Những hiểu biết về một số bệnh thường gặp trên đàn lợn nái đẻ và lợn

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại đỗ đức thuận, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 30 - 38)

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.2. Tổng quan tài liệu và các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước

2.2.6. Những hiểu biết về một số bệnh thường gặp trên đàn lợn nái đẻ và lợn

lợn nái nuôi con

2.2.6.1. Bệnh viêm tử cung

Tử cung là bộ phận quan trọng của cơ quan sinh dục, nơi làm tổ và được đảm bảo mọi điều kiện để thai phát triển.

Mọi quá trình bệnh lý ở tử cung đều ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh sản.

Theo Nguyễn Văn Thanh và cs (2016) [22], viêm tử cung là một hội chứng xuất hiện trên lợn nái sau khi đẻ. Lợn nái viêm tử cung sẽ bị tổn thương lớp niêm mạc. Từ đó gấy ảnh hưởng sự tiết Prostagladin và làm xáo trộn chhu kỳ động dục làm tăng tình trạng chậm sinh và vô sinh.

* Nguyên nhân gây bệnh

Đoàn Kim Dung và Lê Thị Tài (2002) [5] cho biết: Nguyên nhân gây viêm tử cung là do vi khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), liên cầu dung huyết (Streptococcus hemolitica) và các loại Proteus vulgai, Klebriella, E.col…

Theo các tác giả Nguyễn Xuân Bình (2000) [2], Phạm Sỹ Lăng và cs (2002) [10], bệnh viêm tử cung ở lợn nái thường do các nguyên nhân sau:

- Công tác phối giống không đúng kỹ thuật, nhất là phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo làm xây xát niêm mạc tử cung, dụng cụ dẫn tinh không được vô trùng khi phối giống có thể từ ngoài vào tử cung lợn nái gây viêm.

- Lợn nái đẻ khó phải can thiệp bằng thủ thuật gây tổn thương niêm mạc tử cung, vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng, viêm tử cung kế phát.

- Lợn nái sau đẻ bị sát nhau xử lý không triệt để cũng dẫn đến viêm tử cung.

- Lợn nái phối giống trực tiếp, lợn đực mắc bệnh viêm bao dương vật hoặc mang vi khuẩn từ những con lợn nái khác đã bị viêm tử cung, viêm âm đạo truyền sang cho lợn khoẻ.

- Do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm như: sẩy thai truyền nhiễm, phó thương hàn, bệnh lao… gây viêm.

- Do vệ sinh chuồng đẻ, vệ sinh bộ phận sinh dục lợn nái trước và sau đẻ không sạch sẽ, trong thời gian đẻ cổ tử cung mở vi sinh vật có điều kiện để xâm nhập vào gây viêm.

Bệnh còn xảy ra do thiếu sót về dinh dưỡng và quản lý: khẩu phần thiếu hay thừa protein trước, trong thời kỳ mang thai có ảnh hưởng đến viêm tử cung. Lợn nái sử dụng quá nhiều tinh bột gây đẻ khó, viêm tử cung do xây xát. Khoáng chất, vitamin cũng ảnh hưởng đến viêm tử cung.

Theo Nguyễn Thị Thuận (2010) [24], khoáng chất, vitamin ảnh hưởng đến viêm tử cung. Thiếu vitamin A gây sưng niêm mạc, sót nhau.

Nhiễm khuẩn tử cung qua đường máu là do vi khuẩn sinh trưởng ở một cơ quan nào đó có kèm theo bại huyết, do vậy có trường hợp lợn hậu bị chưa phối nhưng đã bị viêm tử cung.

* Triệu chứng

niêm mạc tử cung bị viêm nhẹ, tử cung tiết dịch nhờn, trong hoặc đục có mùi tanh vài ngày sau tiết dịch nhờn giảm lại đặc và hết hẳn. Con vật không sốt họặc sốt nhẹ, vẫn cho con bú bình thường.

- Viêm dạng mủ là thể viêm nặng thường xuất hiện trên con vật có thể trạng xấu, số lượng vi sinh vật nhiễm vào tử cung nhiều, cũng có thể viêm tử cung dạng nhờn kế phát. Con vật thường sốt 40 - 41ºC, khát nước, kém ăn, nằm nhiều, tiểu ít, nước tiểu vàng, phân có màng nhầy, mệt mỏi ít cho con bú hay đè con.

- Viêm dạng mủ lẫn máu là phản ứng ăn sâu vào lớp tử cung, tổn thương mạch mao quản gây chảy máu. Các biểu hiện như: viêm sền sệt có mủ lẫn máu mùi rất tanh. Thân nhiệt rất cao sốt kéo dài. Không ăn kéo dài, sản lượng sữa giảm hoặc mất hẳn, thở nhiều khát nước, mệt mỏi kém phản xạ với tác động bên ngoài đôi khi đè con.

