Các bệnh thường gặp trên gà thịt

Một phần của tài liệu Tiếp cận thị trường và phân phối sản phẩm thuốc thú y của công ty cổ phần Nông Nghiệp Xanh tại các đại lý tỉnh Hà Nam. (Trang 36)

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.7. Một số bệnh thường gặp trên đàn vật nuôi

2.7.1. Các bệnh thường gặp trên gà thịt

Trong thời gian nuôi dưỡng hàng ngày phải theo dõi tình hình sức khỏe của đàn gà để chẩn đoán, phát hiện bệnh và có những hướng điều trị kịp thời. Trong thời gian nuôi gà thường gặp bệnh như sau:

Bệnh cầu trùng - Nguyên nhân:

Do các loại cầu trùng thuộc giống Eimeria gây ra. Gà con 9 - 10 ngày tuổi bắt đầu nhiễm bệnh nhưng tỷ lệ nhiễm cao nhất ở giai đoạn từ 15 - 45

ngày tuổi. Gà bị nhiễm do nuốt phải noãn nang cầu trùng có trong thức ăn, nước uống. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng trầm trọng nhất là vào vụ xuân hè khi thời tiết nóng ẩm.

Các loại cầu trùng gây bệnh cho gà tồn tại rất lâu ngoài môi trường và rất khó tiêu diệt bằng các loại thuốc sát khuẩn cũng như vôi bột vì vậy đàn gà rất dễ bị mắc bệnh từ môi trường.

- Triệu chứng:

+ Gà bệnh ủ rũ, ăn ít, uống nhiều nước, xù lông, cánh sã, chậm chạp, phân dính quanh hậu môn, phân loãng, sệt, có màu socola hoặc đen như bùn.

+ Nếu gà bị bệnh nặng thì phân lẫn máu tươi, gà mất thăng bằng, cánh tê liệt, niêm mạc nhợt nhạt, da và mào tái nhợt do mất máu. Tỷ lệ ốm cao, nhiều gà chết.

- Bệnh tích:

+ Cầu trùng manh tràng: manh tràng sưng to và chứa đầy máu.

+ Cầu trùng ruột non: ruột non căng phồng, xuất huyết bề mặt ruột có nhiều đốm trắng xám, bên trong ruột có dịch nhầy màu hồng.

- Điều trị:

* Cầu trùng manh tràng Phác đồ 1:

+ Dùng Diclacoc:

Pha 1ml/1 lít nước. Hoặc 100ml/400 - 500kg TT. Cho uống vào buổi sáng trước khi cho ăn. Uống 3 ngày, nghỉ 2 ngày, uống tiếp 3 ngày để hiệu quả điều trị bệnh cao.

+ Dùng ampicoli:

Pha nước hoặc trộn thức ăn 1g/2 lít nước, hoặc 1g/10Kg TT + Dùng vit K: liều 1g/2 lít nước cho gà.

Phác đồ 2

+ Dùng Diclacoc:

Pha 1ml/1 lít nước. Hoặc 100ml/400 - 500kg TT. Cho uống vào buổi sáng trước khi cho ăn.

+ Dùng amoxcolis:

Pha nước uống hoặc trộn thức ăn: 100g/1000kg TT. + Dùng vit K: liều 1g/ 2 lít nước cho gà.

+ Kết hợp giải độc gan: hepatol (1ml/1lít nước) và men sống chịu kháng sinh: lactomin (1g/2lít nước).

* Cầu trùng ruột non Phác đồ 1

+ Dùng Vicox Toltra:

Pha nước uống 1ml/1lít cho gà uống liên tục trong 24 giờ/ngày. Nếu pha với tỉ lệ 3ml/1 lít thì cho uống hết trong vòng 8 giờ.

+ Dùng liên tiếp 3 ngày.

+ Dùng vit K: liều 1g/2lít nước cho gà.

+ Kết hợp giải độc gan: livertox (1ml/2lít nước). Phác đồ 2

+ Dùng sulmotri 820

Pha nước uống hoặc trộn thức ăn: liều 1g/6 lít nước hoặc 1g/3 - 4kg thức ăn tương đương 1g/30 - 40kg TT

+ Dùng colistin 4800:

Pha nước uống hoặc trộn thức ăn: liều 1g/6lít nước hoặc 3kg thức ăn. + Dùng vit K: liều 1g/2 lít nước cho gà.

