Tác động của tự nghiệm và các lệch lạc đối với việc ra quyết định tài chính

Một phần của tài liệu 27A-EMBA-02.NGUYEN TUAN ANH (Trang 44 - 47)

chính

Tự nghiệm (hay còn gọi là suy nghiệm) là quy tắc đưa ra quyết định mà trong đó sử dụng một tập hợp con trong tất cả thông tin. Con người sử dụng tự nghiệm để tiết kiệm chi phí, không thể phân tích hết các biến cố bất ngờ và đồng thời các quyết định cần phải nhanh chóng đưa ra trong bối cảnh thông tin và khả năng xử lý bị hạn chế. Các tự nghiệm được hình thành do các lực tiến hóa đã trang bị cho người làm công cụ để duy trì sự tồn tại của giống loài. Trải qua theo năm tháng, nhiều thay đổi nơi môi trường sống nhưng những tự nghiệm của con người vẫn đang tiếp tục sử dụng. Trong nghiên cứu của Amos Tversky và Daniel Kahneman năm 1982 đã xác định rằng có ba loại tự nghiệm gồm: tình huống điển hình (representativeness), sự sẵn có (availability) và neo quyết định (anchoring) – có thể dẫn tới sự chệch hướng cá nhân.

Gerd Gigerenzer (1999) và các nhà nghiên cứu cùng tư tưởng đã đưa ra thuật ngữ “tự nghiệm nhanh chóng và ít tốn kém - fast and frugal heuristics”, cho rằng mục đích của tự nghiệm là nhằm tối thiểu hóa thời gian, kiến thức và sự tính toán nhằm tạo nên các lựa chọn thích nghi trong thế giới thực. Phương pháp này trong tâm lý được gọi là sự hợp lý bị giới hạn (hoặc sự hợp lý có chừng mực - bounded rationality), và được phát triển bởi Herbert Simon (1992), cho rằng không hợp lý khi tin rằng con người có thể xử lý những vấn đề tối ưu hóa phức tạp như các mô hình kinh tế truyền thống giả định. Thay vào đó, con người “thỏa mãn” với những gì tốt nhất có thể trong hoàn cảnh của mình. Suy nghĩ của chúng ta đã tiến hóa và

bây giờ chúng ta sở hữu nhiều bí quyết (hoặc tự nghiệm) để chúng ta có thể đưa ra quyết định hợp lý vừa đủ.

Hành vi tài chính bắt nguồn từ sự quen thuộc

Mặc dù sự ưu tiên đang dần thay đổi, nhưng một sự thật vẫn đang diễn ra là NĐT trong nước chủ yếu nắm giữ cổ phiếu các công ty của nước mình, tức là, nhà đầu tư Mỹ nắm giữ phần lớn chứng khoán Mỹ, các NĐT Nhật nắm giữ hầu hết chứng khoán Nhật, các NĐT Anh nắm giữ chủ yếu là chứng khoán Anh, và nhiều ví dụ khác. Kenneth French và James Poterba (1991) đã đưa ra dẫn chứng cho xu hướng này thông qua số liệu các NĐT nội địa định một tỷ trọng quá cao cho các chứng khoán nội địa. Hành vi này được gọi là lệch lạc nội địa (home bias) hay còn gọi là sai lệch nội địa. Lệch lạc này thể hiện qua việc các NĐT thường dành sự ưu tiên cho việc đầu tư vào các công ty gần nhà hoặc gần nơi cư trú, nguyên nhân được cho rằng bởi sự ưa thích ngôn ngữ và văn hóa của chính nhà đầu tư. Về mặt bản chất, có hai cách giải thích cho vấn đề này như sau:

+ Một cách giải thích cho lệch lạc nội địa là tìm kiếm sự an tâm và sự quen thuộc. Hai thí nghiệm quan trọng được thực hiện bởi Chip Health và Amos Tversky năm 1991 cho thấy mọi người ưa thích sự quen thuộc và thí nghiệm được thực hiện Ellsberg năm 1961 cho thấy sự e ngại mơ hồ của con người.

