Vài nét về công nghiệp giấy nước ta

Một phần của tài liệu Ngành giấy việt nam trước những thách thức hội nhập kinh tế khu vực châu á (Trang 31 - 40)

III. Dự báo nhu cầu của thế giới và khu vực đối với mặt hàng giấy

2. Vài nét về công nghiệp giấy nước ta

Trong thời gian thực dân Pháp chiếm đóng nước ta, dể phục vụ cho công cuộc cai trị, chúng đã cho xây dựng một số nhà máy sản xuất giấy bằng nguyên liệu của Việt Nam như Nhà máy giâý Đáp Cầu, Nhà máy giấy Mục Sơn (Thanh Hoá),...

_

Sau khi cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, các cơ sở sản xuất này tiếp tục duy trì sản xuất để phục vụ cuộc sống mới của nhân dân ta. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược nước ta lần thứ hai, để phục vụ cuộc kháng chiến của nhân dân ta, một số nhà máy đã được tháo dỡ, di chuyển lên chiến khu để duy trì sản xuất. Đó là các nhà máy: Nhà máy giấy Lửa Việt (Phú Thọ), Nhà máy giấy Phùng Chí Kiên (tiền thân là nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, Nhà máy giấy Đáp Cầu) đã có vinh dự được giao nhiệm vụ sản xuất giấy để in tiền giấy bạc Cụ Hồ cho Bộ Tài chính của chính quyền cách mạng.

Sau khi hoà bình được lập lại, ngành công nghiệp giấy cũng được Nhà nước quan tâm phát triển. Nhiều học sinh được cử đi học ngành giấy ở Trung Quốc, Liên Xô (cũ), Cộng hòa dân chủ Đức (cũ),...

Những làng nghề sản xuất giấy theo phương pháp thủ công truyền thống được tổ chức lại thành các hợp tác xã thủ công nghiệp tiếp tục duy trì hoạt động.

Với sự giúp đỡ của Trung Quốc, trong những năm cuối thập kỷ 50, đầu thập kỷ 60 của thế kỷ 20, chúng ta đã xây dựng thêm một số nhà máy giấy có công suất nhỏ, sản xuất bằng các nguyên liệu tre nứa sẵn có trong nước. Một trong những nhà máy giấy xây dựng vào thời kỳ này là nhà máy giấy Việt Trì, được xây dựng vào năm 1958, công suất thiết kế là 20.000 tấn/năm. Vào thời điểm này, đây là nhà máy vào loại hiện đại, có công suất lớn nhất Đông Nam Á. Nhà máy là một tổ hợp khép kín từ khâu sản xuất bột giấy đến khâu xeo giấy. Sản phẩm là giấy viết có độ trắng 75%, tờ khổ 787 x 1.092 mm. Nguyên liệu chính là tre nứa, gỗ chỉ là nguyên liệu phụ. Vùng nguyên liệu giấy gồm các tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ.

Đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh ném bom phá hoại miền Bắc làm cho các cơ sở công nghiệp, trong đó có các nhà máy giấy cũng bị đánh phá, sản xuất bị đình đốn. Từ thực tế đó, Bộ Công nghiệp đã có chủ trương tăng cường phát triển công nghiệp địa phương. Một số nhà máy giấy cỡ nhỏ ở các địa phương đã được xây dựng bằng trang thiết bị, vật tư máy móc kỹ thuật do Trung Quốc giúp. Đó là các nhà máy giấy:

_

- Nhà máy giấy Lam Sơn (Thanh Hoá). - Nhà máy giấy Thuận Thành (Hà Bắc).

- Nhà máy giấy Yên Bái có công suất 900 tấn/năm. - Nhà máy giấy Lào Cai có công suất 300 tấn/năm. - Nhà máy giấy Tuyên Quang có công suất 600 tấn/năm. - Nhà máy giấy Hoà Bình 1.000 tấn/năm.

- Nhà máy giấy Thái Bình có công suất 300 tấn/năm. - Nhà máy giấy Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh.

Đội ngũ kỹ sư ngành giấy Việt Nam đã chế tạo thành công và đưa vào sử dụng công nghệ chế tạo giấy từ nguyên liệu bã mía, tận dụng phế liệu của các nhà máy đường. Công nghệ này đã áp dụng ở một số nhà máy giấy, tiêu biểu nhất là máy giấy Vạn Điểm. Để đáp ứng nhu cầu giấy ảnh ngày một tăng trong nước, Nhà nước cũng cho xây dựng nhà máy sản xuất giấy ảnh Bình Minh.

