Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu 27A-EMBA-02.NGUYEN TUAN ANH (Trang 95)

Sau khi qua giai đoạn phân tích nhân tố, có bốn giả thuyết được đưa vào kiểm định mô hình. Giá trị nhân tố là trung bình của các biến quan sát thành phần thuộc nhân tố đó. Phân tích tương quan Pearson được sử dụng để xem xét sự phù hợp khi

đưa các thành phần vào mô hình hồi quy. Kết quả của phân tích hồi quy sẽ được sử dụng để kiểm định các giả thuyết từ H1 đến H4. Mô hình hồi quy có dạng sau:

Quyết định đầu tư =β0 +β1 x Tự nghiệm và các lệch lạc +β2 x Sự quá tự tin

+ β3 xTác động của cảm xúc +β4 x Ảnh hưởng của xã hội + e (Trong đó:β0 hằng số hồi quy,βi trọng số hồi quy, e sai số).

4.4.1. Phân tích tương quan

Kiểm định hệ số tương quan Pearson dùng để kiểm tra mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Nếu các biến có tương quan chặt chẽ thì phải lưu ý đến vấn đề đa cộng tuyến khi phân tích hồi quy. Ở đây biến độc lập tương ứng với 4 nhóm nhân tố H1, H2, H3, H4 và biến phụ thuộc là nhóm nhân tố Quyết định đầu tư.

Theo kết quả tổng hợp được từ ma trận tương quan, tác giả nhận thấy chỉ có nhóm nhân tố Tự nghiệm và các lệch lạc có tương quan đối với Quyết định đầu tư (Pearson Correlation = 0,314) và các nhóm nhân tố còn lại không ảnh hưởng đến Quyết định đầu tư (do vi phạm điều kiện Sig. > 0,01).

Bảng 4.11: Ma trận tương quan giữa các biến Sự tương quan TNLL QTT CX AHXH QD TNLL Pearson Correlation 1 Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,001 QTT Pearson Correlation ,407 1 Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,042 CX Pearson Correlation ,556 ,544 1 Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,369

AHXH Pearson Correlation ,607 ,320 ,499 1

Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,187

Sig. (2-tailed) ,001 ,042 ,369 ,187

4.4.2. Phân tích hồi quy

Phân tích hồi quy được sử dụng nhằm xác định nhóm nhân tố và mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó đến quyết định của NĐT cá nhân (thể hiện qua hệ số Beta). Trong phân tích hồi quy tuyến tính, hệ số xác định R hiệu chỉnh phản ánh mức độ phù hợp của mô hình với thực tế. Hệ số Sig. < 0,05 kiểm định độ tin cậy của mô hình hồi quy tuyến tính.

Bảng 4.12: Kết quả phân tích hồi quy Model Summaryb

Mô R2 R2 hiệu Sai số chuẩn Durbin-

hình R chỉnh dự đoán Watson

1 ,359a ,129 ,098 ,76307 2,392

a. Biến dự đoán: (Hằng số), AHXH, QTT, CX, TNLL b. Biến phụ thuộc: QD

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả SPSS trên mẫu chính thức)

ANOVAa Tổng các Bình phương Mô hình bình df F Sig. trung phương bình Phần hồi 9,739 4 2,435 4,181 ,003b 1 quy Phần dư 65,798 113 ,582 Tổng cộng 75,537 117

a. Biến dự đoán: (Hằng số), AHXH, QTT, CX, TNLL b. Biến phụ thuộc: QD

Hệ số hồi quy Hệ số hồi Thống kê đa quy chuẩn

chưa chuẩn hóa cộng tuyến

Mô hình hóa t Sig.

B Sai số Beta Dung VIF

chuẩn sai (Hằng số) 2,093 ,469 4,465 ,000 TNLL ,584 ,174 ,401 3,348 ,001 ,537 1,863 1 QTT ,123 ,088 ,148 1,397 ,165 ,688 1,453 CX -,203 ,134 -,181 -1,517 ,132 ,542 1,846 AHXH -,089 ,130 -,078 -,684 ,496 ,594 1,684

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả SPSS trên mẫu chính thức)

Hệ số R2 hiệu chỉnh là 0,098, có nghĩa là mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán của NĐT cá nhân đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu là 9,8%. Nói cách khác quyết định đầu tư chứng khoán của NĐT cá nhân được giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình là 9,8% bên cạnh các biến độc lập ngoài mô hình là 90,2%.

Theo qui tắc, khi hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance inflaction factor) lớn hơn 10 là dấu hiệu của đa cộng tuyến (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc). Dựa trên kết quả phân tích, mô hình hồi quy đa biến không có hiện tượng đa cộng tuyến vì VIF của các biến đều nhỏ hơn 10.

