Cơ sở pháp lý của hoạt động tín dụng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại tại việt nam 37 (Trang 31)

1 Cơ sở pháp lý của hoạt động tín dụng ở Việt Nam hiệnnay nay

Môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng được hoàn thiện, đầy đủ, rõ ràng chặt chẽ và phù hợp với thông lệ quốc tế hơn NHNN đã chỉnh sửa, bổ sung, ban hành mới một loạt quyết định, thông tư phù hợp với cơ chế hiện nay; những vướng mắc, sơ hở, chồng chéo của cơ chế cũ đã được tháo gỡ, bãi bỏ làm cho hoạt động tín dụng được thuận lợi hơn, tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các tổ chức tín dụng Những văn bản pháp lý quan trọng được tập trung ban hành trong thời gian qua bao gồm:

Các văn bản quy phạm pháp luật về biện pháp bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng như: Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ "về đảm bảo tiền vay của TCTD"; Quyết định số 266/2000 của NHNN, ngày 18/8/2000 về việc cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với NHTM cổ phần, công ty tài chính cổ phần và ngân hàng liên doanh; Quyết định số 283/2000 ngày 25/8/2000 Của NHNN, ban hành quy chế bảo lãnh ngân hàng; Thông tư số 06/2000 ngày 4/4/2000 và Thông tư số 10/2000 ngày 31/8/2000 của NHNN, hướng dẫn thực hiện bảo đảm tiền vay của TCTD

Về xử lý tài sản đảm bảo của ngân hàng thì có Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT-NHNN-BTP-BCA- BTC-TCĐC được ban hành ngày 23/04/2001 hướng dẫn việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ cho các TCTD

Về một số hoạt động khác của tín dụng thì có Quyết định số 67/1999/QĐ- TTg được Chính phủ ban hành ngày 30/3/1999 về "Một số chính sách tín dụng Ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn"; NHNN ban hành Quyết định số 428/2000 ngày 22/9/2000 về chính sách tín dụng ngân hàng đối với kinh tế trang trại; Ngày 29/6/1999 Chính phủ đã ra Nghị định 43/1999/NĐ-CP "về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước"; Quyết định số 48/1999/QĐ- NHNN5 về việc phân loại tài sản Có, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng được Thống đốc NHNN ban hành ngày 8/2/1999; Quyết định số 418/2000 ngày 21/9/2000 về đối tượng cho vay bằng ngoại tệ

Một số văn bản chung quan trọng khác như: Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do Quốc hội ban hành quy định về Ngân hàng Nhà nước; Luật các tổ chức tín dụng của Quốc hội ban hành được chủ tịch nước công bố ngày 26/12/1997, luật này quy định về tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác; Quyết định số 324/1998/QĐ-NHNN1 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành về Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng

Từ các văn bản quy phạm pháp luật chung, mỗi ngân hàng lại tự ban hành cho mình những văn bản cụ thể riêng để điều hành, quản lý hoạt động của mình Ví dụ như NHNO&PTNT VN có một số văn bản

sau: Quyết định số 180/QĐ/HĐQT về việc ban hành quy định cho vay đối với khách hàng và có Quy định cho vay đối với khách hàng ban hành kèm theo quyết định này; Hướng dẫn thẩm định, tái thẩm định các điều kiện vay vốn của doanh nghiệp; Hướng dẫn nội dung thẩm định cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác

Với các văn bản về cơ chế, chính sách nói

trên, ngoài ra còn có thêm nhiều văn bản pháp luật về các vấn đề liên quan cũng được bổ sung và sửa đổi khiến cho hoạt động tín dụng đã được phát triển lành mạnh và an toàn hơn Tạo điều kiện cho các NHTM mạnh dạn hơn trong hoạt động cho vay góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế

2 Thực trạng hoạt động tín dụng của các NHTM hiện nay

Quá trình đổi mới hoạt động Ngân hàng đã trải qua hơn 10 năm (1987 đến nay ) nhìn nhận một cách tổng quát thì sự sôi động cũng như thăng trầm nhất phải là hoạt động tín dụng Ngân hàng Theo đó cơ chế tín dụng Ngân hàng cũng không ngừng đổi mới, hoàn thiện, bổ sung đáp ứng theo yêu cầu thực tiễn vận động của nền kinh tế đang chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường Tuy nhiên qua thực tế kiểm tra chất lượng tín dụng của các Ngân hàng thì vẫn là khâu yếu nhất, trong đó nguyên nhân của sự yếu kém có

rất nhiều có rất nhiếu nhưng không thể không nói đến một nguyên nhân khách quan là cơ chế chính sách chưa kịp với sự vận động của thực tế Vì vậy việc thay thế các cơ chế tín dụng của của Việt nam hiện nay đã ban hành trong thời gian qua là tất yếu khách quan đặc biệt là khi một số luật mới về Ngân hàng vừa được Quốc hội thông qua càng thấy rõ hơn những yêu cầu của việc đổi mới cơ chế tín dụng nhằm đi đến hiệu quả kinh tế ngày càng cao hơn

Nếu nhìn lại hoạt động của Ngân hàng trong những năm qua ta có thể chia thành hai giai đoạn chính sau

2 1 Giai đoạn đầu từ năm 1987 đến tháng 10/1990 trước khi hai pháp lệnh Ngân hàng có hiệu lực

Giai đoạn này tín dụng được mở ra ào ạt, cơ chế cho vay lúc bấy giờ cũng dễ dãi nhất, không cần tài sản thế chấp chỉ cần có đơn xin vay và nội dung kinh tế khoản vay là có thể chấp nhận được vốn vay và cuối cùng thì hậu quả của nó cũng phải đến, năm 1988 -> đầu năm 1990 hàng loạt hợp tác xã tín dụng, Ngân hàng bị đổ vỡ, hoạt động tín dụng lại phải được chấn chỉnh bằng những đợt tổng thanh tra, kiểm tra, xử lý những tồn tại của giai đoạn này để tiếp tục phát triển

2 2 Giai đoạn hai từ tháng 10/1990 đến nay

Giai đoạn này thực hiện hai pháp lệnh Ngân hàng, các cơ chế chính sách cho hoạt động Ngân

hàng nói chung và hoạt động Ngân hàng nói riêng đã được hình thành khá đồng bộ ở khung pháp lý Xét về cơ chế tín dụng cũng là thời kì thường xuyên được cập nhập, bổ xung chỉnh sửa nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn cho sự phát triển của thị trường tiền tệ cũng chính là đáp ứng nhu cầu vốn cao cho tăng trưởng kinh tế

Có thể điểm lại các cơ chế tín dụng được ban hành, bổ xung dưới hai giác độ:

a)Xét về giác độ huy động vốn

Đã xác định khung pháp lý khá quan trọng như cơ chế huy động vốn bằng kì phiếu, trái phiếu của ( Cơ chế huy động vốn tiết kiệm xây dựng nhà ở, cơ chế huy động đảm bảo bằng vàng, các quy định về giới hạn an toàn trong huy động vốn của các tổ chức tín dụng) Các quy định, cơ chế này làm cho hình thức vốn vào Ngân hàng ngày càng phong phú, đa dạng, tốc độ huy động tăng bình quân trong 7 năm vào khoảng 30%/năm đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn trong nền kinh tế Nhưng nó lại chưa tạo ra được cơ cấu nguồn vốn hợp lý giữa vốn ngắn hạn và trung hạn, vì vậy mà cũng dẫn đến những mâu thuẫn gay gắt khi sử dụng vốn, có lúc thừa thiếu, vốn giả tạo dẫn đến nguy cơ rủi ro về nợ quá hạn và khả năng thanh toán của tổ chức tín dụng

b)Xét về cơ chế cho vay

Pháp lệnh tập trung vào thể lệ tín dụng ngắn hạn, thể lệ tín dụng trung hạn và dài hạn thông

qua quyết định 04/NH – QD ngày 8/01/1991 và quyết định 23/NH - QD ngày 03/03/1991, thể lệ tín dụng đầu tư xây dựng cơ bản trong kế hoach Nhà nước ( quyêt định 77/ NH- QD) ngày 13/06/1991, thông tư 01/ TT- NH ngày 23/03/1993 hướng dẫn nghị định 14/CP của chính phủ về cho vay đối với cán bộ sản xuất và cá thể

