CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.3. Ảnh hưởng của BAP đến khả năng nhân nhanh chồi in vitro khôi nhung
Việc xác định được môi trường tối ưu để nuôi cấy tạo cụm chồi, làm tăng số lượng chồi/mẫu, đồng thời các chồi đều đạt chất lượng tốt không bị biến dị trước khi chuyển sang mơi trường tạo cây hồn chỉnh là một yêu cầu không thể thiếu trong nuôi cấy in vitro.
BAP là cytokinin được sử dụng nhiều trong q trình nhân chồi ở các lồi thực vật trong nuôi cấy mô (Dương Tấn Nhựt, 2011). Tác dụng chủ yếu của BA là kích thích sự phân chia mạnh mẽ của tế bào, đặc biệt ảnh hưởng rõ rệt lên sự hình thành và phân hóa chồi.
18
Để có thể tạo được số lượng chồi lớn và tỷ lệ mẫu tạo chồi cao nhất, chúng tôi tiến hành đánh giá ảnh hưởng của BAP đến khả năng nhân nhanh chồi in vitro của cây khôi nhung từ chồi tái sinh. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của BA (0,5 – 2 mg/L) đến khả năng nhân chồi in vitro cây khôi nhung sau 10 tuần ni cấy được trình bày ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của BA đến khả năng nhân nhanh chồi in vitro cây khôi nhung sau
10 tuần nuôi cấy.
BA
(mg/L)
Tỷ lệ mẫu tạo cụm chồi
(%)
Số chồi/mẫu
(chồi)
Chiều cao chồi
(cm) Số lá/chồi (lá) 0,5 64,44a ± 0,45 4,8a ± 0,64 2,15a ± 0,54 5,42a ± 0,42 1,0 91,10b ± 0,68 8,2d ± 0,48 5,42c ± 0,45 8,86c ± 0,67 1,5 88,88b ± 0,62 6,4c ± 0,50 3,84b ± 0,50 7,45b ± 0,75 2,0 68,88a ± 0,49 3,4b ± 0,75 3,42b ± 0,48 5,54a ± 0,45
Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột chỉ sự sai khác có ý nghĩa thống kệ ở p <0,05 (Ducan’s test).
Hình 3.2. Cụm chồi in vitro cây khôi nhung sau 10 tuần nuôi cấy.
19
Kết quả bảng 3.3 cho thấy sau 10 tuần nuôi cấy trên mơi trường MS có bổ sung BA (0,5 –2 mg/L) đều ảnh hưởng đến khả năng nhân chồi in vitro của cây khôi nhung. Ở nồng độ BA thấp 0,5 mg/L cho số chồi/mẫu thấp hơn, đạt 4,8 chồi/mẫu với chiều cao là 2,15 cm. Số chồi cao nhất trên môi trường MS bổ sung 1 mg/L BA đạt 8,2 chồi với chiều cao chồi đạt 5,42 cm/chồi. Tuy nhiên khi tăng nồng độ BA lại giảm sự phát sinh chồi. Ở môi trường MS bổ sung 1,5 mg/L BA số chồi/mẫu chỉ đạt 6,4 và chiều cao là 3,84 cm/chồi, khi tăng đến nồng độ 2 mg/L BA chỉ còn 3,4 chồi/mẫu, chồi sinh trưởng chậm hơn với chiều cao 3,42 cm/chồi. Số lượng chồi tăng theo hàm lượng BA, tuy nhiên khi BA càng cao thì số lượng chồi càng giảm xuống, nồng độ cao gây ức chế q trình tạo cụm chồi, vì vậy chồi khơng thể kéo dài, lá bị biến dạng hoặc làm cho chồi chứa nhiều nước (Nguyễn Đức Lượng, 2006).
Năm 2015, Chen và cs đã tiến hành nghiên cứu tối ưu hóa kỹ thuật nhân giống Ardisia
mamillata bằng nuôi cấy mô và thiết lập một hệ thống sản xuất công nghiệp để cung cấp
nhiều cây giống A. mamillata cho nhu cầu của con người, kết quả cho thấy: môi trường khởi đầu tối ưu là MS + 2 mg/L BAP + 0,1 mg/L NAA + 30 g/L đường, tỷ lệ 76,4%. Môi trường tái sinh chồi tối ưu là MS + 1 mg/L BAP + 0,1 mg/L NAA + 30 g/L đường, tốc độ nhân chồi đạt 4,56 lần, chiều cao chồi đạt 3,10 cm. So với nghiên cứu của (Nguyễn Văn Việt, 2016), nghiên cứu về nhân giống in vitro cây khôi nhung (Ardisia sylvestris Pitard)
thông qua nuôi cấy đoạn thân, đưa ra kết luận rằng: môi trường tối ưu để cảm ứng tạo cụm chồi từ mắt ngủ là MS + 0,2 mg/L TDZ và 0,5 mg/L NAA với tỷ lệ mẫu tạo cụm chồi đạt (80%). Trong một nghiên cứu khác của Đoàn Thị Thu Hương (2019), nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây khôi nhung ở Thái Nguyên đưa ra kết luận: môi trường
MS bổ sung BAP 1 mg/L, Kinetin 0,3 mg/L, axit axetic α-naphtin (α-NAA) 0,1 mg/L, sucrose 30g/L và agar 7g/L, cho tỷ lệ mẫu tạo cụm chồi là 99,31% với chiều cao chồi trung bình là 3,7 cm và hệ số nhân lên đạt 9,13 lần/chu kỳ nhân giống sau 4 tuần. Năm 2019, Tang và cs đã nghiên cứu nhân giống in vitro cây Ardisia gigantifolia thông qua nuôi cấy đoạn thân, kết quả cho thấy: môi trường nuôi cấy MS + 1,0 mg/L 6-BA + 0,2 mg/L NAA và MS + 0,5 mg/L ZT có ảnh hưởng đáng kể đến sự cảm ứng chồi nách và quá trình cấy phụ của các thế hệ trước, tỷ lệ cảm ứng lần lượt là 89,3% và 85,7%. Môi trường nuôi cấy tốt nhất cho quá trình nhân nhanh chồi là MS + 0,5 mg/L 6-BA + 0,1 mg/L ZT + 0,1 mg/L NAA, và hệ số nhân nhanh là 4,3.
Trong các nghiên cứu đưa ra cho thấy BA tác động đến tỷ lệ nhân chồi của các giống
Ardisia khác nhau là khác nhau. Tuy nhiên, ở một nồng độ thích hợp sẽ cho số chồi phát
sinh nhiều nhất. Việc áp dụng BA ở nồng độ cao gây ức chế sự kéo dài các mô phân sinh và chuyển đổi thành cây hoàn chỉnh dẫn đến làm giảm tỷ lệ tạo chồi in vitro (Buising,
20
Kết quả nghiên cứu của tơi hồn tồn hợp lý với nhận định trên. Vì vậy, trong nghiên cứu ảnh hưởng của BA riêng rẽ đến sự nhân nhanh chồi in vitro cây khôi nhung ở nồng độ 1 mg/L với tỷ lệ phát sinh cụm chồi là 91,10%, cho hệ số nhân chồi cao nhất 8,2 chồi/mẫu và sự sinh trưởng chồi tốt nhất, chiều cao chồi đạt 5,42 cm sau 12 tuần nuôi cấy.