Dựa vào kết quả phân tích, ta thấy giá trị Durbin Watson nằm trong vùng chấp nhận (1 < Durbin Watson < 3) (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008), do đó có thể khẳng định không có tương quan giữa các phần dư hay nói cách khác các sai số này là độc lập nhau. Giá trị Sig. của các biến độc lập chỉ có biến Tự nghiệm và các lệch lạc (TNLL) nhỏ hơn 0.05 nên chỉ có biến này thỏa điều kiện.

Tác động của Tự nghiệm và các lệch lạc: đây là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến NĐT cá nhân khi ra quyết định đầu tư trên Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. Điều này hợp lý với các nghiên cứu thuộc về tài chính hành vi – nơi cho thấy các quyết định của NĐT đơn thuần không chỉ dựa trên lý trí mà còn dựa vào các yếu tố thuộc về tâm lý con người. Ví dụ trong các tự nghiệm tình huống điển hình có thể thuyết phục NĐT tin rằng các công ty tốt là các khoản đầu tư tốt và các công ty gần đây có thành quả tốt trên thị trường chứng khoán là những cổ phiếu nên mua vào. Lệch lạc quen thuộc có thể dẫn đến việc đầu tư quá mức vào thị trường nội địa hoặc địa phương. Lệch lạc sẵn có thúc đẩy con người tập trung đầu tư vào các chứng khoán có sẵn thông tin. Neo quyết định khiến các cá nhân kiên trì bám vào những gợi ý sẵn có, thay vì dựa vào chính ý kiến và kiến thức của mình. Tóm lại, mức độ ảnh hưởng của nhân tố Tự nghiệm và các lệch lạc cao (40,1%) chứng tỏ NĐT cá nhân có xu hướng ít dựa vào kiến thức và lý trí mà thiên hướng dựa vào kinh nghiệm cá nhân nhiều hơn. Điều này cũng hợp lý với mẫu khảo sát đa phần là các NĐT mới tham gia (hay còn gọi là NĐT F0).

So sánh với nghiên cứu đã thực hiện trước đây như nghiên cứu: “Tác động của các yếu tố hành vi đến quyết định và hiệu quả đầu tư của nhà đầu tư cá nhân

trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh” của nhóm tác giả Võ Thị

Hiếu, Bùi Hữu Phước, Bùi Nhất Vương thực hiện năm 2020, được đăng trên Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật, 31(3), 2020. Kết quả nghiên cứu này cho thấy nhóm yếu tố “Neo quyết định” là yếu tố có ảnh hưởng tích cực nhất đến quyết định đầu tư. Ngoài ra, luận văn thạc sĩ kinh tế: “Các nhân tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư

của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam” của tác giả Nguyễn

Kim Trâm cũng cho thấy lệch lạc có sẵn và các tình huống điển hình ảnh hưởng ở mức độ cao đến quyết định đầu tư. Như vậy, kết quả nghiên cứu của tác giả thực hiện từ khảo sát năm 2021 đã tăng cường và củng cố thêm các cho nghiên cứu trước đây.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 5.1. Các kết quả chính và đóng góp của nghiên cứu 5.1.1. Các kết quả chính của nghiên cứu

Nghiên cứu sau khi được thực hiện đã đưa ra bốn nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của NĐT cá nhân trên Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh bao gồm: Tác động của Tự nghiệm và các lệch lạc, Ảnh hưởng của sự quá tự tin, Tác động của cảm xúc và Ảnh hưởng của xã hội. Với 23 biến quan sát và 118 kết quả khảo sát đủ điều kiện được trả về, kết quả phân tích hồi quy đa biến đã xác định quyết định đầu tư của NĐT cá nhân chịu sự ảnh hưởng lớn nhất của nhóm nhân tố Tự nghiệm và các lệch lạc ( β = 0, 401) còn các nhóm nhân tố khác đóng vai trò thấp hoặc không ảnh hưởng sau khi được kiểm định.

5.1.2. Đóng góp của nghiên cứu

Về mặt lý thuyết, nghiên cứu này đã đánh giá mối tương quan giữa các nhân tố ảnh hưởng và quyết định đầu tư của NĐT cá nhân, đóng góp cho lý thuyết tài chính hành vi được đa dạng và phong phú hơn. Nghiên cứu cũng củng cố thêm kết quả của các nghiên cứu đã được thực hiện ở trong nước lẫn nước ngoài trước đây do có các đặc điểm tương đồng.

Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu giúp bổ sung cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực chứng khoán trong hiểu biết trong việc ra quyết định của các NĐT cá nhân. Điều này là cơ sở của việc xây dựng các chính sách thu hút dòng tiền từ các NĐT này. Ngoài ra, nghiên cứu cũng giúp cho tác giả nắm bắt được các nhân tố ảnh hưởng quyết định đầu tư, từ đó tăng cường hiểu biết cho bản thân và nỗ lực khắc phục các vấn đề là nguyên nhân gây ra tình trạng thua lỗ trong đầu tư chứng khoán.

5.2. Đề xuất hàm ý quản trị5.2.1. Đối với nhà đầu tư cá nhân 5.2.1. Đối với nhà đầu tư cá nhân

Dựa theo kết quả nghiên cứu mà tác giả đã thu được từ chương 4, tác động của Tự nghiệm và các lệch lạc quyết định chủ yếu đến việc ra quyết định của NĐT cá

nhân vì vậy điều quan trọng trong chương này đó là việc xem xét các chiến lược để giảm thiểu các lệch lạc khi đưa ra các quyết định tài chính này. Theo các nghiên cứu tâm lý học, khi con người bị nhiễm các lệch lạc thì cần thiết thực hiện một số bước để loại bỏ hoàn toàn. Các bước đó được thực hiện theo trình tự như sau: (1) Nhận

thức về lệch lạc, (2) Động lực loại bỏ lệch lạc, (3) Nhận thức về chiều hướng và

mức độ của lệch lạc, (4) Khả năng loại bỏ lệch lạc. Khi xem xét các bước trên để áp

dụng vào thị trường tài chính, một số bước được cho rằng dễ dàng nhưng một số bước lại cực kì khó khăn. Như với bước đầu tiên Nhận thức về lệch lạc, một số NĐT rất khó khăn trong việc nhận thức điều họ đang làm hoặc nhận ra các suy nghĩ trong đầu họ. Với bước thứ hai về động lực loại bỏ lệch lạc thì sự khó khăn sẽ thấp hơn nhưng với bước thứ ba nhận thức về chiều hướng và mức độ cũng là một vấn đề lớn, đòi hỏi NĐT sử dụng các thang đo đánh giá hợp lý và chính xác. Đến bước cuối cùng về khả năng loại bỏ lệch lạc lại trở nên đơn giản nhất khi đã xác định được các việc cần làm ở trên. Từ các lý do trên, tác giả nhận thấy việc loại bỏ các lệch lạc là một tiến trình khó khăn. Vì vậy, giải pháp tốt nhất có thể thực hiện được ở đây là đi sâu vào vấn đề cốt lõi đó là tăng cường nhận thức của NĐT thông qua phương pháp giáo dục.

Lời khẳng định của Benjamin Graham trong cuốn sách “Nhà đầu tư thông

minh” đã khẳng định rằng: “vấn đề chính là nhà đầu tư – và thậm chí kẻ thù lớn

nhất của anh ta – có nhiều khi chính là anh ta”. Trở lại vấn đề sử dụng giáo dục để giảm thiểu lệch lạc khi đưa ra các quyết định tài chính thì yếu tố tâm lý đóng vai trò hữu ích trong khía cạnh này. Những NĐT hoàn toàn bỏ mặc các khoản đầu tư của mình mà chẳng thèm mua bán hay quản lý sẽ không thể sa vào bẫy của khuynh hướng bầy đàn, tâm lý đề cao giá cả quá mức, nỗi sợ mất mát, tâm lý định giá quá cao những gì mình sở hữu, bị dẫn dắt bởi kì vọng,… Bằng việc đưa ra một “quyết định đầu tư khôn ngoan” rồi bỏ mặc nó là cách để đơn giản hóa những sai lầm về đầu tư mà chúng ta có thể rút ra từ nghiên cứu này. Điều cốt lõi của “quyết định đầu tư khôn ngoan” là hiểu biết về hai vấn đề cơ bản trong đầu tư đó là: “Sự khác nhau

