Kết quả thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn Việt Anh, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. (Trang 46)

Vệ sinh phòng bệnh nhằm nâng cao sức đề kháng cho đàn lợn luôn là vấn đề được quan tâm. Cùng với việc vệ sinh thức ăn nước uống, vật nuôi, dụng cụ chăn nuôi, sinh sản… thì việc vệ sinh chuồng trại, cải thiện tiểu khí hậu chuồng nuôi luôn được chú trọng và thực hiện chặt chẽ.

Chuồng trại được thiết kế và xây dựng theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo thoáng mát về mùa Hè, ấm áp về mùa Đông. Sau mỗi lứa lợn, chuồng trại đều được vệ sinh sạch sẽ qua nhiều lần sát trùng bằng xút (NaOH) và vôi, để chuồng nghỉ ngơi tối thiểu 5 ngày trước khi đưa lợn chờ đẻ vào. Trại còn thường xuyên tiến hành vệ sinh môi trường xung quanh trại nhổ cỏ, rắc vôi, diệt chuột.

Để ngăn ngừa, khống chế dịch bệnh cũng như tăng năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi, em đã tham gia các công tác vệ sinh theo đúng quy định của trại trong thời gian thực tập, cụ thể như sau:

- Trước khi vào chuồng làm việc tất cả đều phải mặc quần áo bảo hộ, đi ủng, đi qua hố sát trùng.

- Gọi lợn mẹ dậy ỉa, dọn phân tránh lợn mẹ nằm đè phân. - Rắc vôi, quét dọn lối đi.

- Lau bầu vú cho nái nuôi con, lau mông, lau sàn bằng nước sát trùng. - Vệ sinh máng ăn sạch sẽ.

- Xịt gầm, xả rãnh ngày 1 lần.

- Phun sát trùng, quét mạng nhện và rắc vôi bột ở lối đi lại ngày 1 lần. Đối với chuồng đẻ sau khi cai sữa, lợn mẹ và lợn con đã được chuyển tiến hành tháo dỡ các tấm đan, đem ngâm ở bể sát trùng 1 ngày, sau đó xịt sạch. Ô chuồng, khung chuồng cũng được xịt sạch bằng dung dịch NaOH pha với nồng độ loãng khoảng 5%. Gầm chuồng cũng được tiêu độc khử trùng sạch sẽ bằng vôi. Để khô rồi tiến hành lắp các tấm đan vào, sau đó đuổi lợn chờ đẻ vào.

Mọi công nhân trong trại và khách tới thăm đều phải qua sát trùng, thay quần áo, đeo khẩu trang, ủng chuyên dụng trước khi vào chuồng.

Sau mỗi buổi làm trước khi ra khỏi chuồng thu dọn, sắp xếp dụng cụ, quét lối đi giữa các chuồng.

Bảng 4.2. Kết quả vệ sinh phòng bệnh Công việc Số lượng được giao (lần) Kết quả đã thực hiện Số lượng (lần) Tỉ lệ (%)

Vệ sinh chuồng trại hàng ngày 170 170 100

Phun sát trùng 70 70 100

Quét và rắc vôi đường đi 80 80 100

Qua quá trình làm việc em đã nắm được quy trình vệ sinh trong chăn nuôi như thế nào là hợp lý, liều lượng phù hợp.

4.3.2. Kết quả thực hiện tiêm phòng bằng vắc xin cho đàn lợn

Quy trình phòng bệnh bằng vắc xin luôn được trang trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và đúng kỹ thuật do quản lý và cán bộ kỹ thuật của trại thực hiện. Đối với từng loại lợn có quy trình tiêm riêng, tiêm vắc xin nhằm tạo miễn dịch chủ động cho lợn chống lại mầm bệnh khi nó xâm nhập vào

cơ thể. Vắc xin chỉ có hiệu quả phòng bệnh cao khi sức khỏe của con vật được đảm bảo, trên cơ sở đó trại chỉ tiêm vắc xin cho lợn khi trạng thái lợn khỏe mạnh, không mắc các bệnh truyền nhiễm và mạn tính khác, để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn.

