Bình lọc tinh

Một phần của tài liệu Giáo trình - Cơ khí nông nghiệp - chương 1(p2) ppt (Trang 33 - 34)

5. HỆ THỐNG BÔI TRƠN 1 Nhiệm vụ phân loạ

5.3.3.Bình lọc tinh

Có nhiệm vụ loại bỏ các tạp chất đến kích thước 0,02 mm nhằm cải thiệt chất lượng dầu nhờn trong đáy các te. Bình lọc tính giữ lại ngoài các phần tử cứng còn cả tạp chất dạng nhựa, còn có chức năng tải sinh dầu nhờn. Sơ đồ có lợi là sơ đồ bôi trơn phân dòng. Nếu dầu chảy hoàn toàn qua bình lọc thô và sau đó qua bình lọc tinh thì sơ đồ này đượcgọi là bôi trơn toàn dòng.

5.3.3.1. Bầu lọc ly tâm

Bình lọc tinh thông thường sử dụng bình lọc ly tâm. ở bình lọc dầu phản lực ly tâm, rôto quay trên trục chính tâm dưới tác dụng của phản lực tia dầu phun ra từ đầu phun, tần số quay rôto đạt 5000- 6000v/ph. Nhờ lực ly tâm các phần tử nặng văng. ra ngoài và bám vào thành rôto. Bình lọc ly tâm thường dùng với chức năng lọc tinh. Ở một số máy kéo sử dụng bình lọc ly tâm toàn dòng, thực hiện cả chức năng lọc tinh và lọc thô, thường lắp trực tiếp sau bơm và cho qua toàn bộ dầu cung cấp từ bơm, phần lớn dầu đi qua lưới lọc vào lõi trong của rơm và đi đến mạch dầu chính, một phần đầu sạch phun qua các lỗ phun và trở về các te. Để đánh giá mức độ bẩn của bầu lọc có thể căn cứ vào thời gian từ lúc dừng động cơ đến lúc không nghe thấy tiếng quay của rôto. Thời gian này càng ngắn, chứng tỏ lọc càng bị bẩn. Sau một thời gian làm việc quy định nó cần được bảo dưỡng để làm sạch cặn bẩn.

Bình lọc ly tâm thường dùng với chức năng lọc tinh. Ở một số máy kéo sử dụng bình lọc ly tâm toàn dòng thực hiện cả chức năng lọc tinh và lọc thô, thường lắp trực tiếp sau bơi và cho qua toàn bộ dầu cung cấp từ bơm, phần lớn đầu đi qua lưới lọc vào lõi trong củ rơm và đi đến mạch dầu chính, một phần đầu sạch phun qua các lỗ phun và trở về các te. Hiện nay loại bầu lọc này được sử dụng rất rộng rãi vì các ưu điểm:

+ Do không dùng lõi lọc nên khi bảo dưỡng không phải thay thế các phần tử lọc. + Khả năng lọc tốt hơn nhiều so với các loại lọc thấm dùng lõi lọc.

+ Tính năng lọc ít phụ thuộc vào mức độ cặn bẩn bám trong bầu lọc 5.3.3.2. Bầu lọc thâm dùng lõi lọc bằng giấy, len, dạ, hàng dệt...

Loại bình này có lõi lọc bằng dạ. Lõi lọc gồm các vòng dạ ép chặt với nhau. Dầu sau khi thấm qua lõi lọc dạ sẽ chui qua các lỗ thoát trên đường dầu ra. Bầu lọc thấm loại này có thể dùng làm báu lọc thô (dầu sau lọc đi bôi trơn) hay bầu lọc tinh (dầu sau lọc đi về các te). Khác với các loại bầu lọc trên, sau một thời gian sử dụng nó cần được thay thế mà không dùng lại được.

Nói chung loại báu lọc thấm có khả năng lọc tết và sạch, cấu tạo đơn giản nhưng tuổi thọ của nó rất ngắn, thông thường chỉ sau 50 giờ làm việc lọc đã bị cặn bám đầy ở phần tử lọc Theo thời gian làm việc, cặn bẩn lưu giữ trong bầu lọc làm giảm dần khả năng lọc của bầu.

5.3.3.3. Lọc bằng từ tính

Để thu gom các mạt sắt lẫn trong dầu, thông thường trên nút tháo dầu ở đấy các te được gắn 1.thanh nam châm vĩnh cửu gọi là bộ lọc từ tính. Do hiệu quả lọc mạt sắt của nam châm rất cao nên loại này được sử dụng rất rộng rãi.

Một phần của tài liệu Giáo trình - Cơ khí nông nghiệp - chương 1(p2) ppt (Trang 33 - 34)