Mặc dù đã hình thành một nền công nghiệp giấy như vậy song do công suất nhỏ, kỹ thuật công nghệ còn lạc hậu nên sản lượng giấy vẫn còn thấp và chất lượng xấu, chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của xã hội. Vào cuối những năm 60 của thế kỷ 20, tổng sản lượng giấy ở miền Bắc mới có khoảng 25.000 tấn/năm, tính ra khoảng 1kg/đầu người. Chất lượng giấy rất xấu, phần lớn giấy có độ trắng thấp, không dòng kẻ. Nhu cầu về giấy, đặc biệt là giấy cho học tập, in ấn ngày càng tăng. Việc xây dựng một nhà máy giấy có công nghệ cao, công suất lớn trở nên cấp thiết đối với miền Bắc nước ta trong những năm cuối thập kỷ 60, đầu thập kỷ 70 của thế kỷ 20.

Trong gần 30 năm qua, mô hình tổ chức ngành Giấy - Gỗ - Diêm đã thay đổi 6 lần. Những thay đổi này không nằm ngoài mục đích tìm kiếm một mô hình tổ chức phù hợp với trình độ quản lý và phát triển của lực lượng sản xuất và phù hợp với cơ chế thị trường hiện nay.

_

Năm 1976-1978: Bộ Công nghiệp nhẹ quyết định thành lập hai công ty Giấy Gỗ Diêm theo khu vực Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Công ty là một cấp kế hoạch, cấp trên trực tiếp của các doanh nghiệp thành viên, hoạt động theo Điều lệ do Bộ Công nghiệp nhẹ ban hành.

Năm 1978-1984: Hợp nhất hai Công ty Giấy Gỗ Diêm theo khu vực thành lập Liên hiệp các Xí nghiệp Giấy Gỗ Diêm cả nước, hoạt động theo Điều lệ Liên hiệp các Xí nghiệp do Bộ Công nghiệp nhẹ ban hành theo nghị định 302/CP ngày 1/12/1978 của Hội dồng Chính phủ.

Năm 1984-1990: Do điều kiện địa lý không thuận lợi, phương tiện giao thông và liên lạc còn lạc hậu, để thuận tiện cho việc quản lý và điều hành được kịp thời nên Liên hiệp các Xí nghiệp Giấy Gỗ Diêm cả nước được tách thành hai liên hiệp theo khu vực như ban đầu.

Năm 1990-1992: Do có sự chuyển đổi cơ chế quản lý của Nhà nước, tăng cường quyền tự do dân chủ cho các đơn vị cơ sở, để gắn sản xuất chung của ngành với các thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước nên Nhà nước đã phê duyệt cho hợp nhất hai Liên hiệp các Xí nghiệp Giấy Gỗ Diêm theo khu vực thành Liên hiệp sản xuất - xuất nhập khẩu do Bộ Công nghiệp nhẹ ban hành theo Nghị định 27/HĐBT ngày 22/3/1989 của Hội đồng Bộ trưởng.

Năm 1992-1995: Để chuyển mạnh mẽ hoạt động của Liên hiệp phù hợp với cơ chế thị trường, mở rộng quyền tự chủ của các đơn vị thành viên trong hoạt động sản xuất kinh doanh và để phù hợp với Nghị định 388/HĐBT ngày 2/11/1991 nên ngày 22/3/1993 Bộ Công nghiệp đã ra Quyết định chuyển đổi tổ chức và hoạt động của Liên hiệp SX-XNK Giấy Gỗ Diêm thành Tổng công ty Giấy Gỗ Diêm Việt Nam.

Từ tháng 4-1995 đến nay: Chính phủ đã quyết định thành lập Tổng công ty giấy Việt Nam theo quyết định 91/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế kinh doanh.

_

II. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGÀNH GIẤY VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

1. Tình hình sản xuất các mặt hàng giấy của Việt Nam

Giai đoạn từ 1995-2000

Từ năm 1995, Tổng công ty giấy Việt Nam được thành lập trong điều kiện cơ sở vật chất còn nghèo nàn, quy mô còn quá nhỏ bé, tản mạn. Trình độ trang thiết bị công nghệ lạc hậu, chắp vá, thiếu đồng bộ, chủ yếu được trang bị từ những năm 1960, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học công nghệ và công nhân vừa thiếu vừa yếu cả về trình độ lẫn kinh nghiệm. Ngoài ra, Tổng công ty giấy Việt Nam còn phải chịu tác động của cuộc khủng hoảng và suy thoái của ngành giấy thế giới. Nhìn chung ngành giấy Việt Nam tụt hậu so với các nước trong khu vực 20-30 năm.

