III. Những khó khăn và thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
1. Khó khăn
2.1. Nhu cầu của thị trường nội địa đối với mặt hàng giấy tương đối lớn
Theo đánh giá của Hiệp hội giấy Việt Nam và Tổng công ty giấy Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng giấy trong nước hiện rất lớn và sẽ tăng mạnh trong những năm tới. Với số dân vào khoảng hơn 80 triệu dân, thị trường nội địa là một thị trường đầy tiềm năng của ngành công nghiệp giấy. Nhu cầu tiêu thụ giấy hiện nay vào khoảng 660.000 tấn/ năm, tương đương 8,3 kg giấy/năm/người. Dự báo đến năm 2010, mức tiêu thụ sẽ tăng tới 13,5 kg giấy/ người.
Đặc biệt, quá trình hội nhập sẽ đem đến sự sôi động cho nền kinh tế, trao đổi buôn bán hàng hoá giữa Việt Nam sẽ tăng mạnh. Do đó, nhu cầu các sản phẩm giấy bao bì sẽ tăng rất mạnh. Mức sống của người dân đang ngày càng được cải thiện sẽ làm tăng nhu cầu đối với các sản phẩm giấy cao cấp dùng trong sinh hoạt như khăn giấy, tã giấy cao cấp,...
_
2.2. Vùng nguyên liệu trong nước rất rộng lớn
Việt Nam là một nước có diện tích đất lâm nghiệp và tỷ lệ rừng che phủ rất lớn. Hơn nữa, với đặc tính ưu việt của điều kiện tự nhiên, hệ thực vật phong phú đa dạng, cây cối sinh trưởng và phát triển nhanh, kể cả nhiều loài cây nhập nội như keo tai tượng, bạch đàn urophylla và bạch đàn lai,... cũng tỏ ra thích hợp với điều kiện tự nhiên của Việt Nam, sinh trưởng nhanh gấp 3-4 lần cây bản địa.
Ngành giấy có 6 vùng nguyên liệu chính với diện tích quy hoạch cho trồng rừng nguyên liệu giấy cụ thể như trong bảng sau.
Bảng 7:
Diện tích quy hoạch các vùng nguyên liệu giấy Việt Nam
STT Vùng nguyên liệu Diện tích quy hoạch (ha) 1 Vùng nguyên liệu giấy Bắc Bộ 346.000 2 Vùng nguyên liệu giấy phía Nam 270.000 3 Vùng nguyên liệu giấy Kon Tum 125.000 4 Vùng nguyên liệu giấy Lâm Đồng 141.000 5 Vùng nguyên liệu giấy tây bắc Thanh Hoá 80.000 6 Vùng nguyên liệu giấy Bắc Kạn 42.000
(Nguồn: Tổng Công ty Giấy Việt Nam)
Chúng ta hãy thử phân tích cụ thể về một vùng nguyên liệu là vùng nguyên liệu giấy Kon Tum làm để thấy được tiềm năng đất và nguyên liệu của nước ta rộng lớn như thế nào. Việc xây dựng nhà máy bột giấy ở Kon Tum dựa trên cơ sở tiềm năng đất và nguyên liệu rộng lớn của Tây Nguyên. Tây Nguyên là vùng có tài nguyên đất phì nhiêu rộng lớn nhất nước ta.
Bảng 8:
_ Tỉnh Tổng DT đất Tổng DT rừng Rừng gỗ Rừng tre, lồ ô Rừng đặc dụng, phòng hộ Đất trống, đồi trọc Lá rộng Lá kim Thuần loại Hỗn giao Kon Tum 1.000,0 972,0 235,4 9,0 99,6 52,5 267,0 303,7 Gia Lai 1.621,0 1.372,4 647,0 0.1 2,5 0,6 188,1 533,8 Đắc Lắc 1.980,0 1.548,4 837,3 4,1 84,0 34,5 292,3 295,4 Tổng cộng 4.601,0 3.892,0 1.719,7 13,2 186,1 87,6 747,4 1.132,9
(Nguồn: Dự án khả thi nhà máy bột giấy tre nứa 130.000 tấn/năm tại Kon Tum)
Tổng diện tích đất của 3 tỉnh Kon Tum, Đắc Lắc, và Gia Lai là 4,6 triệu ha, trong đó đất rừng là 3,892 triệu ha. Tổng trữ lượng gỗ là 185 triệu m3, tổng trữ lượng tre, lồ ô là 1,272 tỷ cây. Đất trống đồi trọc là 1,132 triệu ha.
