Ảnh hưởng của TDZ và IBA đến khả năng tạo chồi in vitro từ callus mẫu thân khô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân giống in vitro cây khôi nhung (ardisia sylvestris pitard) (Trang 25 - 27)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.2.Ảnh hưởng của TDZ và IBA đến khả năng tạo chồi in vitro từ callus mẫu thân khô

khôi nhung

Sau khi được khử trùng, mẫu thân được cấy vào các môi trường nuôi cấy tạo nguyên liệu khởi đầu MS, sau 3 – 4 tuần ni mẫu thân hình thành callus. Callus phát triển theo quy luật và có khả năng biệt hóa thành rễ, chồi và phơi để có thể hình thành cây hồn chỉnh. Hai điều kiện căn bản cho sự tạo mô sẹo là cây non và phần non cây trưởng thành dễ cho mô sẹo trong điều kiện nuôi cấy in vitro, dưới tác dụng của auxin (như 2,4 D hoặc NAA...) được áp dụng riêng rẽ hay phối hợp với cytokinin.

Callus hình thành là nguồn nguyên liệu ban đầu để tiến hành q trình khảo sát ảnh hưởng của mơi trường nuôi cấy đến khả năng phát sinh chồi in vitro. Các mô sẹo màu xanh đậm, không nhiễm thu được từ giai đoạn nuôi cấy khởi đầu được cấy chuyển lên mơi trường MS có 3% saccharose, 0,8% agar và bổ sung TDZ (0,25 mg/L; 0,5 mg/L, và 1 mg/L) phối hợp với IBA (0,5 mg/L, 0,7 mg/L, và 1 mg/L) để khảo sát khả năng hình thành và phát triển chồi in vitro. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của TDZ và IBA đến khả năng hình thành chồi in vitro sau 6 tuần ni cấy được trình bày ở bảng 3.2.

16

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của TDZ và IBA đến khả năng hình thành chồi in vitro sau 6 tuần

nuôi cấy

Chất ĐHST (mg/L)

Tỷ lệ mẫu tạo chồi (%) Hình thái chồi

TDZ IBA 0,25 0,5 55,55a ± 0,94 Xanh đậm 0,7 48,88ab ± 0,89 Xanh đậm 1,0 44,44b ± 0,84 Xanh nhạt 0,5 0,5 11,10c ± 0,64 Xanh nhạt 0,7 8,88cd ± 0,78 Hồng nhạt 1,0 6,66cd ± 0,56 Hồng nhạt 1,0 0,5 4,44cd ± 0,71 Hồng nhạt 0,7 6,66cd ± 0,52 Hồng nhạt 1,0 2,22d ± 0,71 Hồng nhạt

Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột chỉ sự sai khác có ý nghĩa thơng kê ở p<0,05

(Ducan’s test).

Kết quả nghiên cứu cho thấy, TDZ và IBA có tác dụng đến sự hình thành chồi in vitro từ callus của thân cây khôi nhung, tuy nhiên hiệu quả tạo chồi in vitro ở các môi trường thí nghiệm là tương đối có quy luật.

Khi tăng nồng độ TDZ từ 0,25 đến 1 mg/L thì tỷ lệ callus tạo chồi giảm xuống. Tỷ lệ mẫu tạo chồi cao nhất trên môi trường MS bổ sung 0,25 mg/L TDZ + 0,5 mg/L IBA đạt (55,55%). Ở nồng độ 1 mg/L TDZ kết hợp IBA (0,5 mg/L, 0,7 mg/L, 1 mg/L) tỷ lệ mẫu tạo chồi tương đối thấp (2,22-6,66%). Nuôi cấy trên môi trường MS bổ sung 0,25 mg/L TDZ + 0,5 mg/L IBA, khả năng tạo chồi in vitro là cao nhất, với tỷ lệ mẫu tạo chồi là

17

Hình 3.1. Chồi in vitro tái sinh từ callus trên các môi trường sau 6 tuần nuôi cấy.

(A). 0,25 mg/L TDZ + 0,5 mg/L IBA, (B) 0,25 mg/L TDZ + 0,7 mg/L IBA, (C) 0,25 mg/L TDZ + 1 mg/L IBA , (D) 0,5 mg/L TDZ + 0,5 mg/L IBA, (E) 0,5 mg/L TDZ + 0,7

mg/L IBA, (F) 0,5 mg/L TDZ + 1 mg/L IBA, (G) 1 mg/L TDZ + 0,5 mg/L IBA, (H) 1 mg/L TDZ + 0,7 mg/L IBA, (K) 1 mg/L + 1 mg/L IBA.

Lee và cs.., 2008, nghiên cứu tái sinh chồi in vitro từ phần lóng của cây Ardisia pusilla DC đã cho thấy: môi trường nuôi cấy MS + 30 g/l saccharose + 8 g/l agar, bổ sung 0,25 mg/L TDZ + 0,5 mg/L IBA là tốt nhất để hình thành chồi in vitro (71%). Khi bổ sung nồng độ TDZ cao hơn IBA, hoặc nồng độ TDZ và IBA bằng nhau, hoặc chỉ có TDZ thì tỷ lệ hình thành chồi tương đối thấp. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi, với tỷ lệ hình thành chồi cao nhất khi callus được ni cấy trên môi trường MS + 0,25 mg/L TDZ + 0,5 mg/L IBA đạt (55,55%). Vậy có thể kết luận rằng mơi trường MS có 3% saccharose, 0,8% agar và bổ sung 0,25 mg/L TDZ + 0,5 mg/L IBA là mơi trường thích hợp nhất để tạo chồi in vitro từ callus thân cây khôi nhung.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân giống in vitro cây khôi nhung (ardisia sylvestris pitard) (Trang 25 - 27)