Cây Huyền diệp

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI MỘT SỐ CHỈ TIÊU LÂM SÀNG, VI KHUẨN HỌC VÀ THỬ NGHIỆM ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM TỬ CUNG Ở LỢN NÁI NGOẠI BẰNG CHẾ PHẨM CÓ NGUỒN GỐC THẢO DƯỢC (Trang 35)

L ời cảm ơn

2.4.5. Cây Huyền diệp

Nguồn gốc phân loại

Tên khoa học: Polyathia longifolia var. Pendula Hort.

Tên thông thường: Huyền diệp, Hoàng nam. Thuộc họ Na: Annonaceae.

Chi nhọc (Polyalthia) là một chi lớn trong họ Na (Annonaceae), có khoảng 150 loài, phân bố chủyếu ở vùng nhiệt đới châu Phi, châu Á và miền bắc nước Úc, số lớn các loài tập trung ở Đông Nam Á. Ở Việt Nam có 27 loài, phân bố khắp

các vùng.

Mô tả thực vật

Cây gỗ nhỡ, cao 5 - 15 m, phân cành sớm từ gốc, dài, cong rũ xuống, tán hẹp dạng thấp, che kín hết thân, xanh quanh năm. Lá đơn mọc cách, trên cành gãy khúc, dạng thuôn dài hẹp, đầu nhọn, gốc tù, dài 8 - 20 cm, rộng 2 - 4 cm,

màu xanh nhẵn cả hai mặt, mép lá nhăn nheo. Gân bên không rõ. Cuống lá dài

0,5 – 0,8 cm.

Ra hoa từ tháng hai đến tháng tư. Hoa đơn, hoa hình ngôi sao, màu vàng chanh, cuống ngắn và mảnh. Nhị đực nhiều. Bầu có nhiều lá noãn.

Hình thành quả vào tháng bảy, quả có hình trứng hoặc bầu dục dài 2 cm màu đen. Quả mọc thành chùm, mỗi chùm từ 10 - 20 quả. Ban đầu xanh sau chuyển màu tím hoặc đen khi chín.

Thành phần hóa học

Huyền diệp cho thấy hoạt tính kháng 13 dòng Gram dương và 9 dòng Gram

âm, hợp chất (3S, 4R) - 3,4,5 - Rihydroxylpentanoic acid - 1,4 - Lacton tạo ra hoạt

tính trên.

Phân lập theo nghiên cứu định hướng hoạt tính sinh học của dịch chiết rễ cây Huyền diệp cho thấy hoạt tính kháng khuẩn mạnh và người ta đã phân lập 3 hợp chất mới alkaloid pendulamin A, pendulamin B và pendulin cùng với

PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐITƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Đối tượng

Nghiên cứu được tiến hành trên đàn lợn nái sinh sản giống lợn ngoại: Giống

Landrace và Yorkshire.

Lợn Landrace: Có màu trắng tuyền, thân dầy và dài, tai rủ, bụng thon, mồng phát triển, nẩy tròn, chân to thẳng, hình dáng gỉống quả thủy lôi, tai to rủ che kín mắt. Lợn cái có tuổi phối giống lần đầu 310 ngày số con đẻ ra trên lứa 9-11 con,

khối lượng sơ sinh 1,3 –1,4kg/con, khối lượng lúc 70 ngày tuổi 16 - 18kg/con.

Lợn Yorkshire: Toàn thân lợn màu hơi trắng, hơi có ánh vàng, mặt hơi thô, mõm hơi cong lên, tai to vừa phải và dựng đứng. Lợn có khối lượng lớn, con đực trưởng thành nặng 350kg - 380kg, dàí thân 170 - 185cm. Con cái trưởng thành

250 - 280 kg. Lợn đẻ 12 con/ lứa, khối lượng lúc 60 ngày tuổi đạt 16 - 20kg/con.

Lợn cái thành thục về tính lúc 6 tháng tuổi và có thể phối giống lần đầu.

