Thực nghiệm biện pháp

Một phần của tài liệu Trí tuệ cảm xúc của học sinh trường trung học phổ thông thái phiên, thành phố đà nẵng (Trang 59 - 68)

2. Khuyến nghị

4.3. Thực nghiệm biện pháp

Thực nghiệm tác động hình thành và nâng cao TTCX cho HS là cán bộ lớp trường THPT Thái Phiên, thành phố Đà Nẵng được tiến hành theo các bước:

Bước 1: Chuẩn bị thực nghiệm:

Liên hệ và làm việc với Ban giám hiệu trường THPT Thái Phiên, thành phố Đà Nẵng.

Liên hệ và gặp gỡ, tìm hiểu HS đã được lựa chọn để tác động.

Thống nhất nội dung, thời gian và địa điểm tiến hành tổ chức chương trình Bước 2: Thiết kế chương trình thực nghiệm

Xây dựng nội dung chương trình: thiết kế những bài tập nhằm hình thành và nâng cao TTCX

Nội dung cụ thể:

Thời gian Nội dung Hoạt động cụ thể Buổi 1 Gặp gỡ, làm

quen, giới thiệu chương trình

1. Làm quen

a. Mục đích

- Khởi động và giới thiệu về chương trình - GV và HS làm quen với nhau

b. Cách tiến hành - GV chào hỏi HS

- Giới thiệu thông tin cá nhân và chương trình ( mục đích, tiến trình, nội dung, lợi ích của HS khi tham gia chương trình)

- Học sinh lần lượt giới thiệu bản thân (gợi ý HS giới thiệu về tên, lớp, những cảm xúc mình hay có,….)

1. 2. Xây dựng nội quy nhóm

2. a. Mục đích

Hình thành cho HS kỹ năng làm việc nhóm và xây dựng nội quy của nhóm gắn liền với những cảm xúc.

3. b. Cách tiến hành

- GV chia lớp thành 2 nhóm và hướng dẫn HS xây dựng nội quy nhóm theo hình thức:

- 1. Nhóm 1: Nếu ….( hành động tích cực) thì…. (thái độ, cảm xúc tích cực) - 2. Nhóm 2: Nếu…..(hành động tiêu cực)….. thì….. (thái độ, cảm xúc tiêu cực) - 3. Trò chơi: Bật mí cảm xúc - a. Mục đích

- Giúp HS nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc Quản lý cảm xúc

- Hình thành thái độ tích cực đối với việc đối mặt với những cảm xúc của mình

- b. Cách tiến hành

- - GV hướng dẫn HS chơi trò chơi “Tôi bảo” để tạo không khí vui vẻ cho lớp học.

- - GV sẽ phạt 4 HS vi phạm luật chơi với hình thức: 2 HS bật mí cảm xúc tích cực của em và ảnh hưởng của cảm xúc đó đến cuộc sống, 2 HS bật mí cảm xúc tiêu cực và ảnh hưởng của cảm xúc đó đến cuộc sống cũng như học tập,…

- - GV tặng mỗi HS 1 cuốn sổ tay để làm nhật ký cảm xúc và hướng dẫn các em viết nhật ký và tự đánh giá theo thang cảm xúc từ 0 – 10

Buổi 2 Nhận diện cảm xúc bản thân

1. Chia sẻ cảm xúc

a. Mục đích

Hình thành kỹ năng tự đánh giá cảm xúc của bản thân b.Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS chia sẻ cảm xúc trong tuần và đánh giá trạng thái cảm xúc hiện tại theo thang cảm xúc từ 0 - 10

2. Hiểu về cảm xúc

a.Mục đích

Hình thành cho HS những hiểu biết về cảm xúc: khái niệm, các dạng cảm xúc, vai trò,…

b.Cách tiến hành

- GV phát cho mỗi HS một mảnh giấy note và yêu cầu HS viết điều mình nghĩ đến khi nhắc đến từ cảm xúc, sau đó dán vào bảng phụ

- GV cung nhận xét những câu trả lời của HS và tổng kết lại khái niệm cảm xúc

- GV cung cấp kiến thức về các dạng cảm xúc cơ bản và vai trò của chúng

3. Nhận diện các dạng cảm xúc

a. Mục đích

Cung cấp cho HS những hiểu biết về biểu hiện của các dạng cảm xúc

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS chơi trò chơi: Truy tìm biểu hiện cảm xúc: chia lớp thành 2 nhóm và các nhóm tiến hành tìm những mảnh giấy có ghi biểu hiện dán vào hình ảnh cảm xúc tương ứng trên bảng phụ

4. Khám phá cảm xúc bản thân

a. Mục đích

b. Cách tiến hành

- GV cho HS xem 2 đoạn video ngắn có nội dung đối lập nhau để tạo cho HS có phản ứng đối lập nhau (đoạn hài hước, đoạn buồn, cảm động)

- HS tự đánh giá về cảm xúc của mình: em cảm thấy như thế nào khi xem đoạn video đó, biểu hiện cụ thể như thế nào?

- GV quay lại quá trình các em xem video và chiếu lại đoạn video đã quay về phản ứng của các em khi xem clip cho HS xem

Buổi 3 Nhận diện cảm xúc người khác

1.Chia sẻ cảm xúc

a.Mục tiêu

Rèn luyện kỹ năng nhận diện cảm xúc bản thân b.Cách tiến hành

- GV tiến hành cho HS chia sẻ cảm xúc trong tuần và đánh giá trạng thái cảm xúc hiện tại theo thang cảm xúc và mô tả biểu hiện vào giấy note và dán vào bảng phụ

2. Trò chơi Diễn kịch câm

a. Mục tiêu

Hiểu về cách nhận diện cảm xúc của người khác b. Cách tiến hành

GV hướng dẫn HS chơi trò chơi: Chia lớp thành 2 nhóm đều nhau, mỗi nhóm cử 1 đại diện lên bốc thăm câu chuyện của nhóm mình và oẳn tù tì xem nhóm nào diễn trước (nội dung câu chuyện do GV chuẩn bị sẵn), nhóm còn lại sẽ đoán câu nội dung câu chuyện và những cảm xúc có trong câu chuyện, nhóm nào đoán được nhiều và chính xác những cảm xúc trong câu chuyện sẽ là nhóm thắng cuộc

Buổi 4 Hiểu cảm xúc bản thân và người khác

1. Trò chơi Đoán câu

Khởi động và rèn luyện kỹ năng nhận diện cảm xúc người khác

b.Cách tiến hành

GV tiến hành cho HS chơi trò chơi: Đoán thành ngữ Cách chơi: Chia lớp thành 2 nhóm. Sẽ có 1 bạn diễn tả những mẫu câu ngắn bằng cử chỉ, điệu bộ chứ không dùng lời nói, 2 nhóm ở dưới sẽ đoán và nhóm đoán được nhiều hơn sẽ là nhóm thắng cuộc

2. Trò chuyện cặp đôi

a.Mục tiêu:

Hình thành cho HS kỹ năng hiểu được cảm xúc của bản thân mình và người khác

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS trò chuyện cặp đôi

- Cách thực hiện: HS tự bắt cặp và ngồi đối diện để trò chuyện cùng nhau: 1 người nói, người còn lại lắng nghe. - GV mời 1 số bạn lắng nghe chia sẻ: em nghe được gì từ câu chuyện, em nghe được tâm trạng gì của bạn, mong đợi của bạn đằng sau tâm trạng đó là gì?

- GV nhận xét và kết luận Buổi 5 Kiểm soát cảm

xúc bản thân

1. Chia sẻ cảm xúc

a. Mục đích

Rèn luyện cho HS kỹ năng nhận diện và hiểu cảm xúc bản thân.

b. Cách tiến hành

- GV mời HS chia sẻ cảm xúc ở hiện tại và nguyên nhân dẫn đến cảm xúc đó.

- GV nhận xét

2. Khám phá các kỹ thuật cân bằng cảm xúc: a. Mục tiêu

b.Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS nhắm mắt và hồi tưởng về một tình huống gây nên cho mình một cảm xúc rất tiêu cực - GV hướng dẫn HS một số kỹ thuật cân bằng cảm xúc và HS thực hành

+ Im lặng, thở sâu và không phản ứng ngay lập tức

Không phản ứng trong 10s đầu khi gặp tình huống căng thẳng, uống 1 cốc nước một cách chậm rãi và hít thở sâu

+ Phóng chiếu cảm xúc

• GV phát cho mỗi HS một mảnh giấy và yêu cầu HS xả cảm xúc tiêu cực của mình vào mảnh giấy một cách tùy thích ( có thể xé giấy, vò giấy, vẽ vào giấy,….)

• GV lại tiếp tục phát cho HS một mảnh giấy nhỏ khác và yêu cầu HS gửi giải pháp tích cực của mình vào mảnh giấy (viết, vẽ giải pháp, ….) • GV nhận xét và kết luận

+ Thay đổi dáng điệu

• GV yêu cầu HS lần lượt thực hiện các tư thế: ngồi cúi mặt xuống, nhìn vào mũi chân và không nói chuyện với ai; đứng thành từng cặp cách xa nhau, chống tay vào hông nhìn thẳng vào mắt nhau; thả lỏng cơ bắp ở tay và hàm, đứng thẳng người và nhìn vào mắt người kia, nháy mắt vài cái và mỉm cười

• GV hỏi HS cảm thấy như thế nào khi thực hiện lần lượt các tư thế đó?

Buổi 6 Kiểm soát cảm xúc người khác

1. Chia sẻ cảm xúc

a.Mục tiêu

Rèn luyện kỹ năng nhận diện, hiểu và kiểm soát cảm xúc bản thân

b.Cách tiến hành

- GV mời HS chia sẻ cảm xúc hiện tại, chia sẻ việc thực hiện kỹ năng kiểm soát cảm xúc bản thân.

2. Xử lý tình huống

a. Mục tiêu

Rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc bản thân và hình thành cho HS kỹ năng kiểm soát cảm xúc người khác b. Cách tiến hành

GV yêu cầu HS nhắm mắt lại và kể một tình huống, yêu cầu HS giả định mình đang trong tình huống đó

+ GV hỏi HS: Những trạng thái cảm xúc nào xuất hiện trong tình huống đó?

+ Em làm gì để giữ được bình tĩnh?

+ Em sẽ phản ứng như thế nào trước thái độ tức giận của các bạn?

-GV nhận xét và kết luận

3. Kiểm soát cảm xúc người khác

- GV hướng dẫn cho HS một số kỹ thuật kiểm soát cảm xúc người khác

+ Lắng nghe hết câu chuyện thay vì chen ngang lời người khác

+ Tiếp tục tiếp nhận thông tin và đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu và thấu cảm

+ Không phán xét, phê bình ý kiến của người khác và trình bày ý kiến của mình

- - HS thực hành cặp đôi: Mỗi cặp có 3 phút để thực hành + Một bạn kể ngắn gọn sự kiện có chứa cảm xúc của

+ Một bạn phản hồi + HS thực hành

- GV nhận xét và kết luận Buổi 7 Điều khiển cảm

xúc bản thân và người khác

1. Trò chơi Thử làm thầy bói a.Mục tiêu

- Khởi động và rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc người khác

b.Cách tiến hành

- Chia lớp thành 2 nhóm ngồi thành 2 hàng song song và hướng mặt vào nhau.

a. Lượt 1: nhóm 1 có nhiệm vụ bộc lộ cảm xúc đang có của mình và nhóm 2 có nhiệm vụ đoán ( tất cả các thành viên nhóm 1 đều bộc lộ và tất cả thành viên nhóm 2 đều đoán theo cặp đôi đứng đối diện) b. Lượt 2: Ngược lại, nhóm 2 bộc lộ cảm xúc và nhóm

1 có nhiệm vụ đoán

+ Nhóm nào đoán đúng được nhiều hơn thì nhóm đó thắng cuộc

+ HS tiến hành chơi trò chơi + GV nhận xét

2. Bàn tay thần kỳ a. Mục tiêu

Hình thành kỹ năng điều khiển cảm xúc bản thân b. Cách tiến hành:

GV hướng dẫn HS đưa ra các giải pháp cho cảm xúc tiêu cực của mình

+ GV yêu cầu HS nhắm mắt và tưởng tượng mình đang ở trong tình huống với những cảm xúc tiêu cực

+ GV hướng dẫn: GV yêu cầu HS vẽ bàn tay của mình vào giấy: rồi ghi sự kiện chứa cảm xúc tiêu cực mình thường gặp của lòng bàn tay, sau đó viết các cách để

biến cảm xúc tiêu cực thành cảm xúc tích cực vào các ngón tay. Sau đó dán vào bảng

+ GV làm mẫu + HS thực hiện

3.Thay đổi trạng thái của người khác

a. a. Mục đích

Hình thành kỹ năng điều khiển cảm xúc người khác b. b. Cách tiến hành

- GV chia lớp thành 2 nhóm: 1 nhóm sẽ bộc lộ trạng thái cảm xúc cần thay đổi, 1 nhóm sẽ thực hành điều khiển cảm xúc của bạn. GV đưa ra 5 trạng thái cảm xúc tiêu cực cần thay đổi: phấn khích quá và không kiểm soát sự tùy hứng của mình, buồn bã không biết phải làm như thế nào, tức giận với người khác, lo lắng không biết phải làm thế nào, sợ hãi về 1 sự kiện nào đó. GV trao đổi riêng với nhóm bộc lộ và yêu cầu HS lựa chọn trạng thái cảm xúc mình thường gặp. Sau đó HS thực hành bộc lộ cảm xúc của mình để các HS còn lại thực hành điều khiển cảm xúc đó. + HS thực hành + GV nhận xét và kết luận Buổi 8 Tổng kết và đánh giá đầu ra 1. Chia sẻ cảm xúc a. Mục tiêu:

Hình thành cho HS kỹ năng trình bày, chia sẻ cảm xúc của mình với người khác

b.Cách tiến hành

- GV mời HS chia sẻ trạng thái cảm xúc hiện tại

- GV mời HS chia sẻ cảm xúc của mình khi tham gia chương trình

- GV chia sẻ cảm xúc và nói lời cảm ơn về sự hợp tác của HS

a. Mục tiêu:

Đánh giá khả năng quản lý cảm xúc bằng trí tuệ của HS sau khi đã tác động bằng thang đo TTCX Lyusin và bảng hỏi

b. Cách tiến hành

- GV phát phiếu và hướng dẫn HS làm trắc nghiệm - Thu phiếu trắc nghiệm sau khi HS làm xong

Bước 3: Triển khai chương trình

- Cung cấp kiến thức về vai trò, tầm quan trọng của TTCX đối với thành công , hạnh phúc trong cuộc sống nói chung và hiệu quả trong quản lý lớp nói riêng

- Tổ chức cho HS tham gia các bài tập nhằm nhận diện cảm xúc bản thân - Tổ chức cho HS tham gia các bài tập nhằm nhận diện cảm xúc người khác - Tổ chức cho HS tham gia các bài tập nhằm hiểu cảm xúc bản thân

- Tổ chức cho HS tham gia các bài tập nhằm hiểu cảm xúc người khác - Tổ chức cho HS tham gia các bài tập nhằm kiểm soát cảm xúc bản thân - Tổ chức cho HS tham gia các bài tập nhằm kiểm soát cảm xúc người khác - Tổ chức cho HS tham gia các bài tập nhằm điểu khiển cảm xúc bản thân - Tổ chức cho HS tham gia các bài tập nhằm điều khiển cảm xúc bản thân Bước 4: Lượng giá và kết thúc chương trình

Một phần của tài liệu Trí tuệ cảm xúc của học sinh trường trung học phổ thông thái phiên, thành phố đà nẵng (Trang 59 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)