Trong giai đoạn này, Tổng công ty đã tập trung nguồn lực tự có (quỹ nghiên cứu khoa học, quỹ phát triển sản xuất,...) và vốn vay ngân hàng để hoàn thiện một bước dây chuyền công nghệ và thiết bị ở các nhà máy để tăng hiệu suất sử dụng và cải tiến một bước chất lượng sản phẩm. Không chỉ vậy, Tổng công ty còn tiếp tục nghiên cứu mở rộng quy mô các nhà máy hiện có, trang bị thêm thiết bị để tăng sản lượng phù hợp với thực tế từng nhà máy. Với những nhà máy lớn như Bãi Bằng, Tân Mai, Việt Trì,... áp dụng công nghệ tiên tiến để làm ra sản phẩm đạt chất lượng cao, cạnh tranh được với giấy nhập ngoại. Các nhà máy có trình độ lạc hậu như Vạn Điểm, Hoàng Văn Thụ, Bình An,... chỉ đầu tư ở mức vừa phải, sử dụng thiết bị cũ của các nước để từng bước nâng dần sản lượng, chất lượng sản phẩm và phù hợp với trình độ quản lý, vận hành của cán bộ công nhân nhà máy.

Bên cạnh đó, ngành giấy vẫn tiếp tục nghiên cứu đầu tư xây dựng các nhà máy bột giấy tập trung có đủ sức cân đối nhu cầu bột giấy. Trong giai đoạn này, hàng loạt công trình đã được xây dựng xong và đưa vào sử dụng như:

_

- Công ty giấy Bãi Bằng 61.000 tấn bột/năm và 100.000 tấn giấy/năm,

- Dự án cải tạo máy xeo 3 của công ty giấy Tân Mai từ 30.000 tấn lên 45.000 tấn giấy in báo/năm,

- Đầu tư dây chuyền DIP, OCC, dây chuyền khăn giấy 10.000 tấn/năm, - Nâng cấp nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ lên 15.000 tấn /năm,

- Nâng cấp nhà máy giấy Vạn Điểm lên 15.000 tấn /năm, - Nâng cấp công ty giấy Bình An lên 45.000 tấn/năm.

Bảng 3:

Kết quả sản xuất kinh doanh của toàn Tổng công ty giấy Việt Nam giai đoạn 1995-2000 ĐVT 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Giá trị TSL Tỷ. đ 931 880 1112 1.465 1.498 1.505 Tổng doanh thu Tỷ. đ 1.306 1.239 1646 2.274 2.100 1.982 Lợi nhuận Tỷ. đ 38 32 57 76 44 16 Nộp ngân sách Tỷ. đ 68 65 63 96 125 109 Sản lượng giấy Tấn 90.571 113.606 127.373 165.373 168.929 172.45 0 Tăng trưởng % 12,1 29,8 2,2 2,1

(Nguồn: 55 năm Công nghiệp Việt Nam)

Nhờ có những định hướng đúng đắn nên trong giai đoạn này, sản lượng giấy của toàn ngành tăng 3,15 lần (từ 113.600 tấn/năm lên 380.000 tấn/năm), đạt mức tăng trưởng bình quân 26,6%/năm. Trong đó, riêng sản lượng của khu vực I (thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam) đã tăng gần 2 lần (từ 90.571 tấn/năm lên 190.000

_

tấn/năm), tốc độ tăng bình quân 16,6%/năm. Khu vực II (địa phương, tư nhân và nước ngoài) tăng 56,9%.

Giá trị sản xuất sản phẩm giấy và các sản phẩm bằng giấy

Tỷ đồng

(Nguồn: 55 năm Công nghiệp Việt Nam)

Tham gia vào ngành giấy có nhiều thành phần doanh nghiệp, chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp quốc doanh, ngoài ra còn có các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hiện cả nước có 473 doanh nghiệp sản xuất giấy, trong đó có 93 doanh nghiệp Nhà nước. Tổng sản lượng của các doanh nghiệp là 470.000 tấn/năm, đạt khoảng trên 70% công suất thiết kế.

Giai đoạn từ 2000 đến nay

Mặc dù đầu tư nâng cấp ở mức độ hạn chế nhưng sản lượng giấy toàn ngành đã đạt mục tiêu 300.000 tấn vào năm 2000. Chất lượng nhiều loại giấy sản xuất tiến bộ nhanh, đáp ứng nhu cầu thị trường như giấy in, giấy viết, giấy photocopy, giấy vệ sinh... Kinh tế quốc doanh vẫn là chủ đạo, chiếm thị phần cao ở những mặt hàng mang ý nghĩa kinh tế - chính trị - xã hội như giấy in báo, giấy in, giấy viết. Các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là khối tư nhân có mức độ phát triển nhanh trong khi khối trung ương phát triển chậm, nhất là những đơn vị vừa và nhỏ. Thu nhập của

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 1995 1996 1997 1998 1999 Quốc doanh Ngoài quốc doanh Đầu tư nước ngoài

_

người lao động được cải thiện rõ rệt, tăng gấp khoảng 2 lần kể cả lao động lâm nghiệp.