Đầu năm 1994 - đến những năm gần đây trước yêu cầu về vốn cũng như các bộ luật khác đã được ban hành hàng loạt các thể lệ tín dụng đã được thay thế khi không còn phù hợp nữa, đã có các văn bản chỉnh sửa và bổ sung một số điều khoản tại hai thể lệ tín dụng là một cơ chế về tổ chức phòng ngừa rủi ro và trích lập quỹ bù đắp rủi ro cũng đã ra đời

Thống đốc NHNN đã ký quyết định số 284/2000/QD – NHNN ngày 25/8/2000 ban hành quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng Quyết định này có hiệu lực từ ngày 15/9/2000 và thay thế Quyết định số 324/1998/QD – NHNN1, ngày 30/9/1998 Điều chỉnh việc cho vay bằng VNĐ và bằng ngoại tệ của các tổ chức tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh dịch vụ, các pháp nhân, cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp doanh Nguyên tắc vay vốn không có điều gì khác so với quy chế trước đây, vẫn là 3 nguyên tắc: sử dụng vốn vay đúng mục đích thoả thuận, hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn, và việc đảm bảo tiền vay dúng quy định pháp luật Điều kiện vay vốn: khách hàng có năng lực dân sự , năng

lực hành vi dân sự Khách hàng có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp Có các phương án sản xuất, kinh doanh, phục vụ đời sống khả thi Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay Thời hạn cho vay: cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn

Lãi suất cho vay đươc thoả thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng phù hợp với quy định của NHNN về lãi xuất cho vay vào thời điểm kí hợp đồng tín dụng Tổ chức tín dụng căn cứ vào nhu cầu vay vốn tài sản đảm bảo, khả năng trả nợ của khách hàng và khả năng nguồn vốn của mình mà quyết định mức cho vay của mình Song phải đảm bảo: tổng dư nợ cho vay đối với khách hàng không quá 15% vốn tự có tổ chức tín dụng ( trừ trường hợp khoản cho vay là nguồn vốn uỷ thác của chính phủ, của tổ chức, cá nhân) Tổng dư nợ cho vay đối với các đối tượng mà tổ chức tín dụng chỉ được cho vay hạn chế không được vượt qua 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng

Phương thức cho vay: Cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay hợp vốn, cho vay trả góp, cho vay theo mức hạn tín dụng dự phòng, cho vay thông qua việc phát hành và sử dụng thẻ tín dụng Các tổ chức được phép hoạt động ngoại hối được cho khách hàng là người cư trú vay bằng ngoại tệ theo quy định của chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước về quản lý ngoại hối cho vay bằng ngoại tệ nào thì thu nợ ( gốc và lãi) bằng ngoai tệ đấy

ở giai đoạn này hoạt dộng tín dụng cũng đã phát triển khá sôi nổi đem lại những hiệu quả khá to lớn vào sự phát triển chung của nền kinh tế Tuy nhiên còn nảy sinh nhiều vụ đổ bể doanh nghiệp đã đưa đến những khoản nợ quá hạn lớn, một số lâm vào tình trạng khó khăn và một đợt tổng chấn chỉnh củng cố sắp xếp lại được đặt ra khẩn trương hơn

Như vây thông qua hai giai đoạn, có lúc thăng, lúc trầm của hoạt động tín dụng Ngân hàng trong đó có vai trò của cơ chế tín dụng Ngân hàng, nhưng ngược lại nó cũng là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của tín dụng Ngân hàng thậm trí nếu hiểu thiên lệch thì cơ chế tín dụng lại có thể gây ra hậu quả cho tín dụng Ngân hàng

3 Đánh giá hoạt động tín dụng ngân hàng tronggiai đoạn hiện nay giai đoạn hiện nay

3 1 Những thuận lợi cho hoạt động tín dụngngân hàng trong giai đoạn hiện nay ngân hàng trong giai đoạn hiện nay