+ Kết hợp giải độc gan: hepatol (1ml/1 lít nước) và men sống chịu kháng sinh: lactomin (1g/2 lít nước)

 Bệnh CRD - Nguyên nhân:

Do M. gallisepticum gây ra.

Gà 2 - 12 tuần tuổi và gà sắp đẻ dễ bị nhiễm hơn các lứa tuổi khác, thường hay phát bệnh khi trời có mưa phùn, gió mùa, độ ẩm không khí cao.

- Triệu chứng:

+ Thời gian ủ bệnh từ 6 - 21 ngày.

+ Gà trưởng thành và gà đẻ: tăng khối lượng chậm, thở khò khè, chảy nước mũi, ăn ít, gà trở nên gầy ốm, gà đẻ giảm sản lượng trứng nhưng vẫn duy trì ở mức độ thấp.

+ Gà thịt: xảy ra giữa 3 - 8 tuần tuổi với triệu chứng nặng hơn so với các loại gà khác do kết hợp với các mầm bệnh khác (thường với E. coli). Vì vậy

trên gà thịt còn gọi là thể kết hợp E. coli - CRD (C - CRD) với các triệu chứng: âm ran khí quản, chảy nước mũi, ho, sưng mặt, sưng mí mắt, viêm kết mạc.

- Phòng bệnh: thực hiện tốt quy trình vệ sinh thú y, chuồng thông thoáng, mật độ hợp lý, nhiệt độ thích hợp, chăm sóc và nuôi dưỡng tốt, cho uống thuốc để phòng bệnh.

- Điều trị:

+ Doxycycline (50 %): liều 25g/ kg thể trọng, uống liên tục 5 ngày. + Tilmicosin: liều 0,3ml/ 1l nước, uống liên tục 5 ngày.

Bệnh nấm diều

- Nguyên nhân: Do một loại nấm men có tên là Candida albicans gây ra. Thường loại nấm men này có mặt sẵn trong đường tiêu hóa của gà nhưng không gây bệnh. Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể suy giảm, Candida albicans tìm cơ hội nhân lên và gây ra các tổn thương trên đường tiêu hóa, hô

hấp thậm chí nó còn có thể gây nhiễm trùng da, lông, mắt và đường sinh sản. Do dụng cụ chứa nước, đựng thức ăn không được vệ sinh, bị nhiễm bẩn tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào. Do thức ăn kém chất lượng,

không đủ dinh dưỡng, bị nhiễm nấm. Việc sử dụng kháng sinh trong một khoảng thời gian quá dài dẫn đến nấm phát triển luôn trong đường tiêu hóa và gây ra bệnh. Ngoài ra, một số trường hợp thiếu Vit A, thiếu dinh dưỡng hoặc stress do quá trình vận chuyển cũng là nguyên nhân gây nên bệnh nấm diều gà.

- Triệu chứng: Gà có hơi thở hôi, giảm ăn, xù lông, chậm lớn. Tiêu chảy phân sống, nôn thức ăn có mùi chua, hôi thối. Trong miệng có lớp mảng bám màu trắng, niêm mạc miệng, thực quản có thể bị loét.

- Bệnh tích: Bệnh tích tập trung ở miệng và thực quản, với các mảng xám nhạt dính chặt vào bên trong, có khi có các vết loét. Trong diều có nhiều nốt màu trắng, chứa nước nhầy, mùi hôi chua.

