Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông thuộc Bộ Giao thông vận tải (Trang 123)

NGHIỆP XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG

3.4.1. Yêu cầu của hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của DN xây dựng công trình giao thông

Hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD phải diễn giải được chiến lược của các DN XDCTGT thành các mục tiêu cụ thể

Mục tiêu chiến lược là đích phấn đấu của DN. Hệ thống đánh giá HQKD là công cụ cho biết DN có đạt được mục tiêu kinh doanh hay không và chỉ dẫn cách thức để DN đạt được mục tiêu nàỵ Vì vậy, hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD phải chứa đựng những chỉ tiêu diễn giải chiến lược của DN thành những mục tiêu cụ thể trong ngắn hạn và dài hạn.

vụ tốt cùng với chất lượng công trình tốt, bàn giao đúng hạn sẽ làm cho khách hàng hài lòng hơn và giúp cho khách hàng gắn bó với DN cũng như DN có thêm những khách hàng mớị

Các khách hàng cũ không bỏđi, có thêm nhiều khách hàng mới sẽ giúp cho DN tăng được doanh thụ Cùng với tăng doanh thu, quản lý tốt, tiết kiệm chi phí sẽ giúp DN tăng được lợi nhuận và tăng hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả vốn đầu tư, v.v...

Như vậy với việc sử dụng hệ thống các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính liên kết với nhau theo quan hệ nhân - quả, DN có thể thấy được những yếu tố nào tác động đến thành công của DN. Nhìn vào những chỉ tiêu đánh giá thành công của DN, nhà quản trị có thể dựđoán được liệu DN có đạt được mục tiêu chiến lược hay không. Thông qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả trên bốn khía cạnh: tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, nhận thức và phát triển, DN có thể biết được cần phải cải thiện như thế nào đểđạt được mục tiêu chiến lược. Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên bốn khía cạnh này có thể được minh họa bằng Bảng điểm cân bằng trong sơđồ 3.1:

TÀI

CHÍNH

KHÁCH HÀNG

Khách hàng hài lòng về thời gian thi công

( + ) ( + )

Thời gian bàn giao công trình rút ngắn

QUY ( - ) ( - )

TRÌNH Thời gian thi công

rút ngắn NỘI ( - ) BỘ NHẬN THỨC PHÁT TRIỂN ROA, ROS,

Doanh thu tăng ( + ) Chi phí giảm ( - )

tăng ( + ) Số lượng hợp đồng ROE, ROI… Khách hàng hài lòng về chất lượng công trình Khách hàng hài lòng về thái độ phục vụ

Tiền lương người lao

động cao ( + ) Số lượng khiếu nại về thái độ phục vụ giảm Tỷ lệ sai sót kỹ thuật trong công trình giảm ( + )

Số lượng công nhân thi công được huấn luyện kỹ năng, tay nghề

Số lượng nhân viên ký hợp đồng, quyết toán công trình được giáo dục văn hóa kinh doanh Số lượng sáng kiến, cải

tiến trong thi công tăng

( + ) ( + ) ( + ) ( - ) ( + ) Sơđồ 3.1: Bảng điểm cân bằng đề xuất cho DN XDCTGT

3.5.3. Xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh cho các bộ phận chủ yếu trong DN

Các DN XDCTGT thường được tổ chức thành các phòng ban chức năng như phòng kỹ thuật, phòng kinh tế - kế hoạch, phòng vật tư, phòng tổ chức nhân sự, phòng tài chính - kế toán và các đơn vị thi công. Các phòng ban, tùy theo chức năng đểđảm nhận các công việc tham mưu liên quan đến các mảng công việc khác nhau do vậy cần có các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận nàỵ Như đã đề cập, biểu hiện cao nhất của HQKD là hiệu quả hoạt động. Do đó, xây dựng các chỉ tiêu cụ thể cho mỗi bộ phận chức năng trong DN như sau:

3.5.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của Phòng kỹ thuật:

Với chức năng đề xuất và giám sát kỹ thuật thi công phù hợp cho mỗi công trình để giúp cho DN đạt hiệu quả thi công cao, phòng kỹ thuật cần sử dụng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động trên các khía cạnh như sau:

Bảng 3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của Phòng kỹ thuật

Khía cạnh Nhận thức

và phát triển

Quy trình nội bộ Khách hàng Tài chính

Số lượng CNV được tham gia các khóa đào tạo, tập huấn

Số lượng các giải pháp kỹ thuật đề xuất

Tỷ lệ rút ngắn thời gian thi công Tỷ lệ giảm chi phí thi công Hiệu quả sử dụng chi phí Tiết kiệm chi phí so với dự toán 3.5.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của Phòng vật tư: Trách nhiệm chính của phòng vật tư là cung ứng vật tư kịp thời, đảm bảo chất lượng với giá cả hợp lý cho các công trình. Đểđánh giá hiệu quả hoạt động của bộ phận này cần sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả như sau:

- Tỷ lệ tiết kiệm giá mua vật tư: giá vật tư có ảnh hưởng lớn đến chi phí thi công và HQKD của DN. Đây là chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động của bộ phận này thể hiện qua tinh thần trách nhiệm và kỹ năng đàm phán của bộ phận vật tư.

- Số ngày dừng sản xuất do thiếu vật tư: chỉ tiêu này phản ánh chất lượng của hoạt động cung ứng vật tư. Chỉ tiêu này giảm thể hiện hiệu quả hoạt động của bộ phận vật tư tăng lên.

- Số ngày tồn kho trung bình: chỉ tiêu này cùng với chỉ tiêu số ngày dừng sản xuất do thiếu vật tư phản ánh hiệu quả dự trữ vật tư của DN. Số ngày tồn kho cao thể hiện DN dự trữ vật tư chưa hợp lý. Kết quả này sẽ tác động đến các chỉ tiêu đánh giá HQKD toàn DN.

- Giá trị vật tư không đảm bảo chất lượng, không sử dụng được: đây là chỉ tiêu bổ sung để đánh giá chất lượng cung ứng vật tư của DN. Chỉ tiêu này giảm chứng tỏ hiệu quả cung ứng vật tư của DN tăng lên.

Chất lượng vật tư còn thể hiện ở lượng vật tư tiêu haọ Tuy nhiên, tay nghề của người lao động và điều kiện thi công cũng ảnh hưởng đến lượng vật tư tiêu haọ Do vậy cần phải có sự phân tích cụ thể để đánh giá tác động của các yếu tố này đến lượng vật tư tiêu haọ

3.5.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của Phòng kinh tế - kế hoạch:

Để đánh giá chức năng của bộ phận này trong việc xây dựng và giám sát kế hoạch thi công các công trình, tìm kiếm, ký hợp đồng đấu thầu thi công công trình, v.v... các chỉ tiêu đánh giá cần sử dụng gồm:

- Giá trị hợp đồng được ký kết: đây là chỉ tiêu đánh giá nỗ lực của bộ phận này trong việc tìm kiếm, đàm phán để ký được các hợp đồng thi công nhằm đem lại việc làm cho DN.

- Lợi nhuận của các hợp đồng được ký: bên cạnh giá trị hợp đồng được ký, chỉ tiêu này đánh giá chất lượng của các hợp đồng được ký kết. Thông qua chỉ tiêu này có thể đánh giá được trình độ đàm phán và trách nhiệm của phòng kinh tế - kế hoạch của DN. Hiệu quả đàm phán kém sẽ dẫn đến giảm hiệu quả hoạt động của DN thể hiện trong các chỉ tiêu đánh giá khía cạnh tài chính trong hệ thống đánh giá hiệu quả toàn DN.

- Tỷ lệ tiết kiệm chi phí so với dự toán: phòng kinh tế - kế hoạch được coi là một trung tâm chi phí, do vậy chỉ tiêu này phản ánh đánh giá hiệu quả hoạt động của bộ phận nàỵ

3.5.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của Phòng tổ chức nhân sự:

Trách nhiệm của phòng tổ chức nhân sự là thực hiện quản lý nhân sự, tuyển dụng, tổ chức các khóa tập huấn đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động, ban hành và quản lý định mức lao động, tham mưu cho Ban giám đốc tăng lương, thưởng, sa thải, kỷ luật, v.v… theo đúng quy định của Nhà nước và Quy chế của DN.