* Hậu quả

Theo La Văn Công và cs (2017) [3], bệnh viêm tử cung ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sản xuất có những trường hợp nặng gia súc mất khả năng sinh sản, vô sinh vĩnh viễn. Còn nhẹ hơn là làm cho gia súc mất sữa, chậm động dục trở lại, không thụ thai, làm giảm năng suất.

Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [6] và Trần Thị Dân (2004) [4], khi lợn nái bị viêm tử cung sẽ dẫn tới một số hậu quả sau:

-Khi lợn bị viêm tử cung dễ dẫn tới sẩy thai.

Lớp cơ trơn ở thành tử cung có đặc tính co thắt. Khi mang thai, sự co thắt của cơ tử cung giảm đi dưới tác dụng của Progesterone, nhờ vậy phôi có thể bám chặt vào tử cung.

Khi tử cung bị viêm cấp tính do nhiễm trùng, tế bào lớp nội mạc tử cung tiết nhiều prostaglandin F2α (PGF2α), PGF2α gây phân huỷ thể vàng ở buồng trứng bằng cách bám vào tế bào của thể vàng để làm chết tế bào và gây co

mạch hoặc thoái hoá các mao quản ở thể vàng nên giảm lưu lượng máu đi đến thể vàng. Thể vàng bị phá huỷ, không tiết Progesterone nữa, do đó hàm lượng Progesterone trong máu sẽ giảm làm cho tính trương lực co của cơ tử cung tăng nên gia súc cái có chửa dễ bị sẩy thai.

-Lợn mẹ bị viêm tử cung bào thai cũng phát triển kém hoặc thai chết lưu. Sau khi sinh con lượng sữa giảm hoặc mất hẳn sữa nên lợn con trong giai đoạn theo mẹ thường bị tiêu chảy.

Khi lợn nái bị nhiễm trùng tử cung, trong đường sinh dục thường có mặt của vi khuẩn E.coli, vi khuẩn này tiết ra nội độc tố làm ức chế sự phân tiết kích thích tố tạo sữa prolactin từ tuyến yên, do đó lợn nái ít hoặc mất hẳn sữa. Lượng sữa giảm, thành phần sữa cũng thay đổi nên lợn con thường bị tiêu chảy, còi cọc.

-Lợn nái bị viêm tử cung mạn tính sẽ không có khả năng động dục trở lại. Nếu tử cung bị viêm mạn tính thì sự phân tiết PGF2α giảm, do đó thể vàng vẫn tồn tại, vẫn tiếp tục tiết Progesterone.

- Tỷ lệ phối giống không đạt tăng lên ở đàn lợn nái viêm tử cung sau khi sinh đẻ. Hiện tượng viêm tử cung âm ỉ kéo dài từ lứa đẻ trước đến lứa đẻ sau là nguyên nhân làm giảm độ mắn đẻ. Mặt khác, viêm tử cung là một trong các nguyên nhân dẫn đến hội chứng MMA, từ đó làm cho tỷ lệ lợn con nuôi sống thấp.

* Chẩn đoán bệnh viêm tử cung

Để chẩn đoán bệnh viêm tử cung thường dựa vào các triệu chứng lâm sàng điển hình cục bộ ở cơ quan sinh dục và triệu chứng toàn thân như thân nhiệt và dịch viêm.

Theo Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ (2004) [12], lợn nái bị viêm tử cung còn có những biểu hiện mất sữa, âm đạo có dịch tiết không bình thường trong 3 - 4 ngày sau khi đẻ, nếu sau khi đẻ kiểm tra âm đạo sẽ thấy những miếng nhau thai sót hay thai chết lưu ở tử cung mùi hôi đặc biệt.

Cũng theo Madec và Neva (1995) [13], bệnh viêm tử cung thường biểu hiện vào lúc đẻ và thời kì tiền động đực, vì đây là thời gian cổ tử cung mở nên dịch viêm có thể chảy ra ngoài. Số lượng mủ không ổn định. Tính chất mủ cũng khác nhau, từ dạng dung dịch màu trắng loãng cho tới màu xám hoặc vàng, đặc như kem, có thể màu máu cá.

Ngoài ra, cần phải đánh giá chính xác tính chất của mủ, đôi khi có những mảnh trắng giống như mủ đọng lại ở âm hộ nhưng lại có thể là chất kết tinh của nước tiểu từ trong bàng quang chảy ra. Các chất đọng ở âm hộ lợn nái còn có thể là do viêm bàng quang có mủ gây ra.