- Phòng bệnh: Luôn đảm bảo môi trường chăn nuôi sạch sẽ: chuồng trại thông thoáng; xử lý chất độn chuồng trước khi đưa vào bằng thuốc diệt nấm mốc CuSO4 với liều lượng 1 g/3 lít nước; phun sát trùng định kỳ, chế độ dinh dưỡng hợp lý, nước uống, thức ăn sạch mầm bệnh, dụng cụ ăn và uống cũng luôn sạch sẽ đảm bảo tránh lây nhiễm mầm bệnh nấm diều ở gà qua 2 đường này. Loại bỏ các yếu tố gây stress cho gà như: quá sáng, quá dày, quá nóng… Sử dụng kháng sinh hợp lý. Loại bỏ bớt những con còi cọc, ốm yếu trong đàn. - Điều trị: Cho uống CuSO4 với liều lượng 1g/4l nước, thực hiện cho uống 2 giờ/ 1 ngày, liên tục trong 3 - 4 ngày. Đồng thời bổ sung thuốc giải độc gan thận pha vào nước hoặc trộn vào thức ăn. Ngoài ra, cần sử dụng thêm các thuốc bổ tăng sức đề kháng như Vit C, Vit B, E hay các chất điện giải…

 Bệnh do E. coli (Colibacillosis)

- Nguyên nhân: Do vi khuẩn E. coli gây ra.

Gà ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, đặc biệt là giai đoạn gà con 3 - 15 ngày tuổi, tỷ lệ chết 20 - 60 %, gà lớn bệnh ở thể nhẹ và ít chết. Truyền bệnh trực tiếp qua trứng bệnh, lây bệnh nhanh chóng trong lò ấp, ngoài ra có thể lây bệnh gián tiếp qua thức ăn, nước uống và qua vết hở của rốn.

- Triệu chứng:

đó bệnh có thể tiến triển cấp tính ở những đàn gia cầm con.

+ Gà bị bệnh thường ủ rũ, xù lông, gầy rạc. Một số con có triệu chứng sốt, sổ mũi và khó thở. Sau vài ngày gà ỉa chảy, phân lỏng có dịch nhầy màu nâu, trắng, xanh, đôi khi lẫn máu rồi chết hàng loạt. Đôi khi gà có hiện tượng sưng khớp.

- Bệnh tích:

+ Gan sưng và xuất huyết, gan sưng đỏ, gan và màng bao tim có lớp nhầy trắng. Màng túi khí có nốt xuất huyết nhỏ. Niêm mạc ruột sưng đỏ, ỉa phân trắng. Gia cầm ở thời kỳ đẻ, buồng trứng bị vỡ và teo.

- Điều trị:

+ Tiêm gentamycine với liều 8mg/kg TT.

+ Hoặc cho uống florfenicol 20% liều 1ml/10 kg TT.

+ Bổ sung vit C với liều 1g/ 1l nước để nâng cao sức đề kháng.

Bệnh ORT (viêm mũi, khí quản, phổi, túi khí, bệnh viêm phổi hóa mủ) - Nguyên nhân

+ Do vi khuẩn Gr-, hình que có tên là Ornithobacterium rhinotracheale gây ra.

+ Bệnh thường xảy ra vào mùa xuân, mùa hè và thời điểm giao mùa, khi độ ẩm không khí tăng cao. Gà thịt thường mắc lúc 3 - 6 tuần, các loại gà khác thường từ 6 tuần tuổi trở lên. Tỷ lệ nhiễm bệnh cao từ 50 - 100% nhưng tỷ lệ chết và loại thải thấp 5 - 20%.

-Triệu trứng

+ Gà khó thở, hay ho khạc, vảy mỏ, lắc đầu, phải há mỏ thường xuyên để thở.

+ Mặt sưng, chảy nước mắt, nước mũi. + Có thể bị tiêu chảy.

+ Với gà đẻ thì kém đẻ, vỏ trứng mỏng. + Gà có thể chết trong tình trạng ngã ngửa.

+ Bệnh khi đã mãn tính thì khiến gà còi cọc, chậm lớn, tiêu tốn thức ăn. - Bệnh tích

+ Xuất hiện kén trong phế, khí quản - nhân dạng bã đậu, có mủ, dịch. Niêm mạc khí quản khô và ít nhầy.

+ Túi khí có bọt khí, có thể có mủ màu vàng, xuất hiện màng ở bên ngoài. + Xuất huyết khí quản, có cục xuất huyết ở phổi.

+ Niêm mạc mắt bị phù thũng. + Gan sưng to và xuất huyết. + Phổi bị viêm, có mủ.

+ Túi khí đục.

+ Nếu bị kế phát với các bệnh khác thì sẽ xuất hiện tình trạng viêm, sưng, xuất huyết tim, xoang tim tích nước.