Để đánh giá hiệu quả hoạt động của phòng tổ chức nhân sự cần phải sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sau:

Số lượng công nhân viên được tuyển dụng: đây là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của bộ phận nàỵ Tuy nhiên để đánh giá chất lượng tuyển dụng cần phải kết hợp với các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả khác như năng suất lao động, lượng vật tư tiêu chuẩn tiêu hao, v.v... Tác động cuối cùng của các chỉ tiêu này thể hiện ở các chỉ tiêu phản ánh khía cạnh tài chính của toàn DN.

Số lượng công nhân viên được đào tạo: chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động của bộ phận tổ chức nhân sự. Hoạt động đào tạo được thực hiện tốt sẽ tác động đến hiệu quả hoạt động của DN trên các khía cạnh tiết kiệm chi phí, tăng năng suất lao động, giảm thời gian thi công. Do vậy cần sử dụng kết

hợp các chỉ tiêu này đểđánh giá hiệu quả hoạt động của bộ phận này trên khía cạnh đào tạọ

Tỷ lệ chi phí tuyển dụng, đào tạo và chi phí hoạt động tiết kiệm được so với dự toán: bộ phận tổ chức nhân sự cũng được coi là một trung tâm chi phí, do vậy chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động cùng với chỉ tiêu chi phí cho 1 lao động được tuyển dụng, đào tạọ

3.5.3.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của Phòng tài chính kế toán:

Đây là bộ phận có nhiệm vụ quản lý và giám sát mọi hoạt động về tài chính của DN, quản lý các khoản thu - chi, theo dõi nguồn vốn tại DN và tại các đơn vị trực thuộc. Tham mưu cho Ban giám đốc về mặt tài chính cũng như phối hợp với các phòng ban chức năng trong việc thực hiện mục tiêu chung của DN. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của bộ phận này gồm:

Số ngày bị dừng hoạt động do thiếu vốn; Số ngày người lao động bị chậm lương: đây là các chỉ tiêu đánh giá khả năng huy động, quản lý nguồn tài chính của bộ phận tài chính - kế toán. Các chỉ tiêu này cũng phản ánh hiệu quả hoạt động lập kế hoạch và công tác dự báo tài chính của DN.

Số ngày phải thu bình quân: phản ánh hiệu quả quản lý nguồn tài chính của DN và trách nhiệm của phòng tài chính - kế toán trong việc thu hồi công nợ.

Tỷ lệ tiết kiệm chi phí hoạt động: đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tiết kiệm chi phí của phòng tài chính - kế toán với tư cách là một trung tâm chi phí.

3.5.3.6. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của các đơn vị thi công:

Tùy theo từng DN, các đơn vị thi công có thể là các xí nghiệp hoặc đội thi công. Nhiệm vụ của các đơn vị này là sử dụng các phương tiện và kỹ thuật thi công hiệu quả để hoàn thành công trình đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng

và tiết kiệm chi phí. Các đơn vị thi công có thể được đánh giá bằng các chỉ tiêu như các chỉ tiêu đánh giá HQKD của DN nếu là đơn vị hạch toán đọc lập. Đối với các đơn vị hạch toán phụ thuộc nên sử dụng các chỉ tiêu đánh giá sau:

Số lượng các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật được áp dụng: đây là chỉ tiêu đánh giá sự sáng tạo và nỗ lực của DN trong quá trình thi công nhằm nâng cao chất lượng, tiết kiệm vật tư, rút ngắn thời gian thi công, v.v... của các đơn vị thi công.

Số ngày bàn giao công trình trước hạn; Số ngày công sửa chữa, làm lại công trình không đạt yêu cầu; tỷ lệ tiết kiệm chi phí: kết quả của việc áp dụng các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật của các đơn vị thi công sẽ được phản ánh ở các chỉ tiêu nàỵ

3.6. NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG THUỘC BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

3.6.1. Về phía DN

Về mặt nhận thức: lãnh đạo các DN cần coi hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD là một công cụ để giúp DN kiểm soát và thực hiện mục tiêu chiến lược hơn là để báo cáo thành tích. Nhận thức này sẽ giúp DN đánh giá các thực chất hiệu quả hoạt động, tránh được căn bệnh hình thức.

