Về mặt khách quan
Môi trường kinh doanh của ngành ngân hàng nói chung và của NHTM nói riêng chưa ổn định Các
Nhà nước đang trong quá trình đổi mới và hoàn thiện nên thường xuyên có sự điều chỉnh, sửa đổi, dự báo thị trường không chính xác dẫn đến sản xuất tràn lan, nhiều doanh nghiệp không theo kịp với sự thay đổi của các chính sách kế hoạch
Việc ban hành chủ trương chính sách của Đảng do không dự đoán trước được những khó khăn trong quá trình thực hiện vốn đã gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp Các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và hậu quả là ngân hàng cho vay phải gánh chịu hậu quả
Năng lực tài chính của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu kém Khả năng về vốn của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế Các doanh nghiệp Nhà nước chỉ có 5 10 vốn để hoạt động còn lại là vay của ngân hàng tới 90 95% để sản xuất, doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay ngân hàng từ 70 80% vốn Trong khi đó trình độ quản lý vốn thấp, công nghệ lạc hậu dẫn đến làm ăn kém hiệu quả Đây chính là gánh nặng trong môi trường đầu tư của ngân hàng
Ngoài ra, môi trường pháp lý cho kinh doanh tín dụng ngân hàng chưa đầy đủ Hiện nay, chưa có luật sở hữu, chủ trương cho vay phải có thế chấp vẫn chưa được thực hiện triệt để do vậy công tác này vẫn còn nhiều ách tắc Tín dụng thương mại đang trở nên phổ biến trong giao dịch thương mại nhưng chưa có các chế định về lưu thông kỳ phiếu thương mại nên xảy ra tình trạng chiếm dụng vốn, công nợ dây dưa, sử dụng sai vốn vay của ngân
hàng, gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc kiểm soát
Về mặt chủ quan
Tín dụng tuy là hoạt động chủ yếu, truyền thống và mang lại lợi nhuận cơ bản cho các NHTM; nhưng tín dụng lại là lĩnh vực nhiều rủi ro và bất trắc do ngân hàng ở vào thế bị động sau khi cấp tín dụng cho khách hàng Biện pháp để phân tán bớt rủi ro, nâng cao lợi nhuận cho các NHTM là đa dạng hoá nghiệp vụ và dịch vụ Trong thực tế thì các nghiệp vụ và dịch vụ của NHTM còn quá hạn chế về cả số lượng và chất lượng Vì vậy cho nên rủi ro của hoạt động tín dụng rất cao
Nhìn từ khía cạnh là trung tâm cung ứng vốn cho nền kinh tế mà cụ thể là các doanh nghiệp thì phương thức cấp tín dụng của các NHTM có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu kinh doanh của các doanh nghiệp Hiện nay, các loại cho vay của NHTM còn quá nghèo nàn, hầu như chỉ bán những gì mà ngân hàng có mà không thật sự quan tâm đến cái mà khách hàng cần Trong khi các NHTM thiết kế công phu các thể lệ huy động vốn bao nhiêu thì sản phẩm đầu ra lại đơn điệu bấy nhiêu Các ngân hàng huy động loại nào thì cho vay loại đó Nhiều ngân hàng
thường định kỳ hạn nợ vào trước kỳ quyết toán niên độ để đạt được các chỉ tiêu về thu nợ, thu lãi cho mình mà không quân tâm đến đặc điểm yêu cầu tài chính của khách hàng Như vậy bài toán đặt ra là tiền vay tiền cho vay của ngân hàng phải được thiết kế ra sao để phù hợp với chu chuyển của đối
tượng cho vay là vấn đề cốt lõi chứ không phải chỉ bán ra theo nhu cầu của chính ngân hàng
Mặc dù đã thiết kế được hai phương thức cho vay khá khoa học nhưng các NHTM thường ít áp dụng phương thức cho vay luân chuyển mà chỉ cho vay theo từng món độc lập xuất phát từ việc các ngân hàng quá cân nhắc về đảm bảo tiền vay nên mỗi lần cho vay thường làm thủ tục khá tốn thời gian, vì thế vốn tín dụng thường không tiếp cận kịp thời đối tượng cho vay Việc cho vay của ngân hàng không chỉ phụ thuộc vào quy mô hay cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng mà phải dựa trên sức mua của khách hàng nhất là phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của đối tượng cho vay, đặc điểm tài chính của bên vay Trong thực tế hiện nay, các khách hàng hầu như ít có cơ hội lựa chọn, nhiều khách hàng cần vốn dài hạn nhưng bắt buộc phải vay vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn gây nên tình trạng lúng túng về tài chính kể cả việc phải lo đảo nợ khi đến hạn Đây là điều bất cập mà ngay chính ngân hàng cũnh lúng túng khi khách hàng đáo hạn phải dàn xếp cho khách hàng gia hạn