Khi lợn nái măng thai, cổ tử cung sẽ đóng rất chặt vì vậy nếu có mủ chảy ra thì có thể là do viêm bàng quang.

Như vậy, việc kiểm tra mủ chảy ra ở âm hộ chỉ có tính chất tương đối. Với một trại có nhiều biểu hiện mủ chảy ra ở âm hộ, ngoài việc kiểm tra mủ nên kết hợp xét nghiệm nước tiểu và kiểm tra cơ quan tiết niệu sinh dục.

Để hạn chế tối thiểu hậu quả do viêm tử cung gây ra cần phải chẩn đoán chính xác mỗi thể viên từ đó đưa ra phác đồ điều trị tối ưu nhằm đạt được hiệu quả điều trị cao nhất, thời gian điều trị ngắn nhất, chi phí điều trị thấp nhất.

* Phòng bệnh

Theo Nguyễn Tài Năng và cs (2016) [16], vệ sinh chuồng trại sạch sẽ một tuần trước khi đẻ, rắc vôi bột hoặc nước vôi 20% sau đó rửa sạch bằng nước thường , tắm cho lợn trước khi đẻ, vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục và bầu vú 2.2.6.2. Bệnh viêm vú

* Nguyên nhân

Theo Nguyễn Hoài Nam và Nguyễn Văn Thanh (2016) [15], bệnh viêm tử cung và viêm vú là hai nguyên nhân trực tiếp gây ra sự giảm và mất sữa ở lợn nái nuôi con.

Theo Nguyễn Như Pho (2002) [117], nguyên nhân gây viêm vú thông thường nhất là trầy xước vú do sàn, nền chuồng bị nhám, vi trùng xâm nhập vào tuyến sữa. Hai loại vi trùng chính gây bệnh là Staphylococcus aureus và

Streptococcus agalactiae. Các nguyên nhân khác gây viêm như số con quá ít

không bú hết lượng sữa sản xuất, kế phát từ viêm tử cung nặng, do kỹ thuật cai sữa chưa hợp lý.

* Triệu chứng

Biểu hiện rõ tại vú viêm với các đặc điểm: vú căng cứng, nóng đỏ, có biểu hiện đau sau khi sờ nắn, không tiết sữa nếu vắt mạnh sữa chảy ra có nhiều cặn lẫn máu, sau 1 - 2 ngày thấy có mủ, lợn mẹ giảm ăn hay bỏ ăn, sốt cao 40,5ºC - 42ºC.

Tuỳ số lượng vú bị nhiễm, nái có biểu hiện khác nhau. Lợn nái thường lười cho con bú, lợn con thiếu sữa liên tục đòi bú, kêu rít, đồng thời do bú sữa bị viêm lợn con dễ bị nhiễm trùng đường ruột, lợn con bị tiêu chảy toàn đàn. Trường hợp kế phát bệnh viêm tử cung có mủ dẫn đến nhiễm trùng máu, thì toàn bộ các bầu vú đều bị viêm.

* Hậu quả

Khi lợn nái bị viêm vú sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa, từ đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng phát triển của lợn con theo mẹ:

- Theo Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ (2004) [12], bệnh viêm tử cung và viêm vú là hai nguyên nhân trực tiếp gây ra sự giảm và mất sữa ở lợn nái nuôi con.

- Theo Nguyễn Xuân Bình (2000) [2], cũng khẳng định: mất sữa sau khi đẻ là do kế phát từ bệnh viêm tử cung và viêm vú. Do khi bị viêm cơ thể thường sốt cao liên tục 2 - 3 ngày, nước trong máu và trong mô bào bị giảm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, nhất là quá trình hấp thu chất dinh dưỡng trong đường tiêu hóa bị giảm dần dẫn đến mất sữa, khả năng phục hồi chức năng tiết sữa sẽ bị hạn chế thường xảy ra ở lứa đẻ tiếp theo.

Nếu viêm vú nặng dẫn đến huyết nhiễm trùng, huyết nhiễm mủ thì khó chữa, lợn nái có thể chết.

Viêm vú kéo dài dẫn đến teo đầu vú, vú hóa cứng, vú bị hoại tử ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa của lợn nái ở lứa đẻ sau.

2.2.6.3. Bệnh sát nhau

Trong quá trình sinh đẻ bình thường của lợn mẹ, sau khi thai ra một thời gian từ 10 - 60 phút nhau thai sẽ được đẩy ra khỏi cơ thể mẹ. Nếu quá thời gian trung bình trên, nhau thai còn nằm lại trong tử cung thì được gọi là bệnh sát nhau.

* Nguyên nhân

Theo Văn Lệ Hằng và cs (2009) [7] bệnh sát nhau có thể do nhiều nguyên nhân.