-Phòng bệnh

+ Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, phun sát trùng định kỳ.

+ Đảm bảo mật độ chuồng nuôi hợp lý theo ngày tuổi gà.

+ Sử dụng thêm các thực phẩm hỗ trợ cho gà như vit, chất điện giải nhằm giúp gà cải thiện sức ăn, tăng cường sức đề kháng.

- Điều trị

+ Tiêm genta (100ml/1000kg TT) kết hợp với linco- spec (100ml/ 400kg TT) liên tục 2 ngày. + Dùng doxy 50: liều 100g/2000kg TT. + Tylosin: liều 100g/3000kg TT. + Colistin 4800: liều 100g/1500kg TT. 2.7.2. Các bệnh thương gặp trên lợn  Bệnh dịch tả lợn (SWINE FEVER) + Thời kỳ nung bệnh từ: 6 - 8 ngày.

+ Thể quá cấp: Thể này bệnh phát rất nhanh, lợn đang khởe mạnh tự nhiên ủ rủ, bỏ ăn, sốt cao 40 - 420C. các phần da mỏng phía trong đùi, phần dưới bụng có chỗ đỏ ửng lên, sau đó tím nhạt dần. Con vật lên cơn co giật gióy dụa một lỳc sau rồi chết. Bệnh chỉ tiến triển nhanh trong vũng 1 - 2 ngày. + Thể cấp tính: ở thể này lợn ủ rủ, mệt mỏi, buồn bả, không ăn , tiếp sau đó là sốt cao: 41- 420C liên tục trong 4 - 5 ngày. Mắt có biểu hiện đau,có dử, lợn ho, khó thở, nôn mửa nhiều, ỉa chảy vọt cần câu. Phân lỏng có màu xám hoặc xám vàng, mùi tanh khắm khó chịu. Lợn mất nước, nhiệt độ hạ. Da có những nốt tụ huyết lấm tấm đỏ như đầu đinh ghim, tập trung thành từng đám. Lợn gầy tọp, giẫy dụa rồi chết sau vài ngày. Bệnh có thể ghép với bệnh phó thương hàn làm cho lợn ỉa chảy nhiều , phân thối khắm, chết với tỷ lệ cao tới 90%.

+ Thể mạn tính: Thể này lợn ốm gầy yếu đi không vững, phân đi ỉa lỏng và có mùi tanh khẳm khó chịu. Da xuất huyết tụ huyết từng đám, mảng đỏ thẫm. Bệnh kéo dài 1 - 2 tháng, lợn kiệt sức và chết, xác chết gầy khô do mất nước. Nếu chăm sóc tốt lợn có thể hồi phục nhưng trở thành nguồn bệnh rất nguy hiểm.

- Bệnh tích:

+ Niêm mạc miệng, lợi viêm xuất huyết.

+ Niêm mạc ruột, van hồi manh tràng, hậu môn viêm xuất huyết. Ở niêm mạc ruột già và van hồi manh tràng có vết loét hình cúc áo tạo nên vòng tròn đồng tâm phủ một lớp chất keo bựa màu vàng xám, nếu ta bóc lớp này lên sẽ thấy vết loét mầu đỏ, nếu bệnh đã bị lâu ngày se thấy mầu vàng bợt.

+ Lách có màu đất xét, xuất huyết, nhồi huyết xung quanh rìa. + Thận xuất huyết lấm tấm ở lớp vỏ.

-Trị bệnh:

+ Không có thuốc điều trị bệnh dịch tả lợn, vì vậy khi phát hiện bệnh tốt nhất là thực hiện nghiêm túc qui định, pháp lệnh thú y tiến hành hủy diệt con ốm để bảo vệ con khỏe mạnh.

-Phòng bệnh:

+ Biện pháp tốt nhất, hiệu quả nhất để bảo vệ đàn lợn không bị bệnh đó là tiêm phòng bằng vắc xin. Tiêm phòng bằng vắc xin là hiệu quả kinh tế nhất trong chăn nuôi vì bệnh dịch tả lợn không điều trị được bằng hóa dược.

+ Có nhiều loại vắc xin phòng bệnh dịch tả lợn vì thế người chăn nuôi, cán bộ thú y chỉ đạo sản xuất, nên sử dụng vắc xin theo đúng sự hướng dẫn của nhà sản xuất.

