CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.4. Ảnh hưởng của NAA đến khả năng tạo rễ in vitro cây khôi nhung
IAA, IBA, NAA đều là các auxin có tác dụng kích thích sự hình thành và kéo dài rễ. Do các chất này gây ra sự giảm độ pH trong thành tế bào nên hoạt hóa các enzym phân hủy các polysaccharide là pectin methylesterase liên kết giữa các sợi cellulose làm chúng lỏng lẻo. Vách tế bào mềm và trở nên lỏng lẻo hơn làm tế bào kéo dài ra. Tùy theo loại auxin mà tác dụng kéo dài cũng khác nhau (Đoàn Thị Thu Hương, 2019). Trong nghiên cứu này tôi sử dụng NAA để khảo sát ảnh hưởng của nó đến khả năng tạo rễ in vitro của cây khơi nhung, kết quả được trình bày ở bảng 3.4.
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của NAA đến khả năng tạo rễ in vitro cây khôi nhung sau 4 tuần
nuôi cấy NAA (mg/L) Tỷ lệ chồi ra rễ (%) Số rễ Chiều dài rễ (cm) 0,2 74,06b ± 0,72 1,65a ± 0,85 3,15a ± 0,47 0,5 96,29c ± 0,87 2,38b ± 0,78 4,1b ± 0,50 0,7 100c ± 0,65 4,64c ± 0,68 5,2c ± 0,41 1,0 62,95a ± 0,76 2,52b ± 0,75 3,9a ± 0,50
Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột chỉ sự sai khác ó ý nghĩa thống kê ở p<0,05 (Duncan’s test).
21
Hình 3.3. Chồi tạo rễ in vitro của cây khôi nhung sau 4 tuần nuôi cấy.
(A). 0,2 mg/L NAA, (B). 0,5 mg/L NAA, (C). 0,7 mg/L NAA, (D). 1 mg/L NAA. Kết quả bảng 3.6 cho thấy mỗi nồng độ NAA có tác động khác nhau đến sự phát sinh rễ in vitro cây khôi nhung. Ở nồng độ 0,2 mg/L cho tỷ lệ rễ phát sinh là 74,06%, số rễ/cây đạt 1,65 và chiều dài 3,15 cm/rễ. Khi tăng nồng độ NAA lên 0,5 mg/L thì tỷ lệ ra rễ tăng lên 96,29% và số rễ cũng tăng lên 2,38 rễ/cây, chiều dài của rễ đạt 4,1 cm/rễ. Ở nồng độ 0,7 mg/L NAA có tỷ lệ ra rễ cao nhất đạt 100%, số lượng rễ cũng như chiều dài của rễ là cao nhất, lần lượt là 4,64 rễ/cây và 5,2 cm/rễ. Khi tăng nồng độ NAA lên 1 mg/L thì tỉ lệ ra rễ giảm xuống cịn 62,95%, với số rễ là 2,52 rễ/cây và chiều dài là 3,9 cm/rễ. Khi bổ sung nồng độ NAA ở mức thấp từ 0,2 mg/L đến 0,7 mg/L kích thích chồi tạo rễ nhiều, rễ dài, khỏe nhưng khi tăng nồng độ NAA lên cao 1 mg/L thì quá trình hình thành rễ bị ức chế, số lượng rễ có xu hướng giảm, chiều dài rễ cũng ngắn hơn ít nhiều.
Năm 2015, Chen và cs đã tiến hành nghiên cứu tối ưu hóa kỹ thuật nhân giống Ardisia
mamillata bằng nuôi cấy mô và thiết lập một hệ thống sản xuất công nghiệp để cung cấp
nhiều cây giống A. mamillata cho nhu cầu của con người, kết quả cho thấy: môi trường ra rễ tối ưu cho A. mamillata là 1/2MS + 0,1 mg/L IBA + 15 g/L đường, tỷ lệ ra rễ 99,7%, dài 7,53 cm. Năm 2017, Sun và cs đã tiến hành nghiên cứu thiết lập hệ thống nuôi cấy và nhân giống in vitro cây Ardisia violacea thông qua nuôi cấy đoạn thân, kết quả cho thấy: môi trường tạo rễ tối ưu là 1/2MS + 2,0 mg/L IBA + 1,0 mg/L NAA + 1,0 mg/L AC và tỷ lệ ra rễ trung bình đạt 98,70%. Năm 2019, Tang và cs đã nghiên cứu nhân giống in vitro cây Ardisia gigantifolia thông qua nuôi cấy đoạn thân, kết quả cho thấy: môi trường tối ưu
22
để tạo rễ là 1/2MS + 1,5 mg/L IAA + 1,0 mg/L NAA, tỷ lệ ra rễ đạt 92,3%.
Năm 2016, Nguyễn Văn Việt và cs đã nghiên cứu nhân giống in vitro cây khôi nhung thông qua nuôi cấy đoạn thân, kết quả cho thấy: môi trường tối ưu cho ra rễ in vitro tạo cây hoàn chỉnh là ½ MS + 1 mg/L IBA. Năm 2019, Đoàn Thị Thu Hương và cs đã nghiên cứu hồn thiện quy trình nhân giống in vitro khơi nhung tại Thái Nguyên, kết quả cho thấy: mơi trường MS có chứa 0,5 mg/L NAA, sucrose 20 g/L và agar 7g/L phù hợp cho tạo rễ
in vitro, có 97,63% mẫu chồi hình thành rễ
Có thể giải thích điều này bằng sự tác động của auxin đến sự ra rễ của mỗi giống khác nhau là khác nhau. Sự ảnh hưởng ra rễ không chỉ tác động bởi nồng độ auxin mà còn phụ thuộc vào loại auxin bổ sung. Đối với cây khơi nhung, mơi trường MS có 3% saccharose, 0,8% agar bổ sung 0,7 mg/L NAA là mơi trường thích hợp để tạo rễ, và hình thành cây in
23
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