III. Những khó khăn và thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
1. Khó khăn
1.5. Thủ tục phê duyệt dự án đầu tư phức tạp và kéo dài
Quy trình thủ tục phê duyệt dự án đầu tư kéo dài đang làm ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Nhà nước trong ngành giấy, nhất là trong lúc này, khi mà thời điểm đầu tư kịp thời có ý nghĩa quyết định đối với sự thành bại của các doanh nghiệp này.
Hiện nay, tiến độ thực hiện một số dự án đầu tư mở rộng và đầu tư mới của ngành giấy đã chậm hơn so với kế hoạch đề ra từ 1 đến 2 năm. Dự án giấy Việt Trì mất 52 tháng từ khi dự án được duyệt báo cáo khả thi cho đến khi đưa vào sử dụng, trong đó thời gian xây dựng nhà máy chỉ mất 17 tháng. Dự án đầu tư lắp ráp một dây chuyền mới của công ty giấy Bãi Bằng đã triển khai từ 30/7/1999 nhưng đến tháng tư năm 2001 mới được phê duyệt và thực hiện xong khâu đấu thầu. Tương tự, dự án xây dựng nhà máy bột giấy ở Kon Tum được Thủ tướng phê duyệt từ ngày
_
27/7/1999, nhưng đến tháng 7/2001 mới triển khai ở khâu đấu thầu tư vấn quốc tế, và trong quá trình triển khai lại bị ngưng giải ngân từ tháng 8/2002 vì lý do không đảm bảo tiến độ thi công. Với tiến độ thực hiện như trên, dây chuyền của công ty giấy Bãi Bằng không thể có sản phẩm từ năm 2000 như kế hoạch đặt ra, còn nhà máy bột giấy Kon Tum cũng phải đến 2005 mới có sản phẩm, chậm 1 năm so với kế hoạch.
Thủ tục, trình tự phê duyệt, đấu thầu dự án đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước thường rất phức tạp và kéo dài không phải là vấn đề mới và đã có nhiều biện pháp đưa ra để khắc phục nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Với ngành công nghiệp giấy, nếu không có sự đầu tư nhanh và hiệu quả ngay trong thời gian tới thì sẽ có nguy cơ thua to trong hội nhập. Bản thân ngành giấy có khả năng cạnh tranh thấp lại phải chịu sự cạnh tranh gay gắt trong hội nhập mà nhu cầu tiêu thụ giấy ở nước ta sẽ còn tăng cao. Như vậy, nếu ngành giấy không đầu tư kịp để tung sản phẩm ra chiếm lĩnh thị trường trong nước trước thời điểm 2006 khi thuế suất nhập khẩu giấy còn 5% thì doanh nghiệp các nước như Inđônêxia, Hàn Quốc sẽ nhảy vào chiếm lĩnh thị trường. Ngược lại, nếu được đầu tư kịp thời và hiệu quả thì ngành giấy có khả năng vươn lên thứ hạng cao trong bảng các nhóm sản phẩm có khả năng cạnh tranh trong giai đoạn 2005-2010.
1.6. Quá trình cổ phần hoá (CPH) diễn ra chậm chạp
Theo kế hoạch CPH doanh nghiệp, Tổng Công ty Giấy Việt Nam được giao sẽ phải tiến hành CPH 9 doanh nghiệp, nhưng trên thực tế tiến trình chuyển đổi sở hữu của ngành giấy diễn ra rất chậm chạp. Chỉ có Công ty Giấy Viễn Đông và Công ty Diêm Thống Nhất là thuận lợi hơn cả khi thực hiện chuyển đổi hình thức sở hữu. Đối với Công ty Giấy Viễn Đông, vì số lỗ 600 triệu đồng của công ty đã được xử lý nên chỉ sau 2 ngày, số cổ phần trị giá 11,6 tỷ đồng của công ty đã được bán hết. Nhiều người còn cho rằng sức hấp dẫn của công ty còn nằm ở 12.000 m2 đất giữa quận Tân Bình, vào thời điểm CPH có giá khoảng 4 cây vàng/m2.