3.1.2. Địa điểm

Nghiên cứu được tiến hành trên đàn lợn nái sinh sản giống lợn ngoại được nuôi tập trung tại một số trang trại tại địa bàn 05 tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng là: Hà Nội, Nam Định, Bắc Ninh, Hưng Yên và Hải Dương.

3.1.3. Thời gian

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 6 năm 2019 đến tháng 5 năm 2020.

3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.2.1. Khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm tửcung trên đàn lợn nái sinh sản

3.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung tử cung

- Ảnh hưởng của lứa đẻ;

- Ảnh hưởng của mùa vụ;

- Ảnh hưởng của việc can thiệp bằng tay; - Ảnh hưởng của số con sinh ra/ổ;

3.2.3. Xác định sự biến đổi của một số chỉ tiêu lâm sàng bao gồm: Thân nhiệt, tần số tim đập, tần số hô hấp, dịch rỉ viêm (mầu sắc, mùi ), phản ứng nhiệt, tần số tim đập, tần số hô hấp, dịch rỉ viêm (mầu sắc, mùi ), phản ứng

đau, mức độ tiêu thụ thức ăn của lợn nái mắc viêm tử cung

3.2.4. Xác định sự biến đổi của một số vi khuẩn hiếu khí thường gặp trong dịch viêm tử cung dịch viêm tử cung

- Xác định tổng số vi khuẩn hiếu khí có trong dịch tử cung của lợn nái bình thườngvà mắc bệnh viêm tử cung;

- Thành phần vi khuẩn hiếu khí có trong dịch tử cung của lợn nái bình thường và mắc bệnh viêm tử cung;

- Xác định tính mẫn cảm của một số loại vi khuẩn hiếu khí phân lập được từ dịch viêm tử cung với một số thuốc kháng sinh thông dụng;

- Xác định tính mẫn cảm với kháng sinh của các vi khuẩn có trong dịch viêm tử cunglợn;

- Xác định khả năng ức chế của chế phẩm có nguồn gốc thảo dược với một số loại vi khuẩn hiếu khí phân lập được từ dịch viêm tử cung lợn nái;

- Xác định khả năng ức chế của chế phẩm có nguồn gốc thảo dược với các loại vi khuẩn có trong dịch viêm tử cunglợn.

3.2.5. Thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung bằng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược và theo dõi chỉ tiêu tỷ lệ khỏi, thời gian khỏi và khảnăng sinh sản thảo dược và theo dõi chỉ tiêu tỷ lệ khỏi, thời gian khỏi và khảnăng sinh sản của lợn nái sau khi khỏi bệnh

3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.1. Điều tra phỏng vấn

Hỏi trực tiếp chủ trại về tình hình lợn nái bị bệnh viêm tử cung, vệ sinh phòng bệnh, việc thực hiện tiêm phòng cho đàn lợn; các biểu hiện của đàn lợn khi bị bệnh và biện pháp phòng và điều trị bệnh viêm tử cung mà chủ trại chăn

nuôi lợn thường sử dụng.

3.3.2. Quan sát, mô tả

- Trạng thái bình thường của lợn không mắc bệnh: con vật nhanh nhẹn, tỉnh táo; đi đứng, ăn uống bình thường; màu sắc da hồng, lông bình thường; niêm mạc không bị tổn thương …

- Trạng thái khi lợn mắc bệnh: Nái mắc bệnh viêm tử cung chủ yếu là lợn

+ Mệt mỏi, ủ rũ, thân nhiệt tăng, bỏăn hoặc kém ăn;

+ Dịch chảy ra ở âm hộ sau 3 ngày đẻ, lượng dịch rất nhiều màu trắng xám, hồng hoặc màu rỉ sắt, mùi tanh khắm, con vật có phản ứng đau rõ rệt đặc biệt khi động vào hàng vú thứ hai, ...

3.3.3. Chu kỳ lứa đẻ

Chu kỳ lứa đẻ là số ngày trung bình từ lứa đẻ lần này đến lứa đẻ lần kế tiếp của nái sinh sản bao gồm thời gian mang thai, thời gian nái nuôi con và thời gian lên giống sau cai sữa.