+ Ngoài biện pháp phòng bệnh bằng vắc xin, nên chú ý thực hiện nghiêm túc qui trình vệ sinh phòng bệnh bằng các biện pháp khác như:

+ Đảm bảo an toàn sinh học trong chăn nuôi.

+ Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng dụng cụ, chuồng trại, môi trường chăn nuôi theo qui trình và đúng lịch.

+ Vệ sinh ăn uống, chăm sóc, nuôi dưỡng v.v.

+ Kiểm tra, giám sát, theo dõi sức khỏe đàn lợn và báo cáo hàng ngày. + Quản lý chung đối với chuồng trại và người chăn nuôi.

 Bệnh sót nhau ở lợn nái

-Nguyên nhân: Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới hiện tượng sót nhau ở lợn nái.

+ Do lợn đã đẻ nhiều lứa, hoặc đẻ quá nhiều con trong 1 lứa khiến tử cung co bóp kém, khó đẩy con và nhau ra ngoài. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác khiến tử cung của lợn mẹ co bóp yếu là do: Chế độ dinh dưỡng kém, khẩu phần ăn thiếu chất khoáng, canxi; lợn nái ít vận động, nhất là vào cuối thai kỳ; lợn mẹ quá béo hoặc quá gầy.

+ Lợn bị viêm niêm mạc tử cung, dịch viêm làm nhau dính vào tử cung nên khi đẻ bị sót nhau lại trong tử cung)

+ Do chủ nuôi hoặc người đỡ đẻ thao tác không đúng kỹ thuật, nhau chưa ra hết đã kéo đứt, khiến nhau bị sót lại.

* Biểu hiện

Khi bị sót nhau, lợn mẹ hay rặn, có biểu hiện sốt, có con bỏ ăn, uống nước nhiều, cắn con, không cho con bú.

+ Cơ quan sinh dục của lợn mẹ chảy dịch sẫm màu, có lẫn máu hoặc những mảnh nhau thối.

-Cách phát hiện:

+ Sót nhau hoàn toàn: quan sát kỹ sẽ thấy 1 màng mỏng còn nằm trong âm đạo hay treo lòng thòng ở mép âm môn.

+ Sót nhau không hoàn toàn: nhìn thấy 1 ít nhung mao trên mặt màng nhung của lợn mẹ.

+ Sót nhau từng phần: Trải toàn bộ phần nhau thai đã ra ngoài → quan sát: thấy được những chỗ màng thai bị đứt → suy ra phần màng thai còn lại nằm trong tử cung.

 Bệnh viêm tử cung

-Nguyên nhân: Do nhiều nguyên nhân gây ra: – Do gieo tinh:

+ Dụng cụ gieo tinh bị nhiễm mầm bệnh, việc sát trùng dụng cụ gieo tinh chưa đảm bảo yêu cầu.

+ Dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng, gây xây xát và tạo ra các ổ viêm nhiễm trong âm đạo và tử cung

+ Do lợn đực bị viêm niệu quản (khi nhảy trực tiếp) sẽ truyền bệnh sang lợn cái.

– Do đỡ đẻ:

+ Lợn đẻ khó, thời gian đẻ kéo dài; can thiệp trong quá trình đỡ đẻ làm xây sát niêm mạc tử cung; do sót nhau, nhau bị thối rữa.

+ Do môi trường: Chuồng trại kém vệ sinh, không tiêu độc sát trùng chuồng trại trước khi đưa lợn nái vào chuồng đẻ.

-Triệu chứng: Bệnh xảy ra sau khi sinh 1 - 2 ngày hoặc 8 10 ngày sau

khi sinh, có hai dạng chính:

+ Viêm nhờn: xuất hiện sau khi sinh 12 - 24 giờ, dịch nhờn ở tử cung tiết ra lỏng, trong, lợn cợn hoặc đục, mùi tanh. Lợn sốt nhẹ.

Một phần của tài liệu Tiếp cận thị trường và phân phối sản phẩm thuốc thú y của công ty cổ phần Nông Nghiệp Xanh tại các đại lý tỉnh Hà Nam. (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)