- Giai đoạn chửa nhất là thời gian cuối lợn không được vận động thích hợp, dẫn đến cơ tử cung bị liệt, khi đẻ tử cung co bóp yếu, không đẩy được nhau và thai ra.

-Lợn nái bị viêm niêm mạc tử cung nên sau đẻ nhau không ra hết.

- Can thiệp vội vàng, thô bạo, không đúng kỹ thuật nên nhau thai bị đứt và sót lại.

-Tử cung co bóp kém không đẩy được nhau thai ra được.

-Lợn nái quá già, đẻ nhiều đuối sức, lợn mẹ quá gầy hoặc quá béo.

-Khẩu phần ăn thiếu khoáng, nhất là canxi.

-Tất cả những ca đẻ khó → ảnh hưởng đến quá trình co bóp của tử cung

→ giảm sức rặn của con mẹ.

- Nhau mẹ và nhau con dính lại với nhau do con vật mắc các bệnh truyền nhiễm đặc biệt bệnh Brucellosis (sẩy thai truyền nhiễm), hoặc do cấu tạo của nhau làm cho nhau mẹ và nhau con liên kết chặt chẽ.

* Triệu chứng:

- Thể sát nhau hoàn toàn: toàn bộ hệ thống nhau thai con còn dính với niêm mạc tử cung mẹ ở cả hai sừng tử cung.

- Thể sát nhau không hoàn toàn: phía sừng tử cung không thai, nhau thai con tách ra khỏi niêm mạc tử cung mẹ.

- Thể sát nhau từng phần: một phần của màng nhung hay một ít núm nhau con còn dính với niêm mạc tử cung, đa phần màng thai đã tách ra khỏi niêm mạc tử cung.

Theo Đỗ Quốc Tuấn (2005) [26], biểu hiện triệu chứng khi lợn nái bị sát nhau: Con vật đứng nằm không yên, nhiệt độ hơi tăng, thích uống nước, sản dịch chảy ra màu nâu. Để dễ phát hiện có sát nhau hay không khi đỡ đẻ cho lợn người ta thường gom toàn bộ nhau lại cho đến khi lợn đẻ xong, đếm số nhau ra và số lợn con sẽ phát hiện lợn nái có bị sát nhau hay không.

* Hậu quả

- Khi gia súc bị bệnh sát nhau nếu không xử lý kịp thời và triệt để sẽ kế phát sang nhiều bệnh nguy hiểm khác: viêm âm đạo, viêm tử cung, viêm ống dẫn trứng, ảnh hưởng nhiều đến quá trình thụ tinh và khả năng sinh đẻ lần sau.

- Ngoài ra bệnh thường kế phát gây nên chướng hơi, liệt dạ cỏ, sản lượng sữa giảm hoặc mất hẳn, ngay sau khi khỏi bệnh vẫn hoàn toàn mất sữa. Sát nhau là bệnh gây nhiều tổn thất kinh tế, vì vậy việc đề phòng và điều trị bệnh kịp thời, tránh hiện tượng kế phát.

* Chẩn đoán

Để chẩn đoán bệnh sát nhau chủ yếu dựa vào các triệu chứng cục bộ và toàn thân như: lợn mẹ không yên tĩnh, đau nhẹ, thỉnh thoảng cong lưng rặn, thân nhiệt tăng, lợn hay uống nước. Từ cơ quan sinh dục chảy ra hỗn dịch màu nâu.

Quan sát trực tiếp trực tiếp qua âm đạo, trường hợp sát nhau hoàn toàn, chỉ nhìn thấy màng mỏng và trong suốt (màng ối, màng niệu) còn ở trong âm đạo, hay còn treo lòng thòng ở mép âm môn.

Trường hợp sát nhau không hoàn toàn nhìn thấy được các màng thai và một số núm nhau con (trâu, bò) hay nhung mao trên bề mặt màng nhung (ngựa, lợn).

Trường hợp sát nhau từng phần thì quan sát phần rau đã ra ngoài. Trải nó lên mặt đất có thể phát hiện được những phần mang thai đã bị đứt, phần màng thai còn lại nằm trong tử cung.

* Điều trị

Theo Trịnh Đình Thâu và cs (2010) [22], can thiệp kịp thời ngay khi nái có biểu hiện bệnh, không để quá muộn sẽ gây ra viêm tử cung, can thiệp đúng kỹ thuật, không quá mạnh tay, tránh những tổn thương. Tiêm oxytoxin dưới da để kích thích co bóp tử cung cho nhau còn sót lại đẩy ra ngoài hết. Sau khi nhau thai ra dùng nước muối sinh lý 0,9% để rửa tử cung trong ba ngày liên tục.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại đỗ đức thuận, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w