_
Tuy nhiên, khác với Công ty Giấy Viễn Đông, công ty Văn phòng phẩm Hồng Hà cũng có diện tích đất khá rộng ở ngay giữa trung tâm thành phố Hà Nội nhưng tiến trình CPH lại không hề dễ dàng. Số lỗ luỹ kế của công ty năm 2001 là vào khoảng 5 tỷ đồng và thu nhập của người lao động ở đây chỉ khoảng 800.000 đồng/tháng. Mức thu nhập này được xem là kém hấp dẫn, cộng thêm số lỗ không nhỏ như trên đã khiến cho việc chuyển đổi sở hữu của công ty rất khó thuyết phục được cổ đông.
Theo nhận xét của các chuyên gia, ngoài ba nhà máy lớn là Bãi Bằng, Đồng Nai và Tân Mai, các doanh nghiệp giấy khác đều rất vất vả để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đây là nguyên nhân chính khiến các cổ đông không mặn mà với các công ty sản xuất giấy quy mô nhỏ.
Việc tiến hành CPH tại các công ty nguyên liệu giấy lại càng khó khăn hơn. Hiện tại, Nhà nước chưa cho phép CPH các doanh nghiệp này nhưng nếu được thì tình hình cũng không sáng sủa hơn là mấy. Nguyên nhân là vì, không như các cây nông nghiệp khác, chu kỳ thu hoạch của cây nguyên liệu giấy phải mất từ 8-18 năm. Với độ rủi ro cao, vốn lớn và thời gian thu hồi vốn lâu mà lãi suất lại thấp nên có CPH cũng không có ai dám mua cổ phần.
Sau khi hai doanh nghiệp đầu tiên hoàn tất việc chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, tiến trình CPH ngành giấy hiện nay có vẻ như chững lại.
Theo kế hoạch, Tổng Công ty Giấy sẽ giữ nguyên 100% vốn Nhà nước tại một số doanh nghiệp: Bãi Bằng, Tân Mai, công ty nguyên liệu giấy Vĩnh Phú, công ty nguyên liệu giấy Đồng Nai cùng các đơn vị sự nghiệp khác. Số doanh nghiệp còn lại sẽ được tiến hành sắp xếp theo hướng CPH, giao, bán, khoán hoặc một số doanh nghiệp mới thành lập sẽ hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm một thành viên, công ty mẹ-công ty con. Trong đó, danh sách các doanh nghiệp được dự kiến tiến hành CPH bao gồm: nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, nhà máy giấy Vạn Điểm,
_
nhà máy in và văn hoá phẩm Phúc Yên, công ty Văn phòng phẩm Hồng Hà, công ty giấy Đồng Nai, công ty giấy Việt Trì và công ty giấy Bình An.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp nói trên hiện cùng được xếp vào diện tạm thời "giữ để củng cố" nên phải đến giai đoạn 2006-2010 mới được tiến hành CPH. Việc giữ lại các nhà máy này để đầu tư nâng cấp, tạo thêm sức mạnh cạnh tranh cho các đơn vị này trên thị trường cũng như hấp dẫn các cổ đông là cần thiết bởi không ít các doanh nghiệp nói trên đang gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặc dù vậy, nhưng đến năm 2006 mới bắt đầu tiến hành CPH là quá chậm, nhất là từ năm nay trở đi ngành giấy phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt do mức thuế nhập khẩu của các mặt hàng giấy giảm xuống 20% thay vì 40-50% như trước đây. Đó là chưa kể tới việc một số nhà máy giấy của các thành phần kinh tế khác cũng đang đầu tư vào sản xuất giấy theo kiểu gia công từ bột giấy nhập ngoại. Chỉ riêng công ty New Toyo (100% vốn nước ngoài), chỉ sau chưa đầy 7 năm hoạt động đã đầu tư tới nhà máy thứ 3 tại Việt Nam.