Bảng 4.3. Kết quả tiêm vắc xin phòng bệnh cho lợn tại trại

Loại lợn Phòng bệnh Vắc xin Thời điểm phòng Liều tiêm (ml) Đường tiêm Tổng số lợn (con) Số lợn tiêm (con) Tỉ lệ (%) Lợn nái Dịch tả Coglapest 10 tuần chửa 2 Tiêm bắp 324 324 100 LMLM Aftopor 12 tuần chửa 2 Tiêm bắp 324 324 100 Lợn con Suyễn + Glaser Myco + Haemophilus 21 ngày 2 Tiêm bắp 3984 3972 99,70 Hội chứng còi cọc

Circo - ONE 18 ngày 2 Tiêm

bắp 3984 3972 99,70

Kết quả ở bảng 4.4 cho thấy tỉ lệ tiêm vắc xin đạt trên 99%, số lợn được làm đầy đủ vắc xin theo quy định của trại. Em hiểu hơn nữa về việc phòng bệnh bằng vắc xin như: Việc sử dụng vắc xin đủ liều, đúng đường, đúng vị trí, đúng lịch vì mỗi loại vắc xin đều có những đặc thù riêng, hiệu quả và thời gian miễn dịch khác nhau. Nếu sử dụng không đúng kĩ thuật, sai thời điểm sẽ làm mất đi hoạt tính của vắc xin. Trước khi sử dụng vắc xin cần lắc kỹ lọ, vắc xin đã pha nên sử dụng ngay, nếu thừa phải hủy không nên sử dụng cho ngày hôm sau. Ngoài ra, cần chú ý theo dõi lợn sau tiêm để kịp thời can thiệp nếu lợn bị sốc phản vệ hay có biểu hiện bất thường.

4.4. Tình hình sinh sản của lợn nái tại trại Việt Anh

Để đánh giá quá trình sinh sản của đàn lợn nái nuôi con tại trại, em đã tiến hành thu thập số liệu và theo dõi thông tin của đàn lợn nái sinh sản trực tiếp được phân công chăm sóc tại trại. Kết quả trình bày tại bảng 4.5 và bảng 4.6

Bảng 4.4. Tình hình sinh sản của đàn lợn nái nuôi tại trại Tháng Số nái nuôi con (con) Đẻ bình thường (con) Tỉ lệ (%) Đẻ can thiệp (con) Tỉ lệ (%) 12/2020 53 52 98,11 1 1,92 1/2021 55 54 98,18 1 1,85 2/2021 52 51 98,07 1 1,96 3/2021 53 52 98,11 1 1,92 4/2021 54 52 96,29 2 3,84 5/2021 55 54 98,18 1 1,85 Tổng 324 315 97,22 7 2,22

Qua bảng 4.5. cho biết: Trong 6 tháng thực tập tại cơ sở, em đã trực tiếp đỡ đẻ cho 324 lợn nái, trong đó có 315 trường hợp đẻ thường và 7 trường hợp đẻ khó phải can thiệp. Tỉ lệ lợn nái đẻ khó phải can thiệp chiếm tỉ lệ thấp, trung bình chỉ 13,34 %. Nguyên nhân làm cho lợn đẻ khó có rất nhiều nguyên nhân. Do lợn đẻ ở những lứa đầu, do lợn ăn nhiều vào kỳ chửa cuối làm thai quá to, hay do ngôi thai không thuận, do lợn mẹ ít được vận động và do sức khỏe của con mẹ không tốt… Số lợn nái đẻ phải can thiệp tại trại chiếm tỉ lệ thấp là do trong quá trình chăm sóc trại đã thực hiện nghiêm ngặt, đúng qui trình về thức ăn cho lợn nái mang thai.

Bản thân em là người được trực tiếp chăm sóc những lợn nái đẻ khó này, em đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm quan sát, can thiệp khi lợn đẻ khó, kỹ năng đỡ đẻ nhanh, kỹ năng cứu lợn con mới đẻ yếu...và chăm sóc lợn nái sau sinh.

