Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Đội công tác cấp xã ở huyện núi thành, tỉnh quảng nam trong kháng chiến chống mỹ (1961 1975) 1 (Trang 85 - 110)

5.2 .Phương pháp nghiên cứu

7. Cấu trúc của luận văn

3.3. Bài học kinh nghiệm

Thứ nhất, đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối và trực tiếp của Đảng trong lực lượng vũ trang, ln đặt cơng tác chính trị, tư tưởng lên hàng đầu.

Sự lãnh đạo của Đảng với lực lượng vũ trang là tuyệt đối, trực tiếp và toàn diện. Qua thực tế lịch sử, các chi bộ đội cơng tác xã đã đảm bảo sự lãnh đạo tồn diện, tuyệt đối và trực tiếp của Đảng trong lực lượng vũ trang ở cơ sở. Chi bộ đội công tác xã là nòng cốt, là bộ tham mưu của phong trào kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở cơ sở. Ở Núi Thành, trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nơi nào khơng có phong trào tức là nơi đó hạt nhân bị phá hoặc bị hỏng. Nơi nào phong trào kháng chiến mạnh là do có hạt nhân vững. Do đó, tăng cường xây dựng củng cố tổ chức đảng ở cơ sở cũng chính là chăm lo, xây dựng chiến tranh nhân dân và đây là nhân tố quan trọng để ta vượt qua những khó khăn, thử thách tưởng chừng không thể vượt qua được.

Cơng tác chính trị, tư tưởng được coi là chìa khóa bảo đảm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở địa phương và được cấp ủy, chi bộ đội công tác xã đặt lên hàng đầu. Trong phong trào cách mạng, sự vững vàng, thông suốt về lập trường, tư tưởng của cán bộ, đảng viên và quần chúng là cơ sở của sự vững vàng, thông suốt về tổ chức và hành động của chi, đảng bộ và nhân dân. Thực tế cho thấy, hầu hết cán bộ, đảng viên, đội viên đội công tác đã vượt qua thử thách thực tiễn khắc nghiệt trong quá trình trụ bám, xây dựng làng xã chiến đấu, tìm cách đánh thắng Mỹ... Đây cũng là quá trình họ đấu tranh tư tưởng để nâng cao về nhận thức, lập trường, bản lĩnh và để củng cố tổ chức, lực lượng và thanh lọc đội ngũ. Vì vậy, có thể nói cơng tác chính trị, tư tưởng có vị trí, vai trị đặc biệt quan trọng trong tồn bộ hoạt động của tổ chức Đảng ở cơ sở trong chiến tranh cách mạng cũng như công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.

Thứ hai, quán triệt đường lối chiến tranh nhân dân và tư tưởng chiến lược tiến công của Đảng vào thực tiễn cách mạng ở địa phương.

Qua thực tiễn của cuộc chiến tranh cách mạng ở Núi Thành cho thấy rằng cán bộ, đảng viên, đội viên đội công tác cấp xã là lực lượng trực tiếp đưa đường lối kháng chiến của Đảng vào quần chúng, đến từng nhà, từng người, biến đường lối của Đảng thành phong trào toàn dân đánh giặc, tổ chức và lãnh đạo cuộc chiến tranh lâu dài của toàn dân. Khi quân Mỹ vào, vấn đề lớn đặt ra là, ta có chuyển sang phịng ngự khơng? Đảng ta xác định chúng ta khơng chuyển sang phịng ngự mà tiếp tục tiến công, từng bước làm thay đổi so sánh lực lượng. Nắm vững tư tưởng chiến lược tiến công, chi bộ đội công tác cấp xã chủ trương kiên quyết dựa vào thế trận, lực lượng sẵn có, tiếp tục giữ vững và phát huy quyền chủ động tiến công địch.