phiếu”. Với vấn đề đầu tiên, đầu tư là một phương thức mua tài sản để kiếm lợi nhuận dưới hình thức thu nhập có thể dự báo một cách hợp lý (cổ tức, tiền lãi hoặc lợi tức cho thuê) và/hoặc giá trị đầu tư sẽ tăng lên sau một thời gian dài. Chính thời gian hoàn vốn và khả năng dự đoán số tiền lãi là hai yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa một khoản đầu tư và một vụ đầu cơ. Người đầu cơ mua cổ phiếu với hy vọng kiếm lời trong một thời gian ngắn, vài ngày hoặc vài tuần tương tự như chơi cờ bạc. Trong khi đó, NĐT mua cổ phiếu có khả năng mang lại dòng tiền mặt đáng tin cậy trong tương lai cùng với các khoản lãi vốn được tính trong nhiều năm, thậm chí vài chục năm và NĐT gián tiếp đầu tư vào doanh nghiệp để tạo ra giá trị và phục vụ xã hội. Với vấn đề thứ hai, thị trường chứng khoán không vận hành theo logic thông thường là Giá cả phản ảnh Giá trị nội tại của cổ phiếu. Giá trị nội tại thay đổi theo tình hình kinh doanh thực tế và tiềm năng của doanh nghiệp,… Thông thường, giá trị nội tại thay đổi với nhịp điệu khá chậm và chỉ khi nào có kết quả kinh doanh vượt ngoài dự đoán thì giá trị mới tăng hoặc giảm mạnh. Tuy nhiên, giá cổ phiếu biến động theo một cách hoàn toàn ngẫu nhiên: lúc thay đổi giá chầm chậm như giá trị nội tại nhưng cũng có lúc vì tâm lý và kỳ vọng của nhà đầu tư, giá cổ phiếu lên và xuống như thủy triều. Từ hai điều cốt lõi trên, tác giả đưa ra nhận định rằng: nếu mục đích của NĐT cá nhân muốn tìm kiếm “cảm giác chinh phục” thì có thể dành một tỉ lệ nhỏ trong tổng tài sản của mình để tham gia vào thị trường để đầu tư một cách ăn may. Nếu mục đích của NĐT cá nhân là tồn tại lâu dài trong thị trường chứng khoán thì theo chứng cứ và nghiên cứu, không có cách nào khác ngoài việc trở thành NĐT dài hạn. NĐT sẽ bắt đầu bằng việc phân chia danh mục tài sản theo mức độ rủi ro và thời hạn vào chứng khoán, trái phiếu, vàng, ngân hàng và bất động sản. Sau đó, để tham gia vào thị trường chứng khoán, NĐT chỉ nên đầu tư cổ phiếu nếu có tầm nhìn ít nhất 5 năm vì đó là thời gian bình quân của một chu kì. Nếu là một NĐT cá nhân bình thường thì điều đầu tiên cần trang bị một bộ lọc cổ phiếu có tỷ suất sinh lợi cao, loại trừ các cổ phiếu có giá trị nội tại thấp, cổ phiếu rủi ro để chọn ra một số mã cổ phiếu đầu tư lâu dài. Ngược lại, nếu bản thân NĐT không thể trang bị các công cụ đó thì có thể lựa tham gia các quỹ đầu tư vận động theo chỉ số

VN30 (quỹ E1VFVN30 là một ví dụ) như là một hình thức đầu tư lâu dài, an toàn và khả năng sinh lợi cao.

5.2.2. Đối với các công ty chứng khoán

Đứng trên góc độ là một công ty chứng khoán thì khách hàng họ cần phục vụ và đáp ứng các nhu cầu là những NĐT cá nhân. Họ là những người trực tiếp nuôi sống doanh nghiệp thông qua các chi phí mua bán chứng khoán, phí môi giới, phí tư vấn, lãi vay mua bán chứng khoán và các nghiệp vụ liên quan. Do đó, NĐT càng có lời, số lượng càng phát triển thì công ty chứng khoán sẽ lớn mạnh theo. Vì vậy, nhiệm vụ thấu hiểu nhóm nhân tố nào tác động lên quyết định của NĐT càng vô cùng cần thiết.

Qua kết quả thu được từ Chương 4, tác giả tổng hợp một số vấn đề nhà quản trị cần trang bị cho NĐT như sau: Thị trường chứng khoán hiện thời đang trong giai đoạn phát triển nên dư địa tăng trưởng và mở rộng rất lớn. Chỉ số VNIndex đo lường tổng hợp cho sự phát triển chung của toàn bộ thị trường nhưng các ngành kinh doanh không phát triển đồng đều ở Việt Nam. Chỉ số VN30 đặc trưng cho nhóm cổ phiếu dẫn dắt thị trường nhưng lại chủ yếu nằm ở một số doanh nghiệp bất động sản và ngân hàng. Vì vậy, doanh nghiệp chứng khoán muốn có một bức tranh toàn cành về nền kinh tế cần xây dựng một chỉ số khác miêu tả rõ hơn. Từ các chỉ số này cùng các phương pháp nghiệp vụ, các công ty chứng khoán có thể tư vấn định

Một phần của tài liệu 27A-EMBA-02.NGUYEN TUAN ANH (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w