Trong những năm qua, bối cảnh kinh tế nước ta xuất hiện nhiều yếu tố thuận lợi cho việc phát triển hoạt động tín dụng Nền kinh tế nước ta tăng trưởng khá, tiêu biểu là hoạt động xuất nhập khẩu, có nguyên nhân quan trọng từ các giải pháp tiền tệ tín dụng; đồng thời đó cũng là tiền đề cho tăng trưởng tín dụng an toàn Đặc biệt tăng trưởng cao về kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng rau quả, thuỷ sản, hạt điều đây là thuận lợi cho vốn tín dụng của các NHTM đầu tư trong các khâu sản xuất như thuê mua, chế biến, xuất khẩu Các ngành trước đây hoạt động thua lỗ, nợ đọng vốn với ngân hàng

lớn như xi măng, mía đường, thì nay giá bán đã cải thiện, tình hình khả quan hơn, tiền vốn vay và lãi treo đã thu hồi được Sự phát triển kinh tế sẽ tạo điều kiện cho việc phát triển tín dụng, mở rộng tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng

Môi trường vĩ mô cho hoạt động tín dụng ngân hàng dần dần đi vào ổn định, rõ ràng và an toàn hơn, thể hiện các đối tượng khách hàng sau:

- Các doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp lại Một số doanh nghiệp được cổ phần hoá và nhiều

doanh nghiệp đã khẳng định được hiệu quả của mình - Luật doanh nghiệp mới ban hành có hiệu lực thi hành từ 1/1/2000 Theo số liệu của Bộ kế hoạch và đầu tư, tính đến hết tháng 11/2000 trong cả nước đã có trên 12000 doanh nghiệp với đủ các loại hình được thành lập mới với tổng số vốn đăng ký trên 10000 tỷ đồng Do đó tư cách pháp lý, số vốn tự có thực sự của doanh nghiệp được khẳng định

- Các hộ gia đình ở nông thôn đang định hình rõ nét: hộ làm ngành nghề, hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ, hộ có trang trại, hộ nuôi trồng thuỷ sản Ngành chức năng đã ban hành tiêu chí cụ thể xếp loại trang trại, từ đó có các quy chế cụ thể về hoạt động tín dụng thực hiện đối với họ

3 2 Những khó khăn

Về mặt khách quan

Môi trường kinh doanh của ngành ngân hàng nói chung và của NHTM nói riêng chưa ổn định Các

Nhà nước đang trong quá trình đổi mới và hoàn thiện nên thường xuyên có sự điều chỉnh, sửa đổi, dự báo thị trường không chính xác dẫn đến sản xuất tràn lan, nhiều doanh nghiệp không theo kịp với sự thay đổi của các chính sách kế hoạch

Việc ban hành chủ trương chính sách của Đảng do không dự đoán trước được những khó khăn trong quá trình thực hiện vốn đã gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp Các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và hậu quả là ngân hàng cho vay phải gánh chịu hậu quả

Năng lực tài chính của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu kém Khả năng về vốn của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế Các doanh nghiệp Nhà nước chỉ có 5 10 vốn để hoạt động còn lại là vay của ngân hàng tới 90 95% để sản xuất, doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay ngân hàng từ 70 80% vốn Trong khi đó trình độ quản lý vốn thấp, công nghệ lạc hậu dẫn đến làm ăn kém hiệu quả Đây chính là gánh nặng trong môi trường đầu tư của ngân hàng

Ngoài ra, môi trường pháp lý cho kinh doanh tín dụng ngân hàng chưa đầy đủ Hiện nay, chưa có luật sở hữu, chủ trương cho vay phải có thế chấp vẫn chưa được thực hiện triệt để do vậy công tác này vẫn còn nhiều ách tắc Tín dụng thương mại đang trở nên phổ biến trong giao dịch thương mại nhưng chưa có các chế định về lưu thông kỳ phiếu thương mại nên xảy ra tình trạng chiếm dụng vốn, công nợ dây dưa, sử dụng sai vốn vay của ngân

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại tại việt nam 37 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w