Trong quá trình lãnh đạo cuộc đấu tranh trên địa bàn thôn, xã ở Núi Thành của đội cơng tác cũng cho thấy, chỉ có chủ động tiến công, tiến công liên tục và tiến cơng tồn diện mới bảo vệ được cơ sở, bảo vệ được lực lượng và thế trận, tiêu diệt được địch. Hơn nữa, để hiện thực hóa tư tưởng tiến cơng, điều có ý nghĩa quyết định là phải tổ chức được thế trận chiến tranh nhân dân rộng khắp và ngày càng phát triển, phải xây

dựng và tăng cường được lực lượng đấu tranh tại chỗ; phải tìm ra hình thức và phương thức tiến cơng cũng như cách đánh phù hợp với đối tượng tác chiến thiên về đánh chính quy, trang bị vũ khí hiện đại. Có thể nói đây là bước đi thích hợp với phương châm lấy nhỏ đánh lớn, đánh nhỏ ăn chắc, chủ động đưa chiến tranh vào vùng địch kiểm soát và để lại bài học sâu sắc về việc giữ vững ý chí chiến đấu trong bất kỳ tình huống nào, về mối quan hệ biện chứng giữa thế trận và chiến lược trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

Thứ ba, kiên cường trụ bám, bắt nhịp thực tiễn cách mạng, kịp thời rút kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng phong trào đấu tranh ở cơ sở.

Cuộc chiến tranh nhân dân trên địa bàn huyện Núi Thành giành được thắng lợi trọn vẹn là do nhiều thành tố tạo nên. Trong đó ý chí quyết tâm và tinh thần kiên cường trụ bám giữ vai trị rất quan trọng. Nhìn lại những năm tháng phong trào cách mạng của huyện có lúc thối trào, nguy biến, hay trước các chiến lược tổng lực về giành dân, kiểm soát chiến trường, lập vành đai trắng... của Mỹ và tay sai. Ta thấy dù có bày ra trăm phương ngàn kế thâm độc, có làm cho ta gặp nhiều khó khăn, tổn thất nhưng kết quả cuối cùng địch vẫn thất bại. Bởi lẽ, ta có nhân dân và có nhân dân chúng ta có tất cả; đội cơng tác xã tin dân, dựa vào dân, cùng với nhân dân bàn bạc, chiến đấu mới hoàn thành nhiệm vụ được giao. Địch quyết đánh bật ta ra khỏi dân, song ta đã kiên cường trụ bám, bền bỉ giáo dục, phát động tư tưởng, xây dựng cơ sở chính trị trong các tầng lớp nhân dân. Thực tế ấy đã chỉ ra rằng có phát huy sức mạnh của nhân dân, có giữ dân, giành dân, giành quyền làm chủ về tay nhân dân mới phát triển được lực lượng vũ trang cách mạng, mới giữ vững thế trận lịng dân và phong trào tồn dân đánh giặc.

Khi đế quốc Mỹ đưa quân viễn chinh vào thiết lập căn cứ trên địa bàn, tổ chức Đảng ở địa phương đã trải qua những ngày tháng trăn trở với vấn đề đánh Mỹ bằng cách nào? Xác định có trực tiếp cầm súng đánh Mỹ mới tìm ra cách đánh Mỹ và thắng Mỹ, cấp ủy xã đã phân cơng các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp bám sát địa bàn, nghiên cứu và tổ chức đánh Mỹ. Thực tế từ những trận đánh Mỹ thành công của đội công tác và du kích, các cấp lãnh đạo đã rút những kết luận xác đáng, sau đó phổ biến rộng rãi, đồng thời góp ý kiến với cấp trên trong vấn đề chỉ đạo chiến tranh nhân dân địa phương. Sự kiên định mục tiêu, nhạy bén, anh dũng trong chiến đấu cũng như bám sát thực tiễn trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của đội cơng tác là nhân tố quan trọng để có những chủ trương, biện pháp kịp thời, sáng tạo, sát hợp thực tiễn, giúp phong trào cách mạng ở địa phương vượt qua những khó khăn, thách thức, giành được những thắng lợi có tính quyết định, hồn thành xuất sắc nhiệm vụ cách mạng mà Đảng giao.

Thứ tư, phát huy sức mạnh của tồn dân để đảm bảo hậu cần, vũ khí phục vụ cho kháng chiến, đồng thời sử dụng nhuần nhuyễn phương thức đấu tranh "hai chân, ba mũi giáp công" là nhân tố quan trọng để tạo nên sức mạnh của phong trào cách mạng ở địa phương.

