Ngoài các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả do cơ quan quản lý quy định đối với các DN nhà nước và các CTCP mà nhà nước nắm cổ phần chi phối, các DN XDCTGT thuộc Bộ GTVT còn sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả khác phục vụ cho quản lý và đánh giá hiệu quả riêng của đơn vị mình. Phiếu khảo sát đưa ra câu hỏi về việc sử dụng các chỉ tiêu đánh giá HQKD khác như các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay và hiệu quả sử dụng chi phí. Kết quả khảo sát được trình bày trong bảng 2.7 (trang 88).
a) Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
Kết quả khảo sát tình hình sử dụng các chỉ tiêu khác ngoài các chỉ tiêu quy định tại Quyết định 224/2006/QĐ-TTg ngày 06/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ (bảng 2.7) cho thấy: hơn 90% các DN đều sử dụng các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận thuần, tỷ suất lợi nhuận gộp, tỷ suất sinh lời của tài sản, tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản, tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu và tỷ suất sinh lời của vốn đầu tưđểđánh giá khả năng sinh lời của DN.
Tỷ suất lợi nhuận gộp được các công ty tính bằng cách lấy lợi nhuận gộp chia cho doanh thu thuần và tỷ suất lợi nhuận thuần được tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế chia cho doanh thu thuần.
Tuy nhiên, do thói quen dựa vào hóa đơn khi ghi nhận doanh thu nên hầu hết các công ty chưa phản ánh đúng doanh thu phát sinh trong kỳ. Nhiều công trình đã hoàn thành, bàn giao cho chủ đầu tư vẫn chưa được ghi nhận là doanh thu vì chưa có hóa đơn. Ngược lại, theo thỏa thuận với chủ đầu tư để
được thanh toán sớm một số công trình chưa hoàn thành bàn giao nhưng công ty đã xuất hóa đơn nên được kế toán ghi nhận là doanh thụ Việc ghi nhận doanh thu không đúng thời điểm đã làm sai lệch chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận, vì vậy cũng đồng thời làm sai lệch chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận gộp và tỷ suất lợi nhuận thuần của một số DN.
Một số công ty như CTCP đầu tư xây dựng và khai thác CTGT 584 sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận một cổ phiếu phổ thông để đánh giá khả năng sinh lời của công tỵ CTCP XDCTGT 510 sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận gộp và tỷ suất lợi nhuận thuần; công ty CTGT 503 sử dụng thêm các chỉ tiêu mang tính chất đặc biệt như tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu và tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản; CTCP CTGT 545 sử dụng thêm chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên vốn điều lệ đểđánh giá khả năng sinh lời của vốn điều lệ.
Bảng 2.7. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
Tình hình sử dụng (%) Chỉ tiêu
Có Không Cộng
- Tỷ suất lợi nhuận gộp 92,4 7,6 100
- Tỷ suất lợi nhuận thuần (ROS) 95,2 4,8 100
- Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) 95,2 4,8 100
- Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (ROTA) 91,7 8,3 100
- Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) 90,5 9,5 100
- Tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư (ROI) 90,3 9,7 100
b) Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản
Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản, gần 80% các DN sử dụng chỉ tiêu số vòng quay của tài sản (sức sản xuất của tài sản), hơn 70% các DN sử dụng chỉ tiêu sức sản xuất của TSCĐ. Các chỉ tiêu số vòng quay của tài sản ngắn hạn và thời gian một vòng quay của tài sản ngắn hạn được hơn 90% các DN sử dụng. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy chỉ có khoảng 70% các DN sử dụng chỉ tiêu số vòng quay của hàng tồn kho, thời gian một vòng quay của hàng tồn kho, số vòng quay nợ phải thu khách hàng và kỳ thu tiền bình quân.