Với những nái sảy thai sau 60 ngày vẫn được tính là một lứa đẻ.

3.3.4. Mùa vụ

Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, có bốn mùa xuân, hạ, thu,

đông. Song có sựphân hóa rõ hơn là xuân – hạ và thu – đông.

Mùa tính theo khí tượng dựa vào nhiệt độ, mùa xuân từ 1/3 đến 31/5, mùa hè từ 1/6 đến 31/8, mùa thu từ 1/9 đến 31/11 và mùa đông từ 1/12 đến hết

tháng 2.

3.3.5. Can thiệp bằng tay

Quan sát và theo dõi các nái có biểu hiện sau:

+ Mang thai dài hơn 116 ngày.

+ Bỏ ăn, dịch tiết có máu và phân lợn con nhưng không rặn, rặn nhưng

không ra con.

+ Khoảng thời gian giữa mỗi con lợn dài hơn 1 giờ và bụng lợn nái vẫn

còn to.

+ Có mùi hôi, tanh dịch tiết màu nâu, xám, lợnnái đỏ mắt, kiệt sức sau khi đau bụng kéo dài, thở dốc, không đứng nổi.

Sau khi kiểm tra và đoán chắc là nái đang đẻ khó, chúng ta cần thực hiện ngay các biện pháp can thiệp xem có lợn con đang nằm kẹt ở cổ tử cung không? Nên cẩn thận vừa kiểm tra vừa xoa bóp bầu vú lợn sẽ tránh được tình trạng đang kiểm tra mà nái đứng lên. Khi kiểm tra cổ tử cung, tại đây ta có 2 trường hợp:

- Không có lợn con trong cổ tử cung =>xem xét sử dụng oxytocinđể tăng cường các cơn co bóp tử cung.

Khi lợncon cuối cùng khô, tiến hành kiểm tra, thăm khám lại bên trong lần nữa để xác định xem có còn lợn con không. Sau đó, bắt buộc phải tiêm kháng sinh và kháng viêm để tránh viêm tử cung, mất sữa.

* Cách can thiệp bằng tay:

Việc can thiệp cần được thực hiện một cách nhẹ nhàng. Các cơ quan bên trong dạ con rất dễ tổn thương dẫn đến viêm, sưng, chảy máu, nặng hơn có thể làm chết lợnmẹ và lợn con.

+ Nên có kiến thức về cơ quan sinh sản của heo.

+ Rửa sạch khu vực xung quanh hậu môn và âm hộ heo mẹ.

+ Cắt ngắn móng tay, cánh tay cần được rửa sạch bằng xà phòng, đeo găng tay và bôi thật nhiều gel bôi trơn.

+ Chụm đầu các ngón tay lại, khi mở mép âm hộ ra, nhẹ nhàng đưa tay vào

trong.

+ Tay có thể cảm nhận được độ rộng, hẹp của khung xương chậu. + Nếu con nái chưa sẵn sàng đẻ thì cổ tử cung sẽ đóng.

+ Chúng ta có thể đưa tay vào sâu tận bên trong cả 2 bên sừng tử cung. + Dạ con cần được kiểm tra xem có tổn thương không (sưng, viêm).

3.3.6. Các chỉ tiêu lâm sàng

- Thân nhiệt: Dùng nhiệt kế có khắcđộ “C” theo cột thủy ngân. Gia súc dùng nhiệt kế 420C.

+ Vị trí đo: Đo ở trực tràng hoặc âm đạo. Chú ý: nhiệt độ ở trực tràng thấp hơn nhiệt độ của máu 0,5-1,00C, ở âm đạo thấp hơn ở trực tràng 0,2- 0,50C,

nhưng lúc có chửa lại cao hơn 0,50C. Trong một ngàyđo thân nhiệt vào buổi

sáng lúc 7-9 giờ, buổi chiều lúc 16-18 giờ.

+ Phương pháp đo thân nhiệt:

Để kết quả chính xác, trước khi đophải vẩy cho cột thủy ngân xuống dưới vạch cuối cùng.Phải sát trùng nhiệt kếtrước vàsau khi đo.

