HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA 1 Nhiệm vụ phân loạ

Một phần của tài liệu Giáo trình - Cơ khí nông nghiệp - chương 1(p2) ppt (Trang 38 - 41)

7.1. Nhiệm vụ phân loại

7.1.1. Nhim v: hệ thống tạo thành tia lửa điện cao áp để đốt cháy hỗn hợp đốt theo đúng trật tự làm việc của động cơ. đốt theo đúng trật tự làm việc của động cơ.

7.1.2. Phân loi: căn cứ vào nguồn điện cung cấp, bộ phận khuếch đại, hệ thống đánh lửa được ta chia: thống đánh lửa được ta chia:

- Hệ thống đánh lửa kiểu ắc quy. - Hệ thống đánh lửa kiểu Manheto.

- Hệ thống đánh lửa dùng cuộn dây má vít. - Hệ thống đánh lửa sử dụng mạch bán dẫn. Hệ thống đánh lửa sử dụng mạch IC.

7.2. Kết cấu một số hệ thống đánh lửa đơn giản

Hệ thống đánh lửa sẽ sử dụng nguồn điện là acquy cung cấp điện cho hệ thống khi động cơ chưa làm việc. Mắc song song với ăcquy là một máy phát điện nhỏ sẽ cung cấp dòng điện cho hệ thống khi động cơ làm việc. Phía sau nguồn lắp 1.khoá K để đóng ngắt trong hệ thống làm việc phía sau khoá điện có lắp một điện trở nhiệt, điện trở này có trị số thay đổi nhằm bảo vệ các cuộn dây phía sau khi động cơ làm việc Từ điện trở nhiệt nối đến 2 cuộn dây cuốn chung xung quanh một lõi thép kỹ thuật điện, 1cuộn dây có số vòng dây ít khoảng từ 250 - 350 vòng, đường kính của dây lớn, tiết diện của dây là nam cuộn này là cuộn sơ cấp, cuốn thứ 2 có số vòng dây lớn khoảng từ 16000 - 19000 vòng, đường kính bằng 1/10 của đường kính dây sơ cấp, cuộn dây này là cuộn thứ cấp.

- Từ cuộn dây sơ cấp theo dây dẫn nó sẽ nối với 1tấm lò xo lá bằng thép, tấm lò xo này tựa trên một mấu cam

điều khiển. Cam sẽ có số mấu tương ứng với số xilanh và nó sẽ quay đồng bộ với trục cơ trên 1 tấm lò xo có gắn một tiếp điểm động, tương ứng với 1.tiếp điểm động có 1 tiếp điểm chờ nối với mát, do đàn hồi của lò xo, 2 tiếp điểm luôn có xu hướng chập vào nhau, nó chỉ tách ra khi mấu cam tác động vào tấm lò xo.

- Để bảo vệ cặp tiếp điểm này người ta lắp 1tụ điện song song với 2 tiếp điểm. - Từ cuộn dây thứ cấp theo dây dẫn nối đến cọc động lắp ở trung tâm của mâm chia điện, cọc động sẽ quay đồng bộ với trục cơ trong quá trình làm việc, xung quanh mâm chia điện lắp các cọc chờ, số cọc chờ tương ứng với số xilanh được lắp đúng trật tự làm việc của động cơ. Từ các cọc chờ có dây dẫn cao áp nối đến các buổi tương ứng.

7.2.1.2. Hoạt động

Để cho động cơ làm việc ta phải đóng khoá điện K, dòng điện từ cực (+) của nguồn sẽ chạy quy cuộn dây sơ cấp vào thời điểm không đánh lửa khi mấu cam chưa tách tiếp điểm dòng điện từ cuộn dây sơ cấp qua tiếp điểm ra mát, trên cuộn

dây thứ cấp có dòng điện cảm ứng nhưng có trị số nhỏ và không được nối đến buổi. Vào thời điểm đánh lửa mấu cam đột ngột tác động tách rời 2 tiếp điểm dòng điện trên cuộn dây sơ cấp đột ngột mất đi, từ trường trong lòng cuộn dây biến thiên có xu hướng giảm xuống đến 0, trên cuộn dây sơ cấp lúc này phát sinh dòng điện tự cảm có từ số từ 300 - 400V. Do cảm ứng trên cuộn dây thứ cấp xuất hiện dòng điện cao áp đồng thời lúc này trên mâm chia điện cọc động sẽ quay đến tiếp xúc với 1.cọc chờ. Do vậy dòng điện cao áp từ cuộn dây thứ cấp sẽ theo dây dẫn đi đến buzi tương ứng phóng thành tia lửa điện đốt cháy hỗn hợp đốt.

