Phần 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
4.1. Kết quả đánh giá tình hình sản xuất chăn nuôi tại trại lợn từ 2019
Trong thời gian thực tập tại trại, em đã tiến hành theo dõi thu thập số liệu từ việc nghiên cứu sổ sách theo dõi của trại từ năm 2019 cho đến nay. Kết hợp với việc phỏng vấn quản lý trại và cán bộ công nhân của trại. Kết quả về tình hình sản xuất của trại lợn Đỗ Đức Thuận được trình bày ở bảng 4.1.
Bảng 4.1. Kết quả tình hình chăn nuôi lợn tại trạitừ 2019 đến tháng 05/2021 từ 2019 đến tháng 05/2021
STT Loại lợn
1 Lợn đực giống (con)
2 Lợn nái hậu bị (con)
3 Lợn nái sinh sản (con)
4 Lợn con cai sữa (con)
5 Lợn con chuyển qua nuôi
thịt (con)
(Nguồn: Sổ sách ghi chép của trại)
Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy trong 3 năm trở lại đây, cơ cấu đàn lợn của trại có xu hướng đứt đoạn do gần cuối năm 2019 trại có bị dịch tả lợn Châu Phi và mới tái đàn.
Từ kết quả này cũng cho thấy: mặc dù quy mô chăn nuôi cũng chưa phải là nhiều so với các trang trại chăn nuôi lớn khác. Việc áp dụng quy trình chăn nuôi được thực hiện nghiêm túc. Lợn được nuôi theo vòng tròn khép kín, trại tự sản xuất lợn giống để nuôi lợn thịt, không phải mua lợn giống từ bên ngoài. Do tình hình dịch nửa cuối năm 2019 đã làm trại bị thiệt hại không hề nhỏ
nhưng chủ trại vẫn có thể tái đàn là nhờ nhà nước quan tâm và các chính sách vay vốn của ngân hàng.
Hiện nay trung bình lợn nái của trại sản xuất được 2,2 - 2,3 lứa/năm. Số con sơ sinh trung bình là 12,75con/ đàn, số con cai sữa 11,46 con/đàn.
Chu kỳ lứa đẻ nái = 115 ngày mang thai + 25 ngày nuôi con + 5 ngày lên giống sau cai sữa = 145 ngày.
Trại có 58 nái sinh sản, trong đó 52 nái có cùng Chu kỳ lứa đẻ là 145 ngày, và trong đó có 6 nái có chu kỳ lứa đẻ tăng lên thêm 21 ngày (145 + 21 ngày). Như vậy, chu kỳ lứa đẻ của trại được tính như sau:
(145 ngày x 52 nái ) + (166 x 6 nái)
Chu kỳ lứa đẻ trang trại = ——————————————– = 147,2 ngày Tổng 58 nái
365 ngày
Hệ số lứa đẻ/nái/năm trang trại là = ————— = 2,48 lứa/nái/năm 147,2 ngày