2.Thuận lợi
2.1. Nhu cầu của thị trường nội địa đối với mặt hàng giấy tương đối lớn
Theo đánh giá của Hiệp hội giấy Việt Nam và Tổng công ty giấy Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng giấy trong nước hiện rất lớn và sẽ tăng mạnh trong những năm tới. Với số dân vào khoảng hơn 80 triệu dân, thị trường nội địa là một thị trường đầy tiềm năng của ngành công nghiệp giấy. Nhu cầu tiêu thụ giấy hiện nay vào khoảng 660.000 tấn/ năm, tương đương 8,3 kg giấy/năm/người. Dự báo đến năm 2010, mức tiêu thụ sẽ tăng tới 13,5 kg giấy/ người.
Đặc biệt, quá trình hội nhập sẽ đem đến sự sôi động cho nền kinh tế, trao đổi buôn bán hàng hoá giữa Việt Nam sẽ tăng mạnh. Do đó, nhu cầu các sản phẩm giấy bao bì sẽ tăng rất mạnh. Mức sống của người dân đang ngày càng được cải thiện sẽ làm tăng nhu cầu đối với các sản phẩm giấy cao cấp dùng trong sinh hoạt như khăn giấy, tã giấy cao cấp,...
_
2.2. Vùng nguyên liệu trong nước rất rộng lớn
Việt Nam là một nước có diện tích đất lâm nghiệp và tỷ lệ rừng che phủ rất lớn. Hơn nữa, với đặc tính ưu việt của điều kiện tự nhiên, hệ thực vật phong phú đa dạng, cây cối sinh trưởng và phát triển nhanh, kể cả nhiều loài cây nhập nội như keo tai tượng, bạch đàn urophylla và bạch đàn lai,... cũng tỏ ra thích hợp với điều kiện tự nhiên của Việt Nam, sinh trưởng nhanh gấp 3-4 lần cây bản địa.
Ngành giấy có 6 vùng nguyên liệu chính với diện tích quy hoạch cho trồng rừng nguyên liệu giấy cụ thể như trong bảng sau.
Bảng 7:
Diện tích quy hoạch các vùng nguyên liệu giấy Việt Nam
STT Vùng nguyên liệu Diện tích quy hoạch (ha) 1 Vùng nguyên liệu giấy Bắc Bộ 346.000 2 Vùng nguyên liệu giấy phía Nam 270.000 3 Vùng nguyên liệu giấy Kon Tum 125.000 4 Vùng nguyên liệu giấy Lâm Đồng 141.000 5 Vùng nguyên liệu giấy tây bắc Thanh Hoá 80.000 6 Vùng nguyên liệu giấy Bắc Kạn 42.000
(Nguồn: Tổng Công ty Giấy Việt Nam)
Chúng ta hãy thử phân tích cụ thể về một vùng nguyên liệu là vùng nguyên liệu giấy Kon Tum làm để thấy được tiềm năng đất và nguyên liệu của nước ta rộng lớn như thế nào. Việc xây dựng nhà máy bột giấy ở Kon Tum dựa trên cơ sở tiềm năng đất và nguyên liệu rộng lớn của Tây Nguyên. Tây Nguyên là vùng có tài nguyên đất phì nhiêu rộng lớn nhất nước ta.
Bảng 8:
_ Tỉnh Tổng DT đất Tổng DT rừng Rừng gỗ Rừng tre, lồ ô Rừng đặc dụng, phòng hộ Đất trống, đồi trọc Lá rộng Lá kim Thuần loại Hỗn giao Kon Tum 1.000,0 972,0 235,4 9,0 99,6 52,5 267,0 303,7 Gia Lai 1.621,0 1.372,4 647,0 0.1 2,5 0,6 188,1 533,8 Đắc Lắc 1.980,0 1.548,4 837,3 4,1 84,0 34,5 292,3 295,4 Tổng cộng 4.601,0 3.892,0 1.719,7 13,2 186,1 87,6 747,4 1.132,9
(Nguồn: Dự án khả thi nhà máy bột giấy tre nứa 130.000 tấn/năm tại Kon Tum)
Tổng diện tích đất của 3 tỉnh Kon Tum, Đắc Lắc, và Gia Lai là 4,6 triệu ha, trong đó đất rừng là 3,892 triệu ha. Tổng trữ lượng gỗ là 185 triệu m3, tổng trữ lượng tre, lồ ô là 1,272 tỷ cây. Đất trống đồi trọc là 1,132 triệu ha.