+ Một cách giải thích khác cho lệch lạc nội địa là lợi thế thông tin, quan điểm này được củng cố bởi bằng chứng về tính hiệu quả của đầu tư địa phương ở một số nhà quản lý quỹ và nhà đầu tư nhỏ lẻ. Điều này đã được Joshua Coval và Tobias Moskowitz (1999) khám phá ra khi xem xét việc quản lý quỹ tương hỗ.

Hành vi tài chính bắt nguồn từ tình huống điển hình

Đối với người quan sát ngẫu nhiên, dường như hiển nhiên rằng một công ty tốt (nhà quản lý tốt, thương hiệu mạnh, tăng trưởng thu nhập liên tục nhiều kì) là một công ty tốt. Nhưng đó là nhận định dựa vào quá khứ mà chưa xem xét đến giai đoạn điều chỉnh của thị trường. Đây là tình huống điển hình khiến các NĐT nghĩ rằng các

công ty tốt là những khoản đầu tư tốt, trong khi những đặc điểm tích cực được biết đến của công ty đã được phản ánh vào trong giá cổ phiếu.

Nhiều nghiên cứu cho thấy các NĐT chọn cổ phiếu dựa vào thành quả trong quá khứ. Họ sử dụng thành quả đầu tư trong thời gian gần đây đại diện cho thành quả đầu tư trong tương lai. Tình huống điển hình này gọi là hiệu ứng tức thì. Kết quả từ khảo sát với các NĐT cá nhân từ American Asociation of Individual Investors đã cho thấy: nhiều người trở nên lạc quan hơn nếu thị trường gần đây tăng lên. Do hiệu ứng tức thì, NĐT thường gia tăng đầu tư vào cổ phiếu và quỹ đầu tư có thành quả tốt. Trong khi có một số bằng chứng cho thấy quán tính giá trung hạn (3- 12 tháng), trong dài hạn (3-5 năm) lại cho thấy sự đảo ngược.

Nghiên cứu của Brad Barber và Terrance Odean (2007) cho thấy lệch lạc có sẵn được chứng minh khi NĐT thích mua các cổ phiếu có sẵn tin tức.

Neo vào các tín hiệu kinh tế có sẵn

Thực tế là xu hướng ra quyết định dựa vào các mốc neo tồn tại trong các tình huống kinh tế và tài chính rất phổ biến. Trên thị trường chứng khoán (TTCK), các nhà phân tích và NĐT thường đưa ra quyết định dựa trên một điểm neo phổ biến là giá chứng khoán trước đó hoặc giá chứng khoán mà NĐT đã mua vào (còn gọi là giá thị trường). Mặc dù có một điều hợp lý ở đây, đó là bởi vì giá thị trường là ước lượng thuần nhất cho giá trị của cổ phiếu. Nhưng không may, điều này hàm ý một vài vòng luẩn quẩn - nếu tất cả mọi người đều neo vào giá thị trường và sự ước tính sai từ các điểm neo có thể trở thành vấn đề lớn đối với kết quả đầu tư. Bất cứ mức giá đầu tiên nào, dù đã “mất” cũng sẽ ảnh hưởng đến giá thị trường cuối cùng. Một ví dụ rõ ràng cho hành vi neo vào các tín hiệu kinh tế có sẵn đó là trường hợp bong bóng của các cổ phiếu Internet tại thị trường chứng khoán Mỹ vào năm 1999 – 2000. Nhiều NĐT mua vào các cổ phiếu ban đầu với giá cao và họ đã neo vào mức giá này cộng thêm sự hào hứng với tình trạng phát triển của nền kinh tế đã đẩy giá của các loại cổ phiếu này liên tục tăng cao và có rất nhiều cổ phiếu tăng gấp đôi liên tiếp. Đến năm 2000, khi giá của các cổ phiếu loại này đã không còn có thể tăng

được nữa thì kết quả một đợt bán tháo trên diện rộng đã làm cho rất nhiều NĐT trở nên trắng tay.

Một phần của tài liệu 27A-EMBA-02.NGUYEN TUAN ANH (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w