Từ đây ta thấy nếu muốn hạn chế lợn đẻ khó, phải chú ý công tác nuôi dưỡng: Cho lợn ăn đúng bữa theo bảng cám những con lợn gầy yếu phải được ăn thêm 0,5 - 1kg/ngày tùy thể trạng của lợn.

Bảng 4.5. Tỉ lệ lợn con sống sau 24 giờ sinh Tháng Số lợn con

sinh ra (con)

Số lợn con còn sống sau 24 giờ (con)

Tỉ lệ sống (%) 12 651 650 99,54 1 717 715 99,72 2 677 676 99,85 3 638 636 99,68 4 703 702 99,71 5 606 605 99,67 Tổng 3984 3972 99,69

Kết quả bảng 4.6 cho thấy, trong thời gian thực tập tỉ lệ nuôi sống lợn sau 24 giờ sinh đạt tương đối cao: Tổng số lợn con sinh ra là 3984 con, số lợn con còn sống sau 24 giờ là 3972 con đạt tỉ lệ là 99,69%.

4.5. Kết quả chẩn đoán bệnh cho lợn nái và lợn con tại trại

Trong thời gian thực tập tại trại, bằng kiến thức đã học, cùng với sự giúp đỡ của kỹ thuật và em đã tiến hành chẩn đoán và điều trị một số bệnh xảy ra tại trại như sau:

* Bệnh viêm tử cung

Dùng nhiệt kế thủy ngân để đo ở trực tràng lợn nái ngày 2 lần. Đo trong 3 phút (sáng 7 - 9 giờ, chiều 16 - 18 giờ).

+ Bỏ ăn: Theo dõi, quan sát máng ăn của lợn sau mỗi bữa ăn và ghi chép. - Triệu chứng:

+ Lợn sốt nhẹ, giảm ăn hay bỏ ăn.

+ Dịch nhầy chảy ra từ âm hộ, màu trắng đục hoặc màu phớt vàng. - Chẩn đoán: Viêm tử cung.

- Điều trị:

+ Thụt rửa 2 lần/ngày, 2 ngày liên tục bằng nước muối sinh lý. + Amoxcylin: 1 ml/10 kg TT

+ Oxytoxin: 2 ml/con + Analgin: 1 ml/10 kg TT

+ Dexamethasone: 1 ml/10 kg TT Tiêm bắp, điều trị trong 3 ngày lên tục. * Bệnh viêm vú

Dùng nhiệt kế thủy ngân để đo ở trực tràng lợn nái.

+ Màu sắc của sữa: Theo dõi, quan sát bằng mắt thường và ghi chép. + Bỏ ăn: Theo dõi, quan sát máng ăn của lợn sau mỗi bữa ăn và ghi chép. - Triệu chứng:

+ Vú có màu hồng, sưng đỏ, sờ vào thấy hơi nóng, hơi cứng, ấn vào lợn nái có phản ứng đau.

+ Lợn nái giảm ăn hoặc bỏ ăn, nằm một chỗ, sốt cao 40,5°C - 42°C. + Sản lượng sữa giảm, lợn nái thường nằm úp đầu vú xuống sàn, ít cho con bú. Vắt sữa ở những vú bị viêm thấy sữa loãng, trong sữa có cặn hoặc cục sữa vón lại, xuất hiện các cục casein màu vàng.

- Chẩn đoán: Viêm vú. - Điều trị:

+ Cục bộ: Phong bế giảm đau bầu vú bằng cách chườm nước đá lạnh để giảm sưng, giảm đau, mỗi ngày vắt cạn sữa ở vú viêm 4 - 5 lần, tránh lây lan sang vú khác.

 Tiêm Amoxcylin: 1 ml/10 kg TT.  Tiêm Analgin: 1 ml/10 kg TT.  Tiêm Oxytoxin: 2 ml/con. Liên tục trong 3 - 5 ngày.

* Hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ - Triệu chứng:

+ Phân lỏng, có màu trắng hoặc vàng nhớt, phân dính đít. + Lợn gầy, ốm yếu.