Bảng 9:
Tổng trữ liệu tăng trưởng bình quân của rừng 3 tỉnh Tây Nguyên
Tỉnh Rừng sản xuất Rừng hỗn giao Tổng cộng
Gỗ lá rộng Gỗ lá
kim
Tre, lồ ô Gỗ Tre, lồ ô Gỗ Tre, lồ ô
Triệu m3 Triệu m3 Triệu cây Triệu m3 Triệu cây Triệu m3 Triệu cây
Kon Tum 30,9 2,2 296,1 5,3 434,1 39,1 730,1
Gia Lai 67,0 0,0 8,1 0,1 0,9 67,1 9,0
Đắc Lắc 75,8 0,4 442,0 2,5 91,2 78,9 533,2
Tổng cộng 173,7 2,6 746,2 7,9 526,2 185,1 1.272,3
(Nguồn: Dự án khả thi nhà máy bột giấy tre nứa 130.000 tấn/năm tại Kon Tum) Tây Nguyên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, thích hợp cho sinh trưởng và phát triển nhiều loại cây trồng. Về nguyên liệu, Tây Nguyên nằm ở trung tâm của vùng tre, lồ ô tự nhiên với tổng diện tích 186.000 ha rừng tre, lồ ô thuần loại và 87.700 ha rừng tre, lồ ô hỗn giao với trữ lượng rất lớn, 746 triệu cây thuần loại và 526 triệu cây hỗn giao. Với trữ lượng này, mỗi năm có thể khai thác 120 triệu cây (bình quân 1,2 triệu tấn tươi) trong vòng 10 năm, đủ cho sản xuất trên 240.000 tấn bột giấy/năm. Riêng Kon Tum, đất rừng chiếm 972.000 ha, trong đó rừng lồ ô thuần
_
là 99.600 ha, rừng tre, lồ ô hỗn giao là 52.500 ha. Tổng trữ lượng tre, lồ ô là 730 triệu cây (chiếm 1/2 trữ lượng tre, lồ ô của 3 tỉnh Tây Nguyên).
Trừ Lâm Đồng, 3 tỉnh Kon Tum, Đắc Lắc, Gia Lai với tổng trữ lượng tre nứa, lồ ô trên 1,2 tỷ cây, thừa khả năng cung cấp nguyên liệu cho nhà máy bột giấy công suất 130.000 tấn/năm.
Bảng 10:
Trữ lượng tăng trưởng bình quân/ha
Tỉnh Rừng sản xuất Rừng hỗn giao
Gỗ lá rộng Gỗ lá kim Tre, lồ ô Gỗ Tre, lồ ô
M3/ha m3/ha cây/ha m3/ha cây/ha
Kon Tum 131,1 247,9 2.972 100,1 167,2
Gia Lai 103,6 140,6 3.290 115,1 156,0
Đắc Lắc 90,6 100.4 5.261 73,9 172,9
Bình quân 101,1 202,2 4.010 89,9 167,4
(Nguồn: Dự án khả thi nhà máy bột giấy tre nứa 130.000 tấn/năm tại Kon Tum)
Bảng 11:
Trữ lượng tăng trưởng bình quân/ha
Vùng Tổng diện tích rừng
nguyên liệu (ha)
Chia ra
Rừng gỗ (ha) Rừng tre, lồ ô (ha)
...
Tây Nguyên 173.350 37.650 135.700
(Nguồn: Tham luận về tiềm năng phát triển và các chính sách khuyến khích trồng rừng nguyên liệu giấy của Cục phát triển lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Hội nghị liên đoàn bột giấy và giấy ASEAN tháng 9/2002 tại Hà Nội)
Bên cạnh đó, nguyên liệu vùng này còn có các loại cây gỗ lá rộng để làm giấy như bạch đàn, keo,... Tổng diện tích bạch đàn, keo trong khu vực cũng đạt 24.900 ha.