Chỉ tiêu số vòng quay nợ phải thu khách hàng được hầu hết các công ty đều tính theo cách: Nợ phải thu khách hàng bình quân được tính so với tổng tiền hàng bán chịụ Đây là cách tính hợp lý vì nợ phải thu khách hàng chủ yếu phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, cá biệt có công ty lại đem so nợ phải thu khách hàng bình quân với doanh thu thuần, như CTCP 479 và CTCP xây dựng công trình 545. Cách tính này không ảnh hưởng nhiều đến mục đích cuối cùng của DN là đánh giá HQKD.
Bảng 2.8. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản
Tình hình sử dụng (%) Chỉ tiêu
Có Không Cộng
- Số vòng quay của tài sản (sức sản xuất của tài sản ) 77,4 22,6 100
- Sức sản xuất của TSCĐ 73,8 26,2 100
- Số vòng quay của tài sản ngắn hạn 95,2 4,8 100 - Thời gian một vòng quay của tài sản ngắn hạn 90,5 9,5 100 - Số vòng quay của hàng tồn kho 69,0 31,0 100 - Thời gian một vòng quay của hàng tồn kho 65,5 34,5 100 - Số vòng quay nợ phải thu khách hàng 72,6 27,4 100
- Kỳ thu tiền bình quân 67,9 32,1 100
c) Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay được các DN sử dụng chỉ tiêu chủ yếu là hệ số sinh lời của lãi vay với tỷ lệ sử dụng là 90,5%. Điểm chung là các DN này đều muốn nhấn mạnh đến khả năng thanh toán lãi vaỵ Một số ít các DN lại muốn nhấn mạnh đến hiệu quả sử dụng vốn vay nên sử dụng chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn vaỵ
Một điều có thể nhận thấy, đặc thù trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng giao thông là hoạt động có tính cạnh tranh cao, vốn điều lệ thấp, nợ đọng nhiều, đặc biệt chi phí lãi vay ngân hàng lớn do sử dụng nhiều vốn vay (có tổng công ty có vốn chủ sở hữu âm trên báo cáo hợp nhất như Tổng công ty Xây dựng đường thủy). Mặc dù các DN XDCTGT đã có nhiều cố gắng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tích cực trong công tác đổi mới DN góp phần ổn định tài chính, từng bước kinh doanh có lãi đủ bù đắp chi phí lãi vay nhưng nhìn chung các DN này vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Vậy, nếu việc vay vốn không giúp DN thu được nguồn lợi như mong muốn, trái lại nó lại làm tăng gánh nặng về tài chính do chi phí lãi vay lớn, DN khó có khả năng trang trải, nghĩa là việc sử dụng vốn vay của DN chưa hiệu quả, dẫn đến HQKD chưa caọ Bảng 2.9. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn vay Tình hình sử dụng (%) Chỉ tiêu Có Không Cộng
- Hệ số sinh lời của lãi vay
(Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/Chi phí lãi vay) 90,5 9,5 100
- Tỷ suất sinh lời của vốn vay
(Lợi nhuận sau thuế/Vốn vay bình quân) 9,5 90,5 100
d) Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí và các chỉ tiêu khác
Từ 65 đến 70% các DN sử dụng các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí gồm các chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán, tỷ suất sinh lời của chi phí bán hàng, tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý DN và chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của tổng chi phí.
Dữ liệu có được từ việc phỏng vấn sâu các DN còn cho thấy ngoài các chỉ tiêu trên, một số các DN thuộc Tổng Công ty XDCTGT 1, Tổng Công ty XDCTGT 6, v.v... còn sử dụng các chỉ tiêu khác như: Giá trị (tổng) sản lượng, thu nhập bình quân của người lao động, nộp ngân sách v.v…
Giá trị (tổng) sản lượng: dùng để phản ánh giá trị sản lượng xây lắp thực hiện trong năm. Giá trị sản lượng được các DN tính trong chỉ tiêu này bao gồm các hạng mục đã hoàn thành bàn giao cho chủđầu tư và phần giá trị xây lắp đã hoàn thành nhưng chưa được bàn giaọ
Thu nhập bình quân của người lao động cũng là một chỉ tiêu được một số DN sử dụng để đánh giá mức độ thành công của DN trong việc tạo việc làm và thu nhập cho người lao động. Chỉ tiêu này thường được tính bằng số thu nhập mà người lao động được hưởng trong một tháng.
