Kết quả khảo sát hoạt tính kháng viêm in vitro của cao chiết An xoa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt tính kháng viêm và chống oxy hóa in vitro ở cây an xoa (helicteres hirsuta lour) (Trang 31 - 33)

IV. Nội dung nghiên cứu

3.2. Kết quả khảo sát hoạt tính kháng viêm in vitro của cao chiết An xoa

Khả năng kháng viêm in vitro được xác định dựa trên khả năng ức chế sự biến tính protein trong ống nghiệm. Kết quả được thể hiện qua bảng 3.2 và bảng 3.3.

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của cao chiết An xoa đối với biến tính albumin

NỒNG ĐỘ (µG/ML) % ỨC CHẾ 31.25 131.78 62.5 135.65 125 168.01 250 168.48 500 176.02 1000 200.35

22

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của natri diclofenac đối với biến tính albumin

Bảng 3.4. Chỉ số IC50 của cao chiết An xoa và natri diclofenac

MẪU IC50 (µG/ML)

CAO CHIẾT AN XOA 0.04

NATRI DICLOFENAC 572.31

Qua bảng 3.2 và 3.3. cho thấy:

- Hiệu quả chống lại sự biến tính của protein của cao chiết ethanol từ cây An xoa tỷ lệ thuận với nồng độ của cao chiết trong khoảng nồng độ nghiên cứu. Hiệu quả chống lại sự biến tính của protein thấp nhất ở nồng độ 31.25µg/ml là 131.78% và cao nhất ở nồng độ 1000µg/ml là 200.35%. Kết quả này được khẳng định khi đối sánh với đối chứng tham chiếu natri diclofenac trong khoảng nồng độ 78.125 đến 2500 μg / mL – hoạt tính kháng viêm phụ thuộc vào độ biến tính của protein.

Qua bảng 3.4. cho thấy nồng độ ức chế 50% (IC50) của cao chiết ethanol từ cây An xoa là 0,04 thấp hơn nhiều so với IC50 của natri dichofenac, như vậy, cao chiết ethanol từ cây An xoa có hoạt tính kháng viêm cao.

Sự biến tính protein ở mơ là ngun nhân chính dẫn đến các bệnh viêm do protein bị mất đi cấu trúc thứ cấp và cấu trúc bậc 3 bởi stress bên ngoài hoặc các hợp chất như acid hoặc base mạnh, muối vô cơ, dung môi hữu cơ hoặc nhiệt độ cao. Hầu hết protein sinh học khi bị biến tính sẽ mất đi hoạt tính sinh học [23]. Do đó, đánh giá hoạt động ức chế biến tính protein là một phương pháp khảo sát khả năng chống viêm. Các hợp chất hay cao chiết có khả năng ức chế sự biến tính protein được xem là tác nhân chống viêm hiệu quả [24]

NỒNG ĐỘ (µG/ML) % ỨC CHẾ 78.125 11.14 156.25 11.43 312.5 19.46 625 47.16 1250 104.24 2500 119.73

23

Theo kết quả khảo sát sơ bộ về thành phần hóa học cao chiết ethanol của cây An xoa cho thấy trong thành phần của cây có lớp chất flavonoids đây là lớp chất có các hợp chất đã được chứng minh có liên quan với các hoạt động chống sự biến tính protein, chống oxy hóa và chống viêm [25]. Chính vì vậy, cao chiết ethanol từ cây An xoa có hoạt tính kháng viêm cao như biểu hiện kết quả trên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt tính kháng viêm và chống oxy hóa in vitro ở cây an xoa (helicteres hirsuta lour) (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)