_
Đây mới chỉ là tiềm năng về rừng nguyên liệu của một trong 6 vùng nguyên liệu trên khắp đất nước. Những con số trên đây đã cho ta thấy tiềm năng này là rất lớn. Nếu ngành giấy biết khai thác hợp lý, vừa khai thác vừa trồng mới các vùng rừng thì vấn đề nguyên liệu không còn là vấn đề quá khó khăn đặt ra cho ngành giấy như vào thời điểm này nữa.
2.3. Đây là ngành được Nhà nước quan tâm đầu tư
Không phải ngẫu nhiên mà có nhiều người gọi đùa ngành giấy là ngành "con cưng" của Việt Nam. Do có vai trò tương đối quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, ngành giấy, ngành giấy đã được Nhà nước dành cho rất nhiều sự ưu ái đặc biệt.
Trong một thời gian dài từ năm 2003 trở về trước, ngành giấy được Nhà nước bảo hộ thông qua các chính sách về thuế và đầu tư. Thuế suất thuế nhập khẩu của các sản phẩm giấy vào Việt Nam rất cao, khoảng từ 40-50%, cộng với khoản phụ thu vào khoảng 10%. Mức thuế này đã hạn chế rất nhiều những áp lực cạnh tranh của hàng nhập khẩu, giúp các doanh nghiệp giấy có thể an tâm xây dựng, ổn định cơ sở vật chất. Có một thời gian, Tổng Công ty Giấy đã thực hiện bao tiêu sản phẩm cho các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty, giảm bớt gánh nặng cho các doanh nghiệp này.
Nhà nước cũng đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị, đào tạo cán bộ công nhân viên cho một số doanh nghiệp. Nhà nước cũng đã chỉ đạo Bộ Công nghiệp tiến hành quy hoạch lại các vùng nguyên liệu trong nước, đảm bảo phần nào nhu cầu nguyên liệu cho ngành giấy, đồng thời đưa ra định hướng phát triển cho ngành giấy trong từng thời kỳ.
Tuy một số chính sách của Nhà nước tỏ ra không hiệu quả đối với ngành giấy, nhưng những sự trợ giúp mà các doanh nghiệp giấy nhận được từ phía Nhà nước là không nhỏ. Hiện tại, Nhà nước cũng đang triển khai nhiều dự án đầu tư rất lớn cho ngành giấy như dự án xây dựng nhà máy bột giấy Kon Tum, nhà máy bột giấy Thanh Hoá,... Những dự án này hoàn tất sẽ khép lại rất nhiều khó khăn cho ngành
_
giấy, nhất là những khó khăn mà tiến trình hội nhập kinh tế khu vực đem đến. Sự giúp đỡ của Nhà nước sẽ tạo điều kiện tăng khả năng cạnh tranh cho ngành giấy Việt Nam khi bước vào một giai đoạn mới, giai đoạn tham gia sâu rộng hơn nữa vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
_
Chương III
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÀNH GIẤY VIỆT NAM TRƯỚC NHỮNG THÁCH THỨC HỘI
NHẬP KINH TẾ KHU VỰC
I. CÁC CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH GIẤY VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ KHU VỰC
1. Quá trình hội nhập kinh tế khu vực của Việt Nam
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã thực sự bắt đầu cùng với sự nghiệp đổi mới, được Đại hội Đảng bộ lần thứ VI khởi xướng. Đây là quá trình từng bước tiến hành tự do hoá các hoạt động kinh tế, mở cửa thị trường và tham gia vào các tổ chức, thể chế kinh tế khu vực và thế giới. Điều này có nghĩa là chúng ta từng bước tháo gỡ những trói buộc và cản trở đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ chế kinh tế mới dựa trên những nguyên tắc của thị trường có định hướng XHCN, mở cửa và tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài vào làm