Các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lýnhân lực tại Sở

Một phần của tài liệu Quản lý nhân lực tại sở công thương tỉnh hòa bình (Trang 83)

được giao: Phấn đấu đến năm 2025 có trên 95% công chức, viên chức là cán bộ lãnh đạo quản lý và chuyên môn nghiệp vụ có trình độ chuyên môn đại học trở lên, trong đó trình độ sau đại học đạt trên 10%; trên 50% công chức, viên chức là lãnh đạo quản lý có trình độ lý luận chính trị cao cấp.

Thứ ba, hằng năm trong giai đoạn 2020 - 2025, 70% công chức, viên

chức được bồi dường kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý nhà nước; 100% công chức, viên chức được bồi dưỡng nâng cao về chính trị, tư tưởng.

Thứ tư, công chức, viên chức của Sở Công Thương tỉnh Hòa Bìnhcó

bản lĩnh chính trị vững vàng, phấm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn, có năng lực thực tiễn để hoạt động nghề nghiệp một cách chuyên nghiệp

4.3. Các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại Sở Công Thương tỉnh Hòa Bình Sở Công Thương tỉnh Hòa Bình

4.3.1. Đoi mới sắp xếpvà kiện toàn tổ chức bộ máy

- Củng cố, đổi mới, kiện toàn, củng cố, sắp xếp hợp lý các phòng, ban, đơn vị trực thuộc: cần phân định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ giữa phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc cũng như quyền hạn, trách nhiệm củatừng công chức, viên chức và thực thi nghiêm chỉnh theo chức năng, nhiệm vụ đã

phân định đảm bảo không lân sân, chông chéo lên nhau thực hiện và phôi hợp nhịp nhàng, có hiệu quả giữa các phòng, ban, đon vị trực thuộc.

Thực hiện sắp xếp lại tổ chức, bố trí công chức, viên chức theo vị trí việc làm một các khoa học, hợp lý đảm bảo “đúng người, đúng việc” để tạo ra một bộ máy hoạt động hiệu quả.

Rà soát, sửa đổi, bồ sung các quy chế, quy định về công tác cán bộ, công chức nhằm đảm bảo sự thống nhất lãnh đạo đối với công tác cán bộ, công chức, viên chức.

- Xác định đúng tiêu chuẩn chức danh cho từng loại công chức, viên chức Sở Công Thưcmg tỉnh Hòa Bình làm cơ sở thi tuyến, bố nhiệm, đào tạo đáp ứng được yêu cầu của ngành.

- Thực hiện rà soát lại chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở để sắp xếp lại cho phù hợp, giảm đầu mối, tăng cường kiêm nhiệm, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo đúng tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị

khóa XI về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 41/2021/QĐ-UBND ngày 06/8/2021 của ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định vị trí, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Công Thương tỉnh Hòa Bình ban hành kèm theo Quyết định số 28/2015/QĐ-UBND ngày 28/9/2015 cùa ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình trong đó giải thể Phòng Quản lý đầu tư và Hợp tác quốc tế, nhiệm vụ chuyển về Phòng Quản lý thương mại thuộc Sở.

4.3.2. Tái bố trí công chức, viên chức theo vị tri việc làm, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch công chức, viên chức

Thực hiện sắp xếp lại tổ chức, bố trí công chức, viên chức theo vị trí việc làm một các khoa học, hợp lý đảm bảo “đúng người, đúng việc” để tạo ra một bộ máy hoạt động hiệu quả, cụ thể:

- Đôi với vị trí việc làm của cơ quan tô chức hành chính (cơ quan Sở Công Thương): Tiến hành rà soát lại biên chế được giao của từng phòng, ban, đơn vị, đánh giá toàn bộ công chức của Sở về: Trình độ, chuyên ngành đạo tạo, khả năng chuyên môn nghiệp vụ sovới yêu cầu của từng vị trí việc làm để có cơ sở dự kiến Phương án tái bố trí công chức theo vị trí việc làm.

- Đối với vị trí việc làm của đơn vị sự nghiệp (Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp).Giám đốc các đơn vị sự nghiệp chủ động tiến hành rà soát lại biên chế được giao của từng phòng, ban, đơn vị, đánh giá toàn bộ viên chức của đơn vị về: Trình độ, chuyên ngành đạo tạo, khả năng chuyên môn nghiệp vụ so với yêu cầu của từng vị trí việc làm để có cơ sở dự kiến Phương án tái bổ trí công chức theo vị trí việc làm. Trước mắt nên tiến hành sắp xếp, phân công lại nhiệm vụ của từng viên chức đối với vị trí nhóm chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng tham mưu để hoàn thành tốt hơn các nhiệm vụ, kế hoạch được giao.