7.2.2. H thng đánh la kiu Manheto

7.2.2.1. Cấu tạo

Hệ thống đánh lửa kiểu manhêtô sử dụng nguồn phát điện cho hệ thống là một manhêtô thực chất là một máy phát điện soay chiều cỡ nhỏ. Manhêtô có cấu tạo bao gồm hai phần: phần tĩnh và phần động.

Phần tĩnh là một khung có dạng hình chữ U được làm bằng các tấm thép kỹ thuật điện ghép lại với nhau. Trên khung có cuốn 2 cuộn dây sơ cấp và thứ cấp song song với nhau, cuộn

sơ cấp có số vòng dây ít (khoảng 155 vòng) đường kính của dây lớn. Cuộn thứ cấp có số vòng dây lớn (khoảng từ 11000 - 13000 vòng) với đường kính của dây nhỏ (thường bằng 1/10 đường kính của dây sơ cấp).

Phần động của manhêtô là một rôto làm bằng nam châm điện hoặc nam châm vĩnh cửu rơm được lắp giữa hai cực của khung thép.

Thông thường rơm được lắp ở một đầu của trục cơ, trong quá trình làm việc rôto quay đồng bộ với trục cơ. Khi rôto quay từ trường của rôto quay theo và từ trường này sẽ quét qua các cuộn dây làm phát sinh dòng điện cảm ứng trên các cuộn dây.

một tấm lò xo lá bằng thép. Trên tấm lò xo lá bằng thép có gắn một cực của tiếp điểm, tấm lò xo lá tựa trên một mấu cam điều khiển. Mấu cam có số mấu tương ứng với số xilanh của động cơ trong quá trình làm việc mấu cam sẽ quay đồng bộ với trục cơ khi cam tác động tấm lò xo lá sẽ bị đẩy ra tách rời 2 cực của tiếp điểm. Tương ứng với cực của tiếp điểm lắp trên tấm lò xo lá có một cực thứ 2 của tiếp điểm, cực này nối với mát. Để bảo vệ bề mặt của tiếp điểm tránh có tia lửa điện phóng giữa 2 cực khi khe hở bé người ta lắp một tụ điện song song với tiếp điểm, một cực của tụ điện nối với mát. Lắp song song với tụ điện và cặp tiếp điểm là một khoá điện, khoá này sẽ ở tư thế ngắt khi động cơ làm việc, khoá điện có một đầu nối với mát.

Cuộn dây thứ cấp một đầu cũng được nối với khung dây, đầu còn lại nối với cọc động lắp ở tâm của bộ chia điện (với động cơ nhiều xilanh) hoặc lắp với dây dẫn cao áp nối với buổi và khe hở phóng điện an toàn. Cọc động của mâm chia điện sẽ quay đồng bộ với trục cơ trong quá trình làm việc. Xung quanh mâm chia điện có lắp các cọc chờ tương ứng với số xilanh và được bố trí theo đúng trật tự làm việc của động cơ, từ các cọc chờ có đây dẫn cao áp nối đến các buổi của các xilanh.

7.2.2.2. Hoạt động

Để động cơ có thể làm việc ta phải ngắt khoá điện. Khi động cơ làm việc rôto của manhêtô quay, từ trường của nam châm quay theo từ thông qua các cuộn dây biến then làm phát sinh dòng điện cảm ứng trên các cuộn dấy, dòng điện này đi từ khung dây ra mát hoặc đi theo chiều ngược lại. Trị số của dòng điện trên cuộn thứ cấp đạt khoảng 1000 vôn nhưng không đi đến để phóng thành tia lửa điện ở buổi. Vào thời điểm đánh lửa tương ứng với thời điểm dòng điện trên cuộn dây sơ cấp đạt giá trị cực đại (lúc rôto quay qua vị trí thẳng đứng một góc 8-100) so với phương thẳng đứng) lúc này cam tác động tách rời 2 tiếp điểm của má vít, dòng điện trên cuộn dây sơ cấp mất đột ngột, từ trường trong lòng cuộn dây biến thiên giảm. Để chống lại sự biến thiên này của từ thông trên cuộn dây sơ cấp xuất hiện một dòng điện tự cảm có trị số lớn khoảng từ 300 - 400 vôn, do cảm ứng trên cuộn dây thứ cấp có dòng điện cao áp với trị số từ 12.000 - 20.000 vôn. Đúng lúc này cọc động của mâm chia điện tiếp xúc với một cọc chờ do vậy dòng điện cao áp này theo dây dẫn đi đến phóng thành tia lửa điện ở buổi. Khi động cơ làm việc với số vòng quay quá lớn hoặc do hư hỏng, dòng điện trên cuộn dây thứ cấp quá lớn dòng điện cao áp sẽ phóng qua khe hở phóng điện an toàn ra mát. Động cơ sẽ ngừng làm việc để bảo vệ động cơ và các cuộn dây của hệ thống.

Một phần của tài liệu Giáo trình - Cơ khí nông nghiệp - chương 1(p2) ppt (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)