- Chẩn đoán: Tiêu chảy ở lợn con. - Điều trị:

+ Dufafloxacin: 1 ml/10 kg TT. + Atropin: 1 ml/10 kg TT. + Uống Amox bột.

Điều trị liên tục 3 - 5 ngày. * Hội chứng hô hấp

- Triệu chứng:

+ Lợn bỏ ăn gầy còm, lông xù.

+ Thở thể bụng, có khi ngồi thở, bụng hóp lại, da nhợt nhạt.

+ Lợn bị bệnh không tranh vú với các con khác nên ngày càng gầy yếu. - Chẩn đoán: Lợn mắc bệnh về đường hô hấp.

- Điều trị:

+ Tylosin: 1 ml/10 kg TT. * Viêm khớp

- Triệu chứng:

+ Lợn đi khập khiễng, khớp chân sưng lên, chỗ khớp viêm tấy đỏ. + Lợn ăn ít, hơi sốt, chân có hiện tượng què, đi đứng khó khăn, chỗ khớp viêm tấy đỏ, sưng, sờ nắn vào có phản xạ đau.

- Chẩn đoán: Viêm khớp. - Điều trị:

+ Tiêm Penstrep: 1 ml/10 kg TT. + Dexamethasone: 1 ml/20 kg TT. + Catosal: 1 ml/10 kg TT.

Điều trị liên tục trong 3 - 5ngày.

Bảng 4.6. Kết quả chẩn đoán bệnh cho đàn lợn nuôi tại trại STT Tên bệnh Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc (con) Tỉ lệ mắc bệnh (%) Biểu hiện bệnh 1 Hội chứng đẻ khó 324 7 2,16

Lợn nái rặn nhiều thời gian lâu không đẻ

được. 2 Viêm tử

cung 324 9 2,77

Tử cung tiết dịch nhờn, trong hoặc đục, có mùi

hôi tanh.

3 Viêm vú 324 4 1,23

Vú sưng, nóng, không phun sữa được, sốt, lợn

nái bỏ ăn.

Tính chung 324 20 6,17

Qua bảng 4.7 cho thấy: Trong số các bệnh sinh sản của lợn nái, bệnh viêm tử cung có số lợn nái mắc cao nhất (9 con), chiếm tỉ lệ mắc là 2,77%, tiếp đến là hội chứng đẻ khó có 7 con, chiếm tỉ lệ 2,16% và mắc ít nhất là viêm vú với 3 con chiếm 1,23%. Bệnh viêm vú là 3 con. Tính chung lợn nái tại trại mắc các bệnh sinh sản là 19 con, chiếm tỉ lệ là 6,94%.

Tỉ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung cao chiếm 2,77%, do đàn lợn nái ở đây thuộc các dòng nái giống ngoại có năng suất sinh sản cao, nhưng lại chưa thích nghi được hoàn toàn với điều kiện của nước ta, bên cạnh đó quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc chưa tốt kết hợp với khí hậu không thuận lợi. Mặt khác, do trong quá trình phối giống và quá trình can thiệp khi lợn đẻ khó phải sử dụng thủ thuật để móc lấy thai không đúng kỹ thuật đã làm sây sát niêm mạc tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh. Tỉ lệ

mắc bệnh đẻ khó chiếm 2,11% do lợn nái ít được vận động, ngôi thai không thuận, thai quá to, sức khỏe lợn mẹ yếu. Tỉ lệ mắc bệnh viêm vú là 1,23 %, do kế phát từ bệnh viêm tử cung, do nền chuồng bẩn, vú bị tổn thương.