Trong những năm qua, Sở Công Thương đã có nhiều cố gắng trong nâng cao chất lượng quy hoạch công chức, viên chức vào các vị trí lãnh đạo, quản lý, tuy nhiên công tác này vẫn còn nhiều bất cập. Trong thời gian tới, Sở cần phải có những chính sách phù hợp, trước tiên phải nhìn nhận, đánh giá đúng cán bộ giỏi, từ đó đưa vào quy hoạch và bồi dưỡng cán bộ để trở thành những lãnh đạo nguồn cho đơn vị để kế cận những cán bộ lãnh đạo, quản lý sắp nghỉ chế độ. Mặt khác, cần phải trẻ hóa cán bộ lãnh đạo quản lý để thích ứng nhanh với thực tiễn đang đặt ra cho sỡ Công Thương cùng với sự phát triển nhanh của tỉnh Hòa Bình.

Căn cứ vào kết quả đánh giá, phân loại công chức, viên chức tồ chức rà soát quy hoạch cán bộ, công chức, bổ sung nguồn quy hoạch giai đoạn 2020 - 2025.

Triên khai thực hiện rà soát, bô sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý vàcác chức danh lãnh đạo phòng chuyên môn, đon vị sự nghiệp trực thuộc Sở và lãnh đạo các phòng, đội thuộc các đon vị trực thuộc Sở phải gắn với quy hoạch chung của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, quy hoạch phải sát với thực tiễn, trên cơ sở nắm chắc đội ngũ công chức, viên chức hiện có và nguồn công chức, viên chức dự báo được nhu cầu, khả năng phát triển đội ngũ công chức, viên chức.

Công tác quy hoạch mở và động nhưng cũng phải đảm bảo chất lượng, không quy hoạch 0 ạt và sau quy hoạch phải có kể hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức đảm bảo cho công chức, viên chức được quy hoạch hội đủ các điều kiện và tiêu chuẩn bổ nhiệm theo quy định. Đồng thời căn cứ vào vị trí và nhu cầu công tác của từng chức danh lãnh đạo cụ thể để xem xét, bổ nhiệm, tránh tình trạng quy hoạch treo, lãng phí nguồn lực.

Công chức, viên chức trong diện quy hoạch phải là những người đáp ứng cơ bàn tiêu chuẩn chức danh cán bộ, đồng thời cần được tiếp tục hoàn thiện thông qua đào tạo, rèn luyện và thử thách trong thực tiễn. Sở Công Thương cần xác định ưu công chức, viên chức có triển vọng phát triền, đảm bảo cơ cấu công chức, viên chức lãnh đạo về giới (nam, nữ), cơ cấu thành phần dân tộc, xuất sắc dưới 40 tuổi, có trình độ đại học trớ lên.

4.3.3. Đổi mới công tác tuyển dụng viên chức; nâng cao chất lượng quản lý và sử dụng công chức, viên chức

Sở Công Thương tỉnh Hòa Bình cần có những cơ chế tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với thực tiễn đặt ra trong thời gian tới, chủ động, tích cực, linh hoạt trong tuyển dụng cán bộ. Bên cạnh vấn đề tuyển dụng là sữ dụng cán bộ đó sao cho họp lý với chuyên ngành được tào tạo để đưa vào những vị trí việc làm phù hợp.

- Đê đảm bảo tuyên dụng nhân lực có thê lực, trí lực dôi dào, tiêm năng lớn và toàn diện đòi hỏi Sờ Công Thương phải có chính sách tuyển dụng khoa học, mang tính thực tiễn, tính chất đặc thù, theo đó trong tuyển dụng viên chức cần thực hiện theo hình thức thi tuyển. Đồng thời trong tuyển dụng cần tuân thủ đầy đủ và đúng trình tự, thủ tục, các điều kiện, tiêu chuẩn tuyển dụng theo quy định đảm bảo công khai minh bạch, công bằng, không để xảy ra sai sót, gian lận hoặc có sự can thiệp từ các mối quan hệ thân quen, quyền lực.