Về mặt tổ chức: DN cần phải tổ chức tốt hệ thông tin thông tin phục vụ quản trị DN, đặc biệt là hệ thống kế toán. Cần tổ chức tốt hệ thống kế toán quản trị trong DN. Đặc biệt là kế toán trách nhiệm để cung cấp thông tin phù hợp, kịp thời và tin cậy cho các nhà quản trị. Các DN cần xây dựng được hệ thống định mức và dự toán chi phí khoa học, hợp lý. Công tác phân tích chênh lệch dự toán và kiểm soát chi phí, đánh giá hiệu quả cần được coi trọng. DN

cần quan tâm bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về quản trị DN cho các nhà quản trị và nhân viên.

3.6.2. Về phía Nhà nước

Cần thay đổi các chỉ tiêu đánh giá HQKD phù hợp với xu hướng chung của thế giớị Các chỉ tiêu đánh giá HQKD cần gắn với mục tiêu chiến lược của DN. Tránh sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả không gắn với chiến lược kinh doanh hoặc có thể dẫn đến các hành vi gây hại cho DN. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ nâng cao kiến thức về quản trị và kinh doanh để nâng cao khả năng cạnh tranh của các DN.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Xuất phát từ định hướng phát triển ngành GTVT và sự cần thiết phải thực hiện thành công chiến lược của các DN XDCTGT, luận án đã trình bày quan điểm và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD trong các DN XDCTGT thuộc Bộ GTVT. Để các giải pháp này có thể thực hiện được, các điều kiện cần thiết để thực hiện giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD được đề xuất trong luận án.

Do mỗi DN có chiến lược kinh doanh khác nhau nên việc hoàn thiện và xây dựng chỉ tiêu để đánh giá HQKD chung cho các DN là rất khó. Tuy nhiên, các DN XDCTGT đều có mục tiêu chung là xây dựng những công trình giao thông có chất lượng cao, giá thành hạ trong thời gian ngắn nhất nên việc xây dựng cho các DN này một hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD là hoàn toàn có thể thực hiện được.

KT LUN

Để thực hiện chiến lược phát triển GTVT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, hệ thống giao thông vận tải nước ta không chỉ đáp ứng nhu cầu vận tải đa dạng trong nước với mức tăng trưởng nhanh, đảm bảo chất lượng cao, v.v..., mà còn cần tạo được các hành lang giao thông đối ngoại, các DN XDCTGT phải sử dụng hiệu quả các nguồn lực có hạn hiện có. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD phù hợp sẽ giúp các DN XDCTGT xác định được DN kinh doanh đã hiệu quả chưa; nếu đã có hiệu quả thì hiệu quả ở mức nàọ Hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD không chỉ giúp đánh giá tình hình và HQKD trong quá khứ mà còn phải giúp cho DN dự đoán được những thành công của DN trong tương laị Đồng thời, hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD vừa giúp cho DN đánh giá và tìm biện pháp nâng cao HQKD trong ngắn hạn, vừa phải giúp DN đạt được thành công trong dài hạn và thực hiện được mục tiêu chiến lược của DN.

Căn cứ vào mục tiêu như trên, luận án đã đạt được một số kết quả như sau:

Thứ nhất, luận án đề cập đến cơ sở lý luận về HQKD và đánh giá HQKD trong các DN. Do đó, trước tiên luận án làm rõ về HQKD và đánh giá HQKD trong DN; tiếp theo, là vai trò của đánh giá HQKD trong DN và hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD trong DN.

Thứ hai, luận án tiến hành khảo sát thực trạng sử dụng các chỉ tiêu đánh giá HQKD của các DN XDCTGT. Thông qua kết quả khảo sát, luận án đã

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông thuộc Bộ Giao thông vận tải (Trang 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)