Thực hiện phòng bệnh bằng vắc xin

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt tại trại ngô xuân được, xã vĩnh thịnh, huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 45 - 47)

Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.4. Thực hiện phòng bệnh bằng vắc xin

4.4.1. Quy trình tiêm phòng của trại

Với kinh nghiệm chăn nuôi của ông cha ta “Phòng bệnh hơn chữa

bệnh”, do đó công tác phòng bệnh, đặc biệt phòng bệnh bằng tiêm vắc xin

cho đàn lợn, luôn được quan tâm hàng đầu

Bảng 4.7. Quy trình tiêm phòng Vắc xin của trại

STT Tuần

tuổi Loại vắc xin

Cách

dùng Phòng bệnh

1 4 PRRS Tiêm bắp Tai xanh

2 4 MYCOPLASMA Tiêm bắp Suyễn

3 5 PEST VAC Tiêm bắp Dịch tả (lần1)

4 5 PRO VAC Tiêm bắp Circovirus

5 7 FMD Tiêm bắp Lở mồm long móng (lần1) 6 9 PEST VAC Tiêm bắp Dịch tả (lần2)

Quy trình tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn luôn được trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đúng kỹ thuật, đúng quy trình. Tiêm phòng cho đàn lợn nhằm tạo ra trong cơ thể lợn có miễn dịch chủ động, để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút gây bệnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể, nhằm hạn chế những rủi ro, bất cập trong chăn nuôi.

Để đạt được hiệu quả tiêm phòng tốt nhất cho đàn lợn thì ngoài hiệu quả của vắc xin, phương pháp sử dụng vắc xin, loại vắc xin... còn phải phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ lợn. Trên cơ sở đó, trại chỉ tiêm phòng vắc xin cho những con khoẻ mạnh không mắc bệnh truyền nhiễm hoặc các bệnh mãn tính khác để tạo khả năng miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn. Từ lịch tiêm phòng trên chúng em đã tiến hành tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho từng loại lợn.

4.4.2. Kết quả thực hiện công tác tiêm phòng

Kết quả thực hiện công tác tiêm phòng cho đàn lợn được trình bày ở bảng 4.8.

Bảng 4.8. Kết quả tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn tại trại

STT

Thời gian

(tuần tuổi) Loại vắc xin

Số lợn theo dõi (con) Số lợn tiêm (con) Tỷ lệ an toàn (%) 1 4 Tai xanh và Mycoplasma 305 305 100 2 5 Dịch tả và Circovirus 305 305 100

3 7 Lở mồm long móng 304 304 100

4 9 Dịch tả 2 304 304 100

5 11 Lở mồm long móng 2 303 303 100 Số liệu bảng 4.8. cho thấy, trong thời gian thực tập tại trại, em đã được tham gia tiêm các loại vắc xin như tai xanh, dịch tả và lở mồm long móng.

Trong quá trình tiêm có 1 số trường hợp lợn bị sốc vắc xin, lợn thường có biểu hiện tím tái người hay co giật, nếu nặng có thể chết ngay. Trong trường hợp lợn bị sốc nhẹ hoặc lợn nhỏ thì bế lợn lên dùng đá lạnh trườm lên đầu lợn nhằm tránh máu dồn lên não và đông cứng, sau đó đặt lợn xuống máng nước dội nước lên người. Nếu bị nặng thì dùng thuốc cafein kết hợp với vitamin B1, C tiêm bắp 1 lần/ ngày/ 3 - 5 ngày liền, kết hợp cho uống chất điện giải gluco-k-c và b-complex ade.

Qua việc tiêm phòng cho vật nuôi em cũng đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm cho bản thân cũng như tự tin hơn, vững tay nghề hơn.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt tại trại ngô xuân được, xã vĩnh thịnh, huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)