Hiện tượng cạnh tranh giữa các NHTM ở nước ta hiện nay là một vấn đề gây khó khăn cho các NHTM Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế vừa là quy luật tất yếu, vừa là động lực của sự phát triển Hoạt động của NHTM cũng không nằm ngoài quy luật trên Tuy nhiên sự cạnh tranh giữa các NHTM nước ta hiện nay, bên cạnh những mặt tích cực, đang bộc nộ một số tồn
tại đáng lo ngại Để cạnh tranh với nhau các NHTM hạ lãi suất cho vay theo kiểu phá giá, có NHTM hạ lãi suất cho vay xuống thấp hơn mức lãi suất cơ bản, thậm chí còn thấp hơn cả mức lãi suất cho vay người nghèo Việc hạ lãi suất này gây khó khăn cho các NHTM đang có môi trường kém thuận lợi hơn, như NHN0PTNTVN Việc các NHTM nới lỏng điều kiện vay vốn trong quy trình cho vay như quy trình thẩm định cho vay, đảm bảo tiền vay, đã dẫn tới hậu quả là nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn nhưng vẫn được ngân hàng cho vay Mặt khác trong quá trình giám sát vốn vay nếu ngân hàng yêu cầu khách hàng báo cáo theo các thông tin đã quy định thì bị coi là thủ tục, phiền hà Thực trạng này tất yếu dẫn đến rủi ro tín dụng khó lường Nói cách khác các NHTM đang tìm cách để lôi kéơ khách hàng lớn về phía mình mà không tính đến năng lực tài chính và hiệu quả của phương án vay vốn
Tình trạng rủi ro mất mát tín dụng lớn Rủi ro này xuất phát từ việc người đi vay không còn khả năng trả nợ, lãi hoặc vốn, hoặc cả vốn và lãi nuyên do của sự việc nàythường là doanh nghiệp vay nợ rơi vào tình trạng phá sản nếu các doanh nghiệp vay nợ lớn có nguy cơ phá sản tăng lên đến mức khiến cho phần lớn tổng mức cho vay của ngân hàng không thể thu hồi được thi có thể dẫn đến nguy cơ phá sản của chính bản thân ngân hàng Lúc đó vốn của ngân hàng đã bị tiêu hao do mất mát tín dụng, không còn đủ để bù đắp cho việc xoá nợ và ngân hàng không còn khả năng chi trả cho người gửi
tiền Nợ xấu cũng là một rủi ro troing kinh doanh tín dụng của các NHTM Nợ xấu là biểu hiện không bình thường của nền kinh tế trong nhiều năm qua được phản ánh trong hệ thống các NHTM Theo số liệu do Ngân hàng Nhà nước công bố, tính đến đầu năm 2001, kết quả phân tích đánh giá của Ngân hàng Nhà nước đối với nợ xấu của các NHTM trên địa bàn toàn quốc là 15 nghàn tỉ VNĐ (tương đương với 1 tỉ USD) Cũng theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ có chiều hướng giảm nhưng giá trị tuyệt đối lại tăng Tiến độ xử lý các khoản nợ xấu có liên quan đến những vụ án và việc phát mại tài sản thế chấp để thu hồi nợ phát sinh từ những năm trước, mặc đù đã được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ nhưng kết quả là chậm so với yêu cầc đặt ra Tính đến tháng 5/2001, trị số tuyệt đối các khoản nợ xấu tăng lên khoảng 200 tỉ VNĐ Thời gian qua, công tác quản lí tín dụng đã được tăng cường, nhưng nợ quá hạn vẫn tiếp tục phát sinh và các khoản nợ tồn đọng từ những năm trước đây là rất nặng nề
Tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm, huy động vốn trung và dài hạn còn rất hạn chế, việc mở rộng tín dụng cho vay còn chưa cân đối với nguồn vốn huy động được, do các sản phẩm đầu ra của ngân hàng còn hạn chế Mặc dù mạng lưới hoạt động của hệ thống NHTM đã và đang được mở rộng, nhưng việc sử dụng nguồn vốn còn lãng phí, vốn bị ứ đọng, chất lượng tín dụng chưa cao, đầu tư thiếu tập trung
Ngoài những mặt hạn chế đã kể trên, hệ thống NHTMNM còn thiếu kinh nghiệm về quản lí và hoạt động Do trình độ của các bộ ngân hàng còn nhiều bất cập Lực lượng lao động trong hệ thống ngân hàng hầu hết chuyển tiếp từ hệ thống ngân hàng thời bao cấp, một số mới tuyển dụng thì chưa tích luỹ được kinh nghiệm về ngân hàng trong cơ chế thị trường, đo vậy đôi khi cán bộ ngân hàng không bắt kịp mạch phát triển của nền kinh tế, bỏ nỡ cơ hội đầu tư hoặc không đủ sức thẩm định những dự án lớn, phức tạp dẫn đến rủi ro