Trước khi đo nên làm trơn nhiệt kế bằng vazơlin hoặc bằng nước, tránh làm

sây sát niêm mạc nơiđo. Khi cắm nhiệt kế phải lách nhiệt kế sang một bên làm sao cho đầu nhiệt kế tiếp xúc được với niêm mạc nơi đo.

kế. Sau 3 - 5 phút thì rút ra đọc kết quả.Cột thủy ngân dâng đến đâu thì đó là chỉ số thân nhiệt của con vật tại thời điểm đó.

- Tần số nhịp tim, tần số hô hấp:

+ Nghe gián tiếp: Dùng tai nghe chuyên dụng ống nghe 2 loa, có độ phóng đại âm thanh lớn, sử dụng thuận lợi nhưng dễ lẫn tạp âm, làm tính chất âm thay đổi.

Điều kiện nghe: Để vật nuôi nơi yên tĩnh, tránh gió to, con vật phải đứng ở tư thế thoải mái.

Nghe từ trên xuống dưới, từ trái qua phải, ở mỗi vị trí nghe đủ lâu để xác định rõ âm thanh nghe được.

Khi nghe phải có sự so sánh đối chiếu giữa 2 bên.

+ Nghe trực tiếp: Dùng tai áp sát vào cơ thể vật nuôi để nghe.

Dùng miếng vải hoặc miếng khăn sạch phủ lên vùng cần nghe để giữ vệ sinh. Khi nghe phần ngực vật nuôi thì người khám quay mặt về phía đầu vật nuôi. Còn khi nghe phần bụng của vật nuôi thì ngườ nghe quay mặt về phía sau của con vật. Khi nghe tay phía bên trong của người nghe đặt lên sống lưng của con vật.

3.3.7. Phương pháp vi khuẩn học

Chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu (3 - 5 ml/mẫu) dịch tử cung âm đạo của lợn nái bình thường sau đẻ 72 giờ và lấy mẫu (3 - 5 ml/mẫu) dịch tử cung âm đạo của lợn bị viêm. Mẫu dịch tử cung âm đạo của lợn nái nghiên cứu được lấy vào ống nghiệm vô trùng, bảo quản trong thùng xốp có đá ở 40C và vận chuyển về phòng thí nghiệm trong vòng 2 giờ kể từ khi lấy mẫu để nuôi cấy, phân lập vi khuẩn và kiểm tra kháng sinh đồ. Trước khi lấy dịch âm đạo, âm hộ được rửa sạch và sát trùng bằng dung dịch cồn iodin 5%.

Tiến hành xét nghiệm 15 mẫu dịch tử cung ở lợn nái bình thường và 15 mẫu dịch tử cung bị viêm.

Phân lập là khâu quan trọng trọng trong quá trình nghiên cứu vi khuẩn. Mục đích của phân lập là tách riêng các vi khuẩn từ quần thể ban đầu.

Điều quan trọng trong quá trình nuôi cấy vi sinh vật là tránh không đưa thêm vi sinh vật ngoại nhiễm vào môi trường nuôi cấy. Muốn vậy, ngoài các thao

dụng cụ chứa, dụng cụ nuôi cấy đến các vật dụng cần thiết khác đều phải được khử trùng thích hợp để được vô trùng trước khi sử dụng.

* Các dạng mẫu cho nuôi cấy

- Dạng dịch mẫu đã được đồng nhất, dịch nuôi cấy hoặc môi trường lỏng chứa chủng vi sinh vật cần phântích.

- Dạng trên bề mặt môi trường rắn chứa thạch (1,5-2%) trong ống thạch nghiêng hay trong đĩa petri.

- Dạngmẫu nằm sâu trong môi trường rắn trong ống nghiệm thạch sâu chứa thạch mềm (0,5-0,7%).

* Dụng cụ cấy

- Que cấy thẳng: Que cấy kim loại có đầu nhọn, thường dùng để cấy vi khuẩn có tạo khuẩn ty.