Để triệt hạ nền kinh tế kháng chiến, địch rải chất độc hóa học khắp rừng núi, nương rẫy, lúa, sắn, ngô, khoai bị tàn phá, cày ủi, "cửa khẩu" bị hàn kín làm cho đời sống nhân dân và lực lượng vũ trang có những giai đoạn lâm vào cảnh khó khăn, kiệt quệ. Nhưng địch chưa bao giờ triệt hạ được sinh lực, sức chiến đấu ngoan cường của cách mạng. Ở Núi Thành, nhân dân vùng giải phóng ăn sắn, ăn khoai để giành lúa gạo cho cách mạng; nhân dân vùng địch kiểm sốt khơng quản hiểm nguy gói ghém từng lon muối, lọ mắm, thuốc men gửi ra bên ngoài cán bộ trụ bám; đồng bào vừa chiến đấu vừa nhặt từng viên đạn pháo, cối, từng quả bom lép của Mỹ để sản xuất vũ khí, cải tiến mìn, đạp lơi đánh địch. Nhân dân đã ủng hộ, đùm bọc, che chở, tạo ra nguồn hậu cần tại chỗ, vũ khí tự tạo dồi dào giúp cho các lực lượng vũ trang trụ bám, đứng vững trong bất cứ hoàn cảnh nào để làm nên chiến thắng. Sự lãnh đạo của chi bộ xã là điều kiện đầu tiên, là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của phong trào cách mạng địa phương, nhưng sức mạnh tổng hợp của nhân dân mới chính là lực lượng làm nên những chiến cơng vĩ đại đó.

Phương châm chỉ đạo đấu tranh cách mạng của Đảng ta là đấu tranh quân sự, chính trị song song, thực hiện bằng ba mũi giáp cơng qn sự, chính trị, binh địch vận được đội công tác vận dụng, phát huy một cách cao độ, giúp ta duy trì và nắm quyền chủ động tiến công liên tục. Thực tế trên chiến trường huyện Núi Thành, đội công tác xã có nhiều đã có nhiều sáng tạo trong việc vận dụng thực hiện phương châm này, làm cho ba mũi giáp cơng gắn bó chặt chẽ với nhau, sự gắn kết đó biểu hiện trong từng người dân, từng cán bộ, chiến sĩ, từng thôn, xã, trong một trận đánh, một đợt hoạt động hay cả một chiến dịch. Có nịng cốt đi đầu, đồn kết trong tập hợp lực lượng, linh hoạt, chủ động trong mục tiêu, mềm dẻo, nhuần nhuyễn trong phương cách đấu tranh là bài học sâu sắc trong công tác vận động quần chúng cả trong chiến tranh và xây dựng hịa bình.

KẾT LUẬN

Nhân dân Núi Thành vốn có truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm. Từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, truyền thống ấy được nhân lên gấp bội. Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đội công tác xã ở Núi Thành luôn tận trung với Đảng, tận hiếu với dân, hết lòng với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Cán bộ, đội viên luôn nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, có ý chí căm thù giặc sâu sắc, quyết xả thân vì non sơng đất nước, kiên cường bất khuất, khơng quản ngại gian khổ hy sinh, đồng cam cộng khổ, nghĩa tình thủy chung, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, để vượt qua mọi thử thách trong cuộc chiến đấu trường kỳ.

Thực hiện chủ trương của Đảng, đầu năm 1961, Huyện ủy Tam Kỳ có chủ trương lấy lực lượng Đội vũ trang tuyên truyền huyện làm nòng cốt thành lập các đội công tác cấp xã. Thực hiện chủ trương, từ năm 1961 đến năm 1965, các đội công tác lần lượt được thành lập ở các xã trên địa bàn. Đội công tác xã là tổ chức tiền thân của lực lượng vũ trang cấp xã ở mỗi địa phương trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Dù ra đời ở các mốc thời gian khác nhau, nhưng có thể nói đội cơng tác xã đã đáp ứng được những yêu cầu bức thiết và là khâu quan trọng nhất nhằm phá thế kìm kẹp của địch, để đưa phong trào quần chúng ở đồng bằng phát triển có lợi cho cách mạng khi thực hiện Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng. Sự ra đời của đội cơng tác xã cịn xuất phát từ sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt, kịp thời của Đảng trong chiến tranh cách mạng ở miền Nam, trực tiếp là sự chủ động, sáng tạo của tổ chức Đảng ở huyện Tam Kỳ, sau này là huyện Nam Tam Kỳ. Hơn nữa, nền tảng cho ra đời và phát triển của đội công tác là dựa vào sự phục hồi, phát triển mạnh mẽ phong trào cách mạng ở địa phương. Do đó, có thể khẳng định sự ra đời của các đội công tác cấp xã thể hiện sự phát triển có tính đột phá, là bước ngoặt đánh dấu sự chuyển hướng đấu tranh theo tinh thần Nghị quyết 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II), đã tác động mạnh mẽ, tạo ra khí thế cách mạng sôi nổi hơn trên địa bàn.

Chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động tác chiến của đội công tác xã là vừa đánh địch, vừa phát động quần chúng, xây dựng thế trận lịng dân. Các đội cơng tác xã ra đời sau khi có chủ trương của huyện, ngay lập tức từ căn cứ về bắt liên lạc cơ sở cốt cán còn lại, xây dựng cơ sở chính trị, phát động quần chúng đấu tranh, vận động thanh niên ra vùng giải phóng, đồng thời nắm tình hình địch, diệt các tên tề điệp, ác ôn. Lực lượng vũ trang tại chỗ được xây dựng và không ngừng lớn mạnh, đội quân đấu tranh chính trị được tập hợp đơng đảo, thế và lực của ta từng bước được phục hồi. Đội công tác xã cùng nhân dân mở các đợt tấn công vào các khu dồn, ấp chiến lược, mà đỉnh cao là cao trào Đồng khởi cuối năm 1964 đầu năm 1965. Trong một thời gian ngắn, hầu hết các xã và hàng vạn người dân của huyện được giải phóng, phong trào cách mạng dâng lên mạnh mẽ, góp phần làm phá sản chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của Mỹ và tay sai. Thực hiện chiến lược "chiến tranh cục bộ", giữa năm 1965, Mỹ đổ

quân lên địa bàn huyện Nam Tam Kỳ, xây dựng căn cứ Chu Lai, mở rộng càn qt hịng líp lại vùng giải phóng, lập vành đai trắng, xúc dân vào vùng địch kiểm soát. Thực hiện chủ trương của cấp trên, đội công tác các xã chỉ đạo tổ chức xây dựng

"Vành đai diệt Mỹ Chu Lai", làm tốt công tác chuẩn bị về mọi mặt, xây dựng làng xã

chiến đấu, kiên trì trụ bám địa bàn, loại bỏ tư tưởng sợ Mỹ, triển khai hàng loạt kế hoạch, biện pháp bao vây tấn công tiêu hao, tiêu diệt sinh lực, phương tiện chiến tranh của Mỹ. "Vành đai diệt Mỹ Chu Lai" đã trở thành tử địa của giặc với rất nhiều chiến cơng của đội cơng tác và du kích địa phương. Khi địch thực hiện chiến lược "Việt Nam

hóa chiến tranh", dùng người Việt Nam đánh người Việt Nam, tiếp tục viện trợ vũ khí,

trang bị cho quân đội Sài Gịn, tổ chức phản kích quyết liệt trên quy mơ lớn và tồn diện cả về quân sự, chính trị, ngoại giao. Với tinh thần quyết chiến, quyết thắng, đội công tác xã chủ trương trụ bám "Một tấc không đi, một ly không rời", "Đảng bám dân,

dân bám đất, du kích bám đánh địch", với phương châm "hai chân, ba mũi giáp công"

đã từng bước làm thất bại các âm mưu đánh phá của kẻ thù, giúp phong trào cách mạng vượt qua được giai đoạn khó khăn, tổn thất. Năm 1972, ta đã cơ bản khôi phục được thế trận chiến tranh nhân dân, tạo được những bàn đạp quan trọng ở vùng ven, các căn cứ lõm ở vùng sâu, đội công tác xã được bổ sung về số lượng và nâng lên về chất lượng, tạo thế và lực mới cho phong trào cách mạng của địa phương. Hiệp định Pari chưa ráo mực, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu cho quân "tràn ngập lãnh thổ", lấn chiếm vùng giải phóng. Cuộc chiến đấu bảo vệ thành quả cách mạng của đội công tác và du kích xã diễn ra quyết liệt ở khắp các xã, đánh bại các thủ đoạn đánh chiếm của địch, làm chủ các địa bàn quan trọng. Đến chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, với tốc độ "một ngày bằng hai mươi năm", bộ đội địa phương, đội công tác, du kích tiến quân vào tiếp quản và làm chủ quê hương, giải phóng hồn tồn huyện.

Với