Ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ đến tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI MỘT SỐ CHỈ TIÊU LÂM SÀNG, VI KHUẨN HỌC VÀ THỬ NGHIỆM ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM TỬ CUNG Ở LỢN NÁI NGOẠI BẰNG CHẾ PHẨM CÓ NGUỒN GỐC THẢO DƯỢC (Trang 50 - 52)

L ời cảm ơn

4.2.2. Ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ đến tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung

Bệnh viêm tử cung ở lợn nái được xác định do nhiều nguyên nhân gây ra và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tốtrong đó phải kể đến yếu tố mùa vụ nhất là đối với Việt Nam với khí hậu nống ẩm mưa nhiều trong khi đó giống lợn ngoại có nguồn gốc từ vùng có khí hậu ôn đới. Vào các mùa khác nhau thì thời tiết khí hậu

khác nhau điều đó chắc chắn sẽ có ảnh hưởng tới tỷ lệ lợn mắc bệnh. Để tìm hiểu vấn đềnày chúng tôi đã tiến hành khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ởđàn lợn nái ngoại nuôi tại một sốđịa phương của các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng qua các mùa khác nhau trong năm. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.3 và hình 4.3

Bảng 4.3. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tửcung trên đàn lợn nái theo các mùa trong năm

Mùa Số lợn theo dõi

(con) Số lợn bị viêm tử cung (con) Tỷ lệ (%) Đông 233 66 28,32a Xuân 230 79 34,35b Hè 256 86 33,59b Thu 215 65 30,23a 0 5 10 15 20 25 30 35

Đ ông X uân H è Thu

28,32a

34,35b 33,59b

30,23a

Tộ lộ

Hình 4.3. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái theo các mùa trong năm

Kết quả trình bày tại bảng 4.3 và hình 4.3 cho thấy, tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung chịu ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ: Sự sai khác về tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở lợn nái ngoại giữa mùa xuân và mùa hè so với mùa thu và mùa đông là không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05), sự sai khác về tỷ mắc bệnh viêm tử cung của đàn lợn nái ngoại giữa mùa xuân và mùa hè cũng như giữa mùa thu

và mùa đông cũng không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Tuy nhiên mùa hè và mùa xuân có tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung cao hơn mùa thu và mùa đông (33,59

và 34,35%, so 30,23 và 28,32%). Theo chúng tôi, sở dĩ tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở lợn nái vào xuân và mùa hè cao đó là do ở hai mùa này, thời tiết ấm áp, độ ẩm không khí tăng cao là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của mầm bệnh, đặc biệt vào mùa hè khi một số trang trại chúng tôi nghiên cứu vẫn xây dựng chuồng lợn nái theo kiểu chuồng hở nên nhiệt độ trong chuồng cao cũng làm tăng tỷ lệ viêm tử cung ở lợn nái. Ngược lại, vào mùa thu, khi thời tiết mát mẻ, khô ráo thì sức đề kháng của vật nuôi cũng tăng, do đó khả năng chống chịu bệnh tật tốt hơn nên tỷ lệ nhiễm bệnh là thấp nhất. Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Dung (2011),

nghiên cứu bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại tại một số địa phương thuộc

tỉnh Hà Nam, Nguyễn Thị Dịu (2014) nghiên cứu bệnh sản khoa ở đàn lợn nái ngoại tại một số địa phương thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, Trần Thùy

Anh (2014) nghiên cứu về bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nuôi tại tỉnh Bình Phước,Đinh Văn Liêu (2017)nghiên cứu về bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nuôi tại tỉnh Ninh Bình. Lê Minh Tú (2017) nghiên cứu bệnh sản khoa ở đàn lợn nái ngoại tại một số địa phương thuộc khu vực đồng bằng sông Hồngcũng đưa ra kết quả và nhận xét tương đồng với kết quả nghiên cứu của chúng tôi.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI MỘT SỐ CHỈ TIÊU LÂM SÀNG, VI KHUẨN HỌC VÀ THỬ NGHIỆM ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM TỬ CUNG Ở LỢN NÁI NGOẠI BẰNG CHẾ PHẨM CÓ NGUỒN GỐC THẢO DƯỢC (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)