Tháng 12/2020 01/2021 02/2021 03/2021 04/2021 05/2021 Tính chung
Trong 6 tháng em phụ trách đỡ 30 lợn nái đẻ trong đó tháng 12 em phụ trách đỡ 10 lợn nái đẻ, tháng 1 phụ tránh đỡ đẻ 16 lợn nái đẻ và tháng 2 phụ trách đỡ 4 lợn nái đẻ. Tháng 3, 4, 5 em được phân công chăm sóc lợn bên chuồng thịt nên số liệu về 0 và được bổ sung ở bảng 4.4.
Trong tổng số 30 lợn nái đẻ có 29 lợn nái đẻ thường và 1 lợn nái đẻ khó phải can thiệp.
Lợn nái đẻ khó phải can thiệp là do lợn đẻ ở những lứa đầu. Lợn ăn nhiều vào kì cuối của thai kì làm thai quá to, do ngôi thai không thuận, do lợn mẹ ít được vận động và do sức khỏe của lợn mẹ không tốt... Tỷ lệ lợn nái đẻ khó phải can thiệp tại trại là 10% ở tháng 12 và những tháng 1, tháng 2 là 0%. Từ kết quả này cho thấy trại đã thực hiện nghiêm túc quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái giai đoạn mang thai, để cho lợn mẹ và bào thai phát triển tốt, không ảnh hưởng đến quá trình đẻ của lợn mẹ.
Bảng 4.4. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc lợn thịt tại trại từ ngày 01/03 - 30/05/2021
Tháng
03/2021 04/2021 05/2021
Kết quả bảng 4.4 là kết quả chăm sóc lợn thịt tại trại của em từ ngày 01/03
-30/05/2021. Lí do số con chăm sóc của chuồng lợn thịt luôn có sự biến động tăng lên là vì trại có quy trình nuôi dưỡng khép kín. Khi lợn con đẻ ra và cai sữa sẽ chuyển qua chuồng lợn thịt tiến hành chăm sóc, nuôi dưỡng. Tỉ lệ nuôi sống cao có thể thấy rõ từ bảng trên với tỉ lệ đạt 100% qua các tháng.
Từ kết quả này cho thấy trại đã thực hiện nghiêm túc quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn thịt để đạt tỉ lệ nuôi sống đạt hiệu quả cao.
4.3. Kết quả công tác vệ sinh, phòng bệnh cho lợn tại cơ sở
4.3.1. Công tác vệ sinh sát trùng
Kết quả thực hiện công tác vệ sinh, sát trùng chuồng trại trong thời gian thực tập tại cơ sở, được trình bày tại bảng 4.5.