Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt tại trại ngô xuân được, xã vĩnh thịnh, huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 47 - 49)

Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.5. Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn

4.5.1. Phát hiện lợn ốm

Bằng biện pháp quan sát ta có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe của đàn lợn và nó giúp phân biệt lợn khỏe lợn ốm, bệnh để điều trị.

- Lợn khỏe:

Trạng thái chung: lợn khỏe mạnh, nhanh nhẹn, vẻ mặt tươi tắn, thích hoạt động, đi lại quanh chuồng, khi đói thì kêu rít đòi ăn, phá chuồng.

Nhiệt độ cơ thể trung bình 38,5oC; nhịp thở 8 - 18 lần/phút. Lợn con có thân nhiệt và nhịp thở cao hơn một chút.

Mắt mở to, long lanh, khô ráo, không bị sưng, không có rử kèm nhèm, niêm mạc, kết mạc mắt có màu vàng nhạt, không vàng không đỏ tía.

Gương mũi ướt không chảy dịch, không cong vẹo, không bị loét.

Chân có thể đi lại được bình thường, không sưng khớp hoặc cơ bắp không bị tổn thương, khoeo chân không bị dính bết phân.

Lông mượt, mềm, không dựng đứng, cũng không bị rụng.

Đuôi quăn lên, uốn như lò xo khi có người lại gần vỗ nhẹ lên lưng. Phân mềm thành khuôn, không bị táo hoặc lỏng. Màu sắc phân phụ thuộc vào thức ăn, nhưng thường có màu như màu xanh lá cây đến màu nâu, không đen hoặc đỏ. Phân không bị bao quanh bởi màng trắng, không lẫn kí sinh trùng, không có mùi tanh, khắm.

Lợn đi đái thường xuyên, nước tiểu nhiều, màu trắng trong hoặc vàng nhạt.

- Lợn ốm

Trạng thái chung: lợn mệt mỏi, nằm im lìm, cách xa con khác hoặc lùi vào trong lớp rác lót chuồng, đi lại xiêu vẹo hoặc không muốn cử động, dù bị đánh cũng không đứng dậy nổi. Lợn kém hoặc bỏ ăn. Lưng gồng lên là do đau bụng hoặc rặn ỉa khi bị táo bón.

Nhiệt độ cơ thể thường lên 40oC (có khi lên đến 42oC). Nhịp tim hoặc nhịp thở cao hoặc thấp hơn bình thường.

Lợn bị đau chân, sưng ở khớp là bị bệnh viêm khớp. Lợn dính phân ở mông là do bị hội chứng tiêu chảy.

Dựa vào triệu chứng, bệnh tích một số bệnh thường gặp trên lợn thịt như viêm phổi, hội chứng tiêu chảy, viêm khớp đã trình bày ở Chương 1, em đã cùng cán bộ kỹ thuật chẩn đoán và điều trị các bệnh này, kết quả trình bày tại mục dưới đây

4.5.2. Kết quả điều trị bệnh cho lợn - Điều trị bệnh viêm phổi lợn - Điều trị bệnh viêm phổi lợn

Phác đồ: cefanew-LA 1 ml/20-25kg TT tiêm bắp từ 3 đến 5 ngày liên tục kết hợp với bromhexine 1ml/10kg TT tiêm bắp từ 5 đến 7 ngày liên tục. Nếu số con bị bệnh trong đàn nhiều phải trộn Tiamulin 10% 1g/10kg TT kết hợp long đờm brom 1g/10kg TT pha nước uống hoặc trộn vào thức ăn từ 3 đến 5 ngày.

- Điều trị hội chứng tiêu chảy

Phác đồ: colimar.inj 1ml/10kg thể TT tiêm bắp từ 3 đến 5 ngày liên tục. Nếu số con bị bệnh trong đàn nhiều phải giảm khẩu phần thức ăn, dùng amox- 500 1g/60-80kg TT pha nước uống hoặc trộn vào thức ăn từ 3 đến 5 ngày. Dùng điện giải oresol kết hợp cho điều trị hiệu quả cao hơn.

- Điều trị bệnh viêm khớp:

Phác đồ: kanamycin 10%1ml/10 kg TT kết hợp với pharti-p.a.i 1ml/10 kg TT tiêm bắp 3 đến 5 ngày liên tục.

Bảng 4.9. Kết quả điều trị bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại trại Loại bệnh Loại bệnh Số lợn mắc bệnh (con) Số lợn điều trị (con) Số lợn khỏi (con) Tỷ lệ khỏi (%) Viêm phổi 72 72 69 95,83

Hội chứng tiêu chảy 54 54 52 9629

Viêm khớp 8 8 8 100

Tính chung 135 135 110 96,06

Kết quả bảng 4.9. cho thấy, trong quá trình thực tập tốt nghiệp, em đã được tham gia trực tiếp và công tác chẩn đoán, điều trị bệnh cho đàn lợn thịt tại trại. Nhờ sự hướng dẫn tận tình của kỹ sư quản lý và chủ trại, em đã chẩn đoán, phát hiện được lợn có biểu hiện bệnh và áp dụng phác đồ điều trị. Qua bảng trên cho thấy, tỷ lệ lợn khỏi bệnh là tương đối cao trung bình đạt 96,06%.

Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại trại, chúng em đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn cùng với các kỹ sư của trại. Qua đó, giúp em trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh cho lợn thịt. Làm tốt công tác chẩn đoán sẽ giúp phát hiện được nhanh và chính xác, từ đó có được phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả cao, tỷ lệ lợn khỏi bệnh cao, giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian dùng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày, em cùng cán bộ kỹ thuật tiến hành theo dõi lợn ở các ô chuồng phát hiện những lợn có biểu hiện khác thường. Từ đó xây dựng phác đồ điều trị để điều trị đạt kết quả tốt nhất.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt tại trại ngô xuân được, xã vĩnh thịnh, huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)