Tổng chi phí là chỉ tiêu được một số DN sử dụng để so sánh giữa chi phí thực tế phát sinh so với dự toán nhằm đánh giá tình hình thực hiện dự toán và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của DN.
Nộp ngân sách: là chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá sự đóng góp của DN cho Ngân sách Nhà nước.
Bảng 2.10. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí Tình hình sử dụng (%) Chỉ tiêu Có Không Cộng 100 - Tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán 65,5 34,5 100 - Tỷ suất sinh lời của chi phí bán hàng 66,7 33,3 100 - Tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý DN 70,2 29,8 100 - Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí 66,7 33,3 100 - Các chỉ tiêu khác 0 100 100 (Nguồn: kết quả khảo sát của tác giả)
ẹ Các chỉ tiêu phi tài chính
Việc nhận thức tầm quan trọng của các chỉ tiêu phi tài chính và sử dụng các chỉ tiêu này trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của các DN XDCTGT thuộc Bộ GTVT vẫn còn rất hạn chế. Xuất phát từ quan điểm kinh doanh cũ nên các DN chưa thực sự chú trọng tới khách hàng. Các DN còn giữ quan điểm là các sản phẩm của ngành mang tính chất đơn chiếc nên chưa quan tâm đến việc giữ chân các khách hàng đã đến với DN, hoặc cũng chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc đào tạo tăng cường văn hóa kinh doanh cho người lao động, đặc biệt là các nhân viên bàn giao công trình, nên khoản chi cho công tác này còn chưa thỏa đáng. Hiện nay, các DN mới sử dụng một số chỉ tiêu trong khía cạnh quy trình kinh doanh nội bộ:
- Tỷ lệ hao phí vật liệu so với định mức: tính theo tỷ lệ hao phí thực tế so với định mức của các loại vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc các bộ phận rời lẻ, vật liệu luân chuyển (không kể vật liệu phụ cần dùng cho máy móc, phương tiện vận chuyển và những vật liệu tính trong chi phí chung) cần cho việc
thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng. Mức hao phí vật liệu trong định mức này đã bao gồm hao hụt vật liệu ở khâu thi công; riêng đối với các loại cát xây dựng đã kểđến hao hụt do độ dôi của cát.
- Tỷ lệ hao phí lao động thực tế so với định mức: Là tỷ lệ giữa số ngày công lao động của công nhân trực tiếp thực hiện khối lượng công tác xây dựng và công nhân phục vụ xây dựng thực tế so với định mức. Số lượng ngày công bao gồm cả lao động chính, phụ để thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc, thu dọn hiện trường thi công. Cấp bậc công nhân trong định mức là cấp bậc bình quân của các công nhân tham gia thực hiện một đơn vị công tác xây dựng.
- Tỷ lệ hao phí máy thi công thực tế so với định mức: Là tỷ lệ giữa số ca sử dụng máy và thiết bị thi công chính trực tiếp thực hiện, kể cả máy và thiết bị phụ phục vụđể hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng so với định mức.
Chỉ một số rất ít các chỉ tiêu phi tài chính được trình bày như trên, không thể giúp DN đánh giá HQKD chiến lược. Do đó, tác giả còn tiến hành khảo sát thực trạng xây dựng và thực hiện chiến lược trong các DN XDCTGT. Phiếu khảo sát đưa ra các câu hỏi về tình hình xác định tầm nhìn chiến lược, xây dựng và truyền thông chiến lược kinh doanh đến lãnh đạo các phòng ban trong DN, v.v... Kết quả khảo sát thu được: chỉ có 19% các DN đã xác định được tầm nhìn chiến lược, số còn lại (81%) là các DN chưa xác định được tầm nhìn chiến lược. Trong số các DN đã xây dựng được chiến lược kinh doanh chỉ có 76,2% số cán bộ quản lý trả lời là nắm được chiến lược kinh doanh của DN. Như vậy, có thể thấy sự quan tâm của các DN XDCTGT thuộc Bộ GTVT đến chiến lược kinh doanh cũng như việc triển khai chiến lược kinh doanh của các DN này chưa tốt. Các DN vẫn cho rằng chiến lược là việc riêng của các cấp lãnh đạo - đây là biểu hiện của tư duy quản lý cũ. Nhân
viên và các cấp quản lý là những người triển khai và thực hiện thành công chiến lược. Để thực hiện được thành công, chiến lược cần phải được truyền thông đầy đủ đến tất cả các cấp, đến từng nhân viên trong DN.