- Bố trí, sử dụng hợp lý

Thực hiện bổ trí công chức, viên chức theo vị trí việc làm một cách khoahọc, hợp lý, đảm bảo đúng người, đúng việc để gây kích thích cho người lao động trong quá trình làm việc, làm tăng động cơ làm việc nhằm đạt hiệu quả cao.

- Luân chuyển, điều động công chức, viên chức phù họp với yêu cầu sử dụng Cần tiếp tục mạnh dạn thực hiện việc luân chuyển, điều động, bố trí lại công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý khi có yêu cầu thực tiễn đặt ra. Qua luân chuyển, điều động để tạo nên sự đồng đều trong đội ngũ, bồi dưỡng toàn diện cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý, tạo điều kiện cho công chức, viên chức trẻ có triển vọng và công chức, viên chức quy hoạch được rèn luyện trong thực tiễn. Như vậy mới khắc phục được tình trạng khép kín, cục bộ, chù quan, tạo nên sức ỳ trong công việc. Mặt khác, luân chuyển, điều động công chức, viên chức là một biện pháp quan trọng để bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ, công chức; mở rộng môi trường công tác, tăng thêm vốn hiểu biết và kinh nghiệm... nhằm hoàn thiện và phát huy năng lực công chức, viên chức.

- Bô nhiệm, bô nhiệm lại cán bộ đúng năng lực

Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ đúng năng lực có tác dụng kích thích mạnh mẽ cán bộ tích cực phấn đấu vươn lên, đồng thời tạo ra và duy trì đội ngũ cán bộ quản lý điều hành có chất lượng. Trong thời gian tới, Sở Công

Thương cân tập trung triên khai rà soát, đánh giá và ban hành Quy định mới về quy trình đánh giá, bổ nhiệm, bố nhiệm lại cán bộ. Quy định này có những ưu điểm như bổ sung hoàn chỉnh tiêu chuẩn các chức danh cán bộ quản lý điều hành phù hợp chiến lược phát triển nguồn nhân lực và công khai hóa các tiêu chuẩn để toàn thể công chức, viên chức biết để tự phấn đấu vươn lên, từ đó đế được bổ nhiệm vào vị trí xứng đáng, phù hợp. Đồng thời xây dựng, bổ sung hoàn chỉnh quy trình, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ nhằm tạo ra tính đồng bộ triển khai có hiệu quả công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ; trong

bổ nhiệm cán bộ cần đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định.

4.3.4. Tăng cường đào tạo, bồi dưững công chức, viên chức theo yêu cầu của vị tri việc làm và tiêu chuẩn ngạch

Sở Công Thương cần phải quan tâm hom nữa đến công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức vì hiện nay, trước sự phát triển của khoa học công nghệ, hội nhập quốc tế đòi hỏi cán bộ, công chức phải có sự nhạy bén, phải có năng lực, trình độ thì mới có thể thực hiện tốt công vụ. Nếu công tác đào tạo, bồi dưỡng được quan tâm hơn nữa thì chắc chắn hiệu quả công việc sẽ được nâng lên kéo theo đó là thành tích của Sở trong những năm tới sẽ đạt được nhiều kết quả tốt hơn.

Đây là giải pháp mang tính lâu dài, tác động đến sự phát triến của tổ chức, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đào tạo, bồi dưỡng có trọng điểm đáp ứng yêucầu vị trí việc làm, khắc phục những tồn tại trước đây trong xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng của Sở, chú trọng rèn luyện kỳ năng, nghiệp vụ, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho công chức, viên chức đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm chi phí, cần thực hiện như sau:

- Xác định đúng nhu cầu đào tạo của Sở: Việc xác định nhu cầu trước hết quan tâm đến nhu cầu cùa tổ chức trước mắt và cũng như lâu dài, nghiên cứu sự thay đổi của cơ chế, chính sách, yêu cầu cải cách hành chính để đề xuất ưu

tiên cân đào tạo, bôi dưỡng ngành nghê gì. Phân tích nhu câu từ cá nhân công chức, viên chức để lựa chọn nguồn đào tạo; phân tích yêu cầu của công việc.

Đối với nội dung đào tạo: Đào tạo sau đại học đối với công chức, viên chức dưới 40 tuổi, trong quy hoạch, tập trung vào một số chuyên ngành cần thiết như: Quản lý kinh tế, Kinh tế đối ngoại, Quản lý công, Luật, Kỳ thuật điện, Quản lý công nghiệp... Đồng thời đào tạo về trình độ lý luận chính trị đối với công chức, viên chức trong diện quy hoạch để đáp ứng về tiêu chuẩn bổ nhiệm.