Bảng 4:

Sản lượng toàn ngành giấy Việt Nam giai đoạn 1999-2002

Năm Sản lượng toàn ngành Trong đó So sánh Tổng Công ty Giấy Việt Nam Các doanh nghiệp khác 1 Tấn % 2 Tấn % 3 Tấn % 2/1 % 1999 292.200 100 168.924 100 123.276 100 58 2000 350.103 119 173.965 103 176.035 143 50 2001 420.107 120 187.000 107 243.000 132 45 2002 538.231 128 192.665 103 345.463 148 36

(Nguồn: Hiệp hội GiấyViệt Nam)

Theo bảng 4, cho đến năm 2000, sản lượng giấy của Tổng Công ty Giấy luôn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng sản lượng toàn ngành. Năm 1999, riêng sản lượng của Tổng công ty đã chiếm 58% tổng sản lượng toàn ngành, các doanh nghiệp còn lại chỉ chiếm 42%. Đến năm 2000, khả năng sản xuất của Tổng công ty và các doanh nghiệp còn lại cân bằng nhau. Từ đó đến nay, tương quan giữa hai khu vực đã thay đổi theo chiều hướng ngược lại. Sản lượng của các doanh nghiệp ngoài Tổng công ty đã tăng lên đáng kể.

Bảng 5:

Sản lượng giấy năm 2001-2002

Năm 2001 2002 So sánh 1 tấn 2 tấn 2/1 % Giấy in báo 35.000 34.335 98 Giấy in và viết 130.052 135.120 104 Giấy làm bao bì cáctông 137.727 233.318 169 Giấy vệ sinh, khăn giấy 17.843 24.000 135

_

Giấy vàng mã xuất khẩu 74.278 80.000 108 Giấy vàng mã dùng trong nước 15.000 18.000 120

Khác 10.207 12.556 132

Tổng cộng 420.107 538.231 128

(Nguồn: Tạp chí Công nghiệp giấy số 125 tháng 6/2003)

Năm 2002 so với năm 2001, khối lượng sản xuất một số mặt hàng giấy như giấy in, viết, giấy vàng mã tăng nhẹ. Một số mặt hàng tăng rất mạnh, ví dụ như giấy làm bao bì cáctông, giấy vệ sinh, khăn giấy tăng mạnh. Trong khi đó, sản xuất giấy in báo lại có chiều hướng giảm. Bảng 5 là những con số cụ thể về tình hình biến động của sản lượng giấy trong năm 2002 so với năm 2001.

Năm 2003, ngành giấy Việt Nam tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao, nhiều dự án đầu tư đã và đang được thực hiện để tăng năng lực sản xuất giấy. Tuy nhiên, đã xuất hiện hiện tượng đầu tư thiếu cân đối với nhu cầu thị trường. Trong khi nhu cầu về giấy bao bì chất lượng cao, giấy in tráng các loại và các loại giấy cao cấp khác chưa được chú ý đầu tư thì việc đầu tư vào sản xuất giấy in viết lại khá ồ ạt. Hiện tại, Công ty giấy Bãi Bằng đang lắp đặt thiết bị để tăng công suất sản xuất giấy in và giấy viết thêm 40.000 tấn/năm, nhà máy giấy Vạn Điểm mới đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất giấy in và giấy viết 15.000 tấn/năm. Ngoài ra, các công ty sản xuất giấy ở Bắc Ninh, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang khẩn trương lắp đặt các dây chuyền sản xuất giấy in và giấy viết với công suất lắp đặt tới 70.000 tấn/năm. Một số cơ sở đang có kế hoạch nâng sản lượng sản xuất giấy in và giấy viết của mình lên cao hơn hiện nay. Dự kiến vào đầu năm 2004 tổng năng lực sản xuất giấy in và giấy viết của nước ta sẽ vào khoảng 200.000 tấn/năm, trong khi nhu cầu dự báo chỉ khoảng trên 140.000 tấn/năm. Như vậy sẽ không tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt trong việc tiêu thụ giấy in và giấy viết, nhất là đối với loại chất lượng chưa cao của các dây chuyền sản xuất công suất thấp với trình độ kỹ thuật thấp dẫn tới hiệu quả kinh doanh của một số đơn vị sẽ giảm sút.

_

Một phần của tài liệu Ngành giấy việt nam trước những thách thức hội nhập kinh tế khu vực châu á (Trang 31 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w