Kinh nghiệm của Singapore

Một phần của tài liệu 27A-EMBA-08.NGUYEN HOANG TRUC LINH (Trang 37 - 39)

Singapore cho thấy quốc gia này đã rất thành công trong việc xây dựng Ngân hàng thực phẩm dưới dạng mô hình từ thiện được quản lý bởi doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn với tên là The Food Bank Singapore Ltd cũng là một trong những nơi mà khá tương đồng với Food Bank Việt Nam và học hỏi kinh nghiệm từ đây

Sau khi nghiên cứu và tìm hiểu từ mô hình FBSG, trong 9 yếu tổ có 5/9 yếu tố nổi bật đáng lưu ý để áp dụng kinh nghiệm cho Việt Nam như sau (Chi tiết mô hình SBMC của Singapore Phụ lục 16)

(i) Về phân khúc khách hàng

Theo khảo sát của FBSG, các nguyên nhân về thiếu thực phẩm, mất an ninh lương thực dẫn đến nhiều người đói tại Singapore tới nhiều nhất từ 3 yếu tố sau: 24.4% do bị mất việc, 19.3% do không đủ chi phí cho các khoản chi tiêu, vay mượn, 14,8% là do bị bệnh, già yếu hay các vấn đề từ sức khỏe… Từ thực trạng đó FBSG đã có phân khúc khách hàng để tiếp cận hỗ trợ những người khó khăn thiếu thực phẩm như sau

Khách hàng của FBSG được chia làm 2 loại đó là các tổ chức xã hội và doanh nghiệp Đối với khách hàng là các tổ chức xã hội FBSG tập trung vào

- Các tổ chức xã hội, bếp ăn

- Các tổ chức trong nhóm VWOs- Trung tâm phúc lợi quốc gia

- Các trung tâm dịch vụ gia đình (FSC) Các tổ chức phúc lợi tự nguyện khác - Cơ sở tôn giáo, Trường học có trẻ em từ các gia đình thu nhập thấp

FBSG tập trung phân phối thực phẩm cho khách hàng là đại lý thụ hưởng chứ không trực tiếp có những chương trình cho các đối tượng khó khăn. Vì những đối tượng khó khăn cần được hỗ trợ đã nằm trong các tổ chức được liệt kê phía trên

- Doanh nghiệp, tập đoàn lớn có mục tiêu phát triển bền vững

FBSG tập trung hướng đến các khách hàng là các doanh nghiệp đã có bề dày trên thị trường, có mối quan hệ đối tác rộng, tập trung vào các mục tiêu phát triển bền vững để có thể cùng đồng hành các chương trình một cách hiệu quả và lâu dài

(ii) Về Giá trị cung cấp

Giá trị FBSG cung cấp cho khách hàng

Đối với khách hàng là các tổ chức xã hội

- Chất lượng thực phẩm và các nhu yếu phẩm cần thiết - Hỗ trợ liên tục và định kỳ

- Đáp ứng nhu cầu nguồn cung cấp ổn định - Giám sát và theo dõi sự phát triển

- Được hỗ trợ đào tào các chương trình về quản lý, kế toán, cho các khách hàng

Đối với khách hàng là doanh nghiệp

- Sự yên tâm

- Quảng bá về thương hiệu - Mục tiêu phát triển bền vững

(iii) Về Kênh thông tin và phân phối

- Online: Thông qua dự án mạng lưới Ngân hàng thực phẩm ảo, website - Offline: Thông qua các tổ chức xã hội trong mạng lưới FBSG

(iv) Các hoạt động chính (Key activities)

 Food Drive- quyên góp cho Ngân hàng Thực phẩm Singapore nhằm đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm ổn định. Đồng thời, điều này giúp nâng cao nhận thức về tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm và tình trạng lãng phí thực phẩm ở Singapore. Hơn hết, Food Drives còn là một hoạt động gắn kết tuyệt vời để kết hợp

vào sinh nhật, tiệc công ty hay tặng quà mùa lễ hội với các quy trình chặt chẽ như  Food Industry- Thu hút Các nhà tài trợ trong ngành là một phần quan trọng trong sứ mệnh của FBSG nhằm chấm dứt tình trạng mất an ninh lương thực ở

Singapore. Chỉ thông qua sự hỗ trợ không ngừng của các nhà tài trợ trong ngành công nghiệp thực phẩm, chúng tôi mới có thể tiếp tục nuôi sống hơn 200.000 người ở Singapore (Food Bank Singapore, 2021). FBSG chỉ đơn giản là không thể cung cấp

sự hỗ trợ mà chúng tôi làm nếu không có sự hào phóng và hỗ trợ của các đối tác tuyệt vời của chúng tôi từ các nhà cung cấp hoặc nhà phân phối thực phẩm khác nhau.

 Tiếp nhận thực phẩm: FBSG nhận sản phẩm tại Bếp trung tâm vì đủ loại lý

do: - Sắp hết hạn sử dụng - Sản phẩm bị xóa - Còn thừa theo yêu cầu - Bị hư hỏng nhẹ hoặc đóng gói không đúng Nếu mặt hàng vẫn còn tốt để tiêu thụ trong vòng một tuần đến hết hạn, FBSG vẫn có thể sẽ chấp nhận sau khi kiểm định.

 Virture Foodbanking- Ngân hàng Thực phẩm Singapore đã hợp tác với Ngân hàng DBS để ra mắt ứng dụng ngân hàng thực phẩm ảo áp dụng phương pháp phân phối ảo và trực tiếp để thu thập thực phẩm dư thừa từ nhiều nhà tài trợ tiềm năng hơn và phân phối lại cho người thụ hưởng hiệu quả hơn lương thực, thực phẩm.

 Các chương trình hỗ trợ (như kế toán thuế, quản lý doanh nghiệp...).

Các hợp phần trên tạo thành một hệ thống chương trình hoàn chỉnh giúp Food Bank Singapore phân bổ và phát triển các hoạt động lãng phí thực phẩm.

 Các chương trình phát triển kỹ năng cho tình

nguyện viên: Các chương trình và hoạt động của FBSG được xây dựng xung quanh đội ngũ TNV, các TNV tại FBSG được đào tạo và có CLB tình nguyện viên ở mọi lứa tuối, từ học sinh tiểu học, trung học và người lớn. Đây là một trong những hoạt động trọng tâm của FBSG nổi bật

(v) Nguồn lực chính (Key activities)

FBSG có thế mạnh phát triển các nguồn lực sau. Từ các nguồn lực này làm tiền đề cho việc hỗ trợ các hoạt động chính của FBSG một cách phát triển mạnh mẽ

- Cơ sở vật chất, kho vận được hỗ trợ từ các đối tác và GFN

- Sự lãnh đạo từ đội ngũ điều hành có kinh nghiệm trong lĩnh vực thực phẩm nhờ đã từng điều hành công ty về thực phẩm

- Đội ngũ 400 Tình nguyện viên: Tình nguyện viên là nguồn - Nguồn lực tài chính tự chủ.

- Nguồn lực về công nghệ: mô hình Ngân hàng thực phẩm ảo với sự đầu tư và phát triển từ Ngân hàng DBS

- Mạng lưới từ các đối tác rộng tãi từ nguồn lực sẵn có từ ban điều hành

Một phần của tài liệu 27A-EMBA-08.NGUYEN HOANG TRUC LINH (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w