Đối với bồi dưỡng: Tập trung bồi dưỡng theo ngạch như ngạch Chuyên viên, Kiểm soát viên thị trường, chú trọng cử đi học các lớp bồi dưỡng về kỹ năng hành chính, bồi dưỡng về công tác chuyên môn nghiệp vụ như nghiệp vụ công tác tổ chức cán bộ, công tác thanh tra chuyên ngành, công tác quản lý kinh doanh thương mại, quản lý xuất nhập khẩu, quản lý công nghiệp, quản lý năng lượng, quản lý thị trường...Ngoài ra cần bồi dưỡng thêm tiếng Anh cho số công chức, viên chức thường xuyên đi công tác tại nước ngoài; tiếng Dân tộc thiểu số cho số công chức, viên chức thường xuyên đi công tác và làm việc tại các huyện.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện: Xác định mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng; xác định danh sách trích ngang công chức đi đào tạo; xác định về loại hình, thời gian đào tạo cho từng công chức; lựa chọn cơ sở có uy tín đế gửi công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng.

Việc đào tạo công chức, viên chức là việc làm quan trọng, lâu dài vì vậy trong quá trình thực hiện cần có lộ trình thực hiện khoảng 3 đến 5 năm. Trên cơ sở quy định về phân cấp quản lý cán bộ, công chức, thực hiện kế hoạch đào tạo côngchức, viên chức một cách hợp lý và chặt chẽ, đồng thời tăng cường kiểm tra, hướng dẫn thực hiện việc chọn, cử đối tượng công chức, viên chức đi đào tạo, giải quyết hỗ trợ kinh phí cho công chức, viên chức đi học và quản lý công chức, viên chức đi vào nề nếp.

4.3.5. Đôi mới công tác đánh giá cán bộ, công chức băng cách đánh giá thường xuyên và nâng cao vai trò đánh giá trực tiếp của cấp trưởng

Đánh giá cán bộ có vai trò hết sức quan trọng, là cơ sở để quy hoạch, đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm, bố trí, sử dụng. Tuy nhiên, trong thời gian qua, công tác này vẫn còn mang tính hình thức, cảm tính, chua đánh giá đúng thực chất

năng lực cán bộ. Vì vậy, cần phải đổi mới, nâng cao chất lượng đánh giá cán bộ, ban hành quy định đánh giá công chức, viên chức với các nội dung:

- Đánh giá cần được bổ sung theo những yếu tố định lượng (về số lượng, chất lượng, thời gian hoàn thành công việc, khả năng xử lý tình huống và tính sáng tạo trong công việc...) bằng cách xây dựng một hệ thống các tiêu chí cho mỗi vị trí công chức, viên chức về tiêu chuẩn, trình độ, năng lực; về khối

lượng công việc, quy trình xử lý; tống hợp, báo cáo kết quả công tác...

- Đánh giá hiệu quả công chức, viên chức phải lấy hiệu quả công tác thực tế làm thước đo chủ yếu. Đánh giá phải dựa vào nhũng quy định cụ thể về tiêu chuẩn của từng chức danh và tiêu chí đánh giá đối với từng đối tượng công chức, viên chức. Năng lực công chức, viên chức được thể hiện ở mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo chức trách được giao, cụ thể khối lượng, chất lượng hiệu quả công tác trên các lĩnh vực lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện. Thực hiện cơ chế buộc thôi việc đối với những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, vi phạm đạo đức công vụ, mất uy tín với nhân dân.

Trong những năm qua, sờ Công Thương tỉnh Hòa Bình đã đưa ra nhiều tiêu chí nhằm đánh giá cán bộ, công chức ở cơ quan, đơn vị. vấn đề đánh giá cán bộ là hết sức nhạy cảm đòi hởi các cấp lãnh đạo quản lý phải công tâm, khách quan, phải đánh giá đúng năng lực, trình độ và sự cống hiến của cán bộ, công chức đối với cơ quan, đơn vị, để từ đó thúc đẩy công tác cán bộ của Sở phát triển.

4.3.6. Tăng cường công tác kiêm tra, quăn lý đội ngũ công chức, viên chức để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức

Sở Công Thương cần phải thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá, quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để từ đó nâng cao chất lượng của đội ngũ này trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. Đây là công tác phải được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục, mang tính khách quan, phù

Một phần của tài liệu Quản lý nhân lực tại sở công thương tỉnh hòa bình (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)