Bảng 4.8. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn con theo mẹ S TT Tên bệnh Số lợn con theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỉ lệ mắc bệnh (%) Biểu hiện của bệnh 1 1 Phân trắng 3984 150 3,76 Phân màu trắng, sau chuyển màu vàng, lỏng, sền sệt, có mùi tanh. 2 2 Viêm khớp 3984 90 2,25 Lông da sởn lên, suy nhược, què, sút cân, các khớp chân sưng phồng. 3 3 Viêm phổi 3984 100 2,51 Lợn con ho, sốt cao, khó thở, mũi chảy nhiều dịch, giảm ăn hoặc bỏ ăn. Qua bảng 4.8 ta thấy:

Lợn con ở trại mắc bệnh tiêu chảy phân trắng là cao nhất chiếm tỉ lệ 3,76%, nguyên nhân là do thời tiết thay đổi đột ngột lợn con bị nhiễm lạnh, sức đề kháng của lợn con còn yếu. Cách khắc phục tốt nhất để hạn chế lợn con mắc bệnh tiêu chảy là cho lợn con bú sữa đầu ngay sau khi đẻ và giữ ấm cơ thể cho lợn con. Bên cạnh đó, việc thời tiết lạnh mà lợn con không được giữ ấm sẽ khiến lợn mắc bệnh về đường hô hấp, ngoài ra còn do quá trình vệ sinh chuồng nuôi chưa được tốt, không khí trong chuồng nuôi nhiều bụi bẩn,

thức ăn quá khô hoặc bị nhiễm nấm mốc cũng dẫn tới viêm phổi chính vì vậy làm cho số lợn con mắc hộ chứng hô hấp cũng khá cao.

Viêm khớp 90 con trong tổng số 3984 con chiếm tỉ lệ 2,25 %. Nguyên nhân là do lợn mẹ dẫm vào, do chân bị kẹt ở tấm đan, thành ô chuồng, lồng úm từ đó gây tổn thương vùng da ở chân, vi khuẩn xâm nhập vào vết thương và gây ra viêm. Ta nên chăm sóc để ý cẩn thận để đàn lợn mẹ tránh bị tổn thương do chấn thương, vệ sinh chuồng sạch sẽ để tránh hỏi các vi khuẩn gây bệnh.

Tỉ lệ mắc viêm phổi là 2,51 %. Nguyên nhân do thời tiết lạnh, ẩm độ không khí cao, trời mưa nồm… sẽ khiến lợn con mắc một số bệnh về đường hô hấp như viêm phổi. Cách khắc phục tốt nhất để hạn chế lợn con mắc bệnh tiêu chảy là cho lợn con bú sữa đầu ngay sau khi đẻ và giữ ấm cơ thể cho lợn con. Bên cạnh đó, việc thời tiết lạnh mà lợn con không được giữ ấm sẽ khiến lợn mắc bệnh về đường hô hấp, ngoài ra còn do quá trình vệ sinh chuồng nuôi chưa được tốt, không khí trong chuồng nuôi nhiều bụi bẩn, thức ăn quá khô hoặc bị nhiễm nấm mốc cũng dẫn tới viêm phổi chính vì vậy làm cho số lợn con mắc hộ chứng hô hấp cũng khá cao.

4.6. Kết quả điều trị bệnh trên lợn nái nuôi con và lợn con tại cơ sở Bảng 4.9. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nuôi tại trại Bảng 4.9. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nuôi tại trại Loại lợn Tên bệnh Số lợn điều

trị (con) Số lợn khỏi (con) Tỉ lệ (%) Lợn nái Viêm tử cung 9 7 77,77 Viêm vú 4 4 100 Hội chứng khó đẻ 7 7 100 Lợn con Phân trắng 150 148 98,66 Hội chứng hô hấp 100 94 94,00 Viêm khớp 90 85 94,44

Qua bảng 4.9 cho thấy kết quả điều trị một số bệnh trên đàn lợn nái nuôi con tại trại có tỉ lệ khỏi bệnh là khá cao, sau khi điều trị các bệnh viêm vú, bệnh viêm khớp tỉ lệ khỏi đạt 100%. Bệnh viêm tử cung tỉ lệ khỏi là 88,88%. Kết quả điều trị một số bệnh đối với lợn con: Tỉ lệ khỏi đối với hội chứng hô hấp là 95,83%, hội chứng tiêu chảy là 98,57%, bệnh viêm khớp là 93,02%.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn Việt Anh, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)