được đưa vào các Bảng tống hợp, phân tích kỹ và so sánh để tìm ra mối quan hệ giữa các chỉ số, đưa ra quy luật phát triển, bản chất của các vấn đề có liên quan đến mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu.