Để điều khiển hoặc điều chỉnh năng lượng cũng như công suất, trên các hệ thống thủy lực sử dụng rất nhiều các van khác nhau.
a) Van phân phối
Van phân phối được phân biệt theo chức năng là van phân phối không tiết lưu và van phân phối tiết lưu. Loại thứ nhất chỉ dùng để điều khiển khởi hành, dừng lại và điều khiển chiều dòng dầu, còn loại thứ hai có thêm các phương án khuếch đại lưu lượng. Chúng cho phép thay đổi vô cấp số lượng bất kỳ các vị trí trung gian giữa hai vị trí đầu và cuối của hành trình. Có rất nhiều cấu trúc van phân phối khác nhau, ở giáo trình này chỉ giới thiệu một vài loại thường sử dụng nhất trên máy kéo và xe chuyên dụng.
Hình 1-18. Van phân phối con trượt 3/3 tác động bằng tay có lò xo trả về:
b) Van chặn
Van chặn có tác dụng chặn dòng dầu theo một hướng và cho lưu thông dòng dầu theo hướng ngược lại. Các phần tử chặn được sử dụng là bi cầu hoặc đầu côn để tạo thành van đế tựa.
Hình 1-19. Van chặn dòng đơn
c) Van áp suất
Như đã biết, công suất thủy lực P = p.Q có thể thay đổi được nhờ thay đổi
lưu lượng Q hoặc thay đổi áp suất p. Để điều khiển lưu lượng có thể dùng van phân phối, để điều khiển áp suất có thể dùng van áp suất.
Trong thực tế có rất nhiều loại van áp suất có chức năng khác nhau. Van áp suất thường dùng làm van an toàn, giữ cho áp suất hoạt động của hệ thống được giới hạn bởi một giá trị điều chỉnh cho trước, để ngăn ngừa hỏng hóc các thiết bị
như đường ống, các đầu nối... và phải đáp ứng điều kiện sau: p1< p1max.
Hình 1-20. Van giới hạn áp suất điều khiển trực tiếp: a) Van giới hạn dạng con trượt; b) Dạng đế tựa côn; 1−Lò xo; 2−Lỗ khoan; 3−Rãnh điều khiển; 4−Giảm chấn; 5- Đế tựa côn
Ngoài các phần tử cơ bản trong hệ thống TLTT đã nêu ở trên, trong hệ thống thủy lực còn có các phần tử khác như các loại van khác nhau, tích áp thủy lực, ống nối cứng, ống nối mềm, khớp nối và các van phân phối khác…