Bảng 9:
Tổng trữ liệu tăng trưởng bình quân của rừng 3 tỉnh Tây Nguyên
Tỉnh Rừng sản xuất Rừng hỗn giao Tổng cộng
Gỗ lá rộng Gỗ lá
kim
Tre, lồ ô Gỗ Tre, lồ ô Gỗ Tre, lồ ô
Triệu m3 Triệu m3 Triệu cây Triệu m3 Triệu cây Triệu m3 Triệu cây
Kon Tum 30,9 2,2 296,1 5,3 434,1 39,1 730,1
Gia Lai 67,0 0,0 8,1 0,1 0,9 67,1 9,0
Đắc Lắc 75,8 0,4 442,0 2,5 91,2 78,9 533,2
Tổng cộng 173,7 2,6 746,2 7,9 526,2 185,1 1.272,3
(Nguồn: Dự án khả thi nhà máy bột giấy tre nứa 130.000 tấn/năm tại Kon Tum) Tây Nguyên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, thích hợp cho sinh trưởng và phát triển nhiều loại cây trồng. Về nguyên liệu, Tây Nguyên nằm ở trung tâm của vùng tre, lồ ô tự nhiên với tổng diện tích 186.000 ha rừng tre, lồ ô thuần loại và 87.700 ha rừng tre, lồ ô hỗn giao với trữ lượng rất lớn, 746 triệu cây thuần loại và 526 triệu cây hỗn giao. Với trữ lượng này, mỗi năm có thể khai thác 120 triệu cây (bình quân 1,2 triệu tấn tươi) trong vòng 10 năm, đủ cho sản xuất trên 240.000 tấn bột giấy/năm. Riêng Kon Tum, đất rừng chiếm 972.000 ha, trong đó rừng lồ ô thuần
_
là 99.600 ha, rừng tre, lồ ô hỗn giao là 52.500 ha. Tổng trữ lượng tre, lồ ô là 730 triệu cây (chiếm 1/2 trữ lượng tre, lồ ô của 3 tỉnh Tây Nguyên).
Trừ Lâm Đồng, 3 tỉnh Kon Tum, Đắc Lắc, Gia Lai với tổng trữ lượng tre nứa, lồ ô trên 1,2 tỷ cây, thừa khả năng cung cấp nguyên liệu cho nhà máy bột giấy công suất 130.000 tấn/năm.
Bảng 10:
Trữ lượng tăng trưởng bình quân/ha
Tỉnh Rừng sản xuất Rừng hỗn giao
Gỗ lá rộng Gỗ lá kim Tre, lồ ô Gỗ Tre, lồ ô
M3/ha m3/ha cây/ha m3/ha cây/ha
Kon Tum 131,1 247,9 2.972 100,1 167,2
Gia Lai 103,6 140,6 3.290 115,1 156,0
Đắc Lắc 90,6 100.4 5.261 73,9 172,9
Bình quân 101,1 202,2 4.010 89,9 167,4
(Nguồn: Dự án khả thi nhà máy bột giấy tre nứa 130.000 tấn/năm tại Kon Tum)
Bảng 11:
Trữ lượng tăng trưởng bình quân/ha
Vùng Tổng diện tích rừng
nguyên liệu (ha)
Chia ra
Rừng gỗ (ha) Rừng tre, lồ ô (ha)
...
Tây Nguyên 173.350 37.650 135.700
(Nguồn: Tham luận về tiềm năng phát triển và các chính sách khuyến khích trồng rừng nguyên liệu giấy của Cục phát triển lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Hội nghị liên đoàn bột giấy và giấy ASEAN tháng 9/2002 tại Hà Nội)
Bên cạnh đó, nguyên liệu vùng này còn có các loại cây gỗ lá rộng để làm giấy như bạch đàn, keo,... Tổng diện tích bạch đàn, keo trong khu vực cũng đạt 24.900 ha.
_
Đây mới chỉ là tiềm năng về rừng nguyên liệu của một trong 6 vùng nguyên liệu trên khắp đất nước. Những con số trên đây đã cho ta thấy tiềm năng này là rất lớn. Nếu ngành giấy biết khai thác hợp lý, vừa khai thác vừa trồng mới các vùng rừng thì vấn đề nguyên liệu không còn là vấn đề quá khó khăn đặt ra cho ngành giấy như vào thời điểm này nữa.