- Que cấy móc: que cấy có đầu vuông góc, thường dùng để cấy vi khuẩn có tạo khuẩn ty.

- Que cấy vòng (Que khuyên cấy): que cấy kim loại đầu có vòng tròn, thường dùng cấy chủng từ môi trường rắn hoặc lỏng lên môitrường rắn, lỏng.

- Que cấy trang:bằng kim loại hay thủy tinh, đầu hình tam giác, dùng để dàn trải vi khuẩn trên bề mặt thạch rắn.

- Ống hút thủy tinh dùng để chuyển một lượng vi khuẩn nhất định lên bề mặt môi trường rắn hoặc vào môi trườnglỏng.

- Đầu tăm bông vô trùng để cấy giống từ môi trường lỏng lên bề mặt của môi trường rắn.

* Các thao tác vô trùng

Thao tác cấy được thực hiện trong một không gian vô trùng tạo bởi ngọn lửa đèn cồn hoặc đèn Bunsen. Ngọn lửa đèn cồn, đèn Bunsen có tác dụng oxy hóa không khí tạo không gian vô trùng, đồng thời còn được dùng để đốt khử trùng que cấy, miệng chai lọ, ống nghiệm khi mở, đóng, nút bông, nắp nhựa…

Để tránh việc gây nhiễm thông qua tiếp xúc, nhân viên thao tác cần mang găng tay hoặc tiến hành sát trùng tay bằng cồn 70o hoặc các dung dịch diệt khuẩn, tương tự như vậy tiến hành sát trùng mặt bàn thao tác trước khi bắt đầu thao tác vô trùng. Sau khi hoàn tất việc cấy chủng, tiến hành sát trùng tay, mặt bàn làm việc tương tự như trên trước khi rời phòng kiểm nghiệm.

* Kỹ thuật cấy ria trên đĩa petri

- Dùng que cấy vòng thao tác vô trùng nhúng vào dịch mẫu để có được các vi khuẩn cần phân lập.

- Ria các đường trên đĩa petri chứa môi trường thạch thích hợp. Sau mỗi đường ria liên tục, đốt khử trùng que cấy và làm nguộitrước khithực hiện đường ria tiếp theo.

- Lật ngược đĩa, ủ ở nhiệt độ và thời gian thích hợp trongtủ ấm.

* Kỹ thuật cấy trang

- Dùng pipet chuyển 0,1mldịch canhkhuẩn lên bề mặt môi trường thạch

trong đĩa pettri.

- Nhúng đầu thanh gạt vào cồn, hơ qua ngọn lửa để khử trùng. Để đầu thanh gạt nguội trong không gian vô trùng của ngọn lửa.

- Mở đĩa petri, đật nhẹ nhàng thanh gạt lên bề mặt thạch của đĩa petri.

Dùng đầu thanh gạt trải đều dịch vi khuẩn lên bề mặt thạch. Trong khi thực hiện xoay đĩa một vài lần, mỗi lần khoảng nửa chu vi đĩa tạo điều kiện cho thanh gạt trải dịch vi khuẩn đều khắp bề mặt môi trường.

- Lật ngược đĩa, ủ ở nhiệt độ và thời gian thích hợp trong tủ ổn nhiệt.

3.3.8. Phương pháp làm kháng sinh đồ

* Trang thiết bị và vật tư

Thiết bị: Tủ an toàn sinh học; Tủ ấm Memmert 350 C, 370 C; Tủ ấm CO2;

Máy đo độ đục; Máy ria kháng sinh đồ.

Dụng cụ: Đèn cồn; Que cấy; Ống thủy tinh vô trùng 5 ml; Đĩa thủy tinh

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI MỘT SỐ CHỈ TIÊU LÂM SÀNG, VI KHUẨN HỌC VÀ THỬ NGHIỆM ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM TỬ CUNG Ở LỢN NÁI NGOẠI BẰNG CHẾ PHẨM CÓ NGUỒN GỐC THẢO DƯỢC (Trang 35)