Để đánh giá tác dụng của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đối với hoạt động quản trị DN, phiếu khảo sát đưa ra câu hỏi: “Các nhà quản trị DN có sử dụng các chỉ tiêu trên để phục vụ cho việc ra quyết định quản trị DN không?” Trả lời câu hỏi này, hơn 90% các DN được khảo sát đều cho rằng các nhà quản trị đã sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả trên để phục vụ cho việc ra quyết định quản trị tại DN. Tuy nhiên, do các chỉ tiêu được sử dụng không có tính dự báo và hạn chế về tính kịp thời nên chúng chỉ được sử dụng để định hướng cho các hoạt động của DN hơn là sử dụng chúng để ra các quyết định cụ thể như lựa chọn phương án, lập kế hoạch, kiểm soát.
Để đánh giá tác dụng của các chỉ tiêu đánh giá HQKD đối với hoạt động quản trị DN, phiếu khảo sát nêu ra các câu hỏi đánh giá về tính đúng đắn của các chỉ tiêu đánh giá HQKD hiện đang được các DN cũng như sự hài lòng của các nhà quản trị khi sử dụng các chỉ tiêu này để đánh giá HQKD của DN cũng như trong quá trình ra quyết định.
Với câu hỏi 6: “Ông/bà đánh giá như thế nào về các chỉ tiêu đánh giá HQKD được sử dụng trong việc giúp các nhà quản trị đánh giá đúng đắn hiệu quả hoạt động của các bộ phận để ra các quyết định kinh doanh đúng đắn?”
Đây là câu hỏi tương đối khó trả lờị Do hạn chế về nhận thức và khả năng kiểm chứng các kết quả của hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD nên khó có thể trả lời đúng câu hỏi nàỵ Việc trả lời câu hỏi này hoàn toàn phụ thuộc vào sựđánh giá chủ quan của người được hỏị
Kết quả trả lời cho thấy chỉ có gần 70% các người tham gia khảo sát cho rằng các chỉ tiêu đánh giá HQKD hiện đang được các DN sử dụng phản ánh đúng hoặc đúng một phần HQKD của DN (sơđồ 2.6).
20.20% 34.50% 7.20% 3.60% 34.50% Phản ánh đúng đắn Không phản ánh đúng đắn Phản ánh đúng một phần Phản ánh tương đối đúng Không có ý kiến
Sơđồ 2.6. Tác dụng của hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh được sử dụng trong các DN
(Nguồn: Khảo sát riêng của tác giả)
Do các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả được sử dụng hiện nay trong các DN không gắn với trách nhiệm của từng bộ phận và cá nhân cụ thể mà liên quan đến hoạt động của nhiều bộ phận và toàn DN nên việc đánh giá hiệu quả của từng bộ phận không thể thực hiện được. Việc dựa trên các chỉ tiêu đánh giá HQKD hiện tại đang được sử dụng trong các DN để đưa ra các quyết định khen thưởng, bổ nhiệm không nhận được sựđồng tình của các nhà quản lý.
Khi được hỏi về sự hài lòng với các quyết định khen thưởng, bổ nhiệm dựa trên hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD hiện tại trong các DN, kết quả trả lời thu được chỉ có 41,6% hài lòng và 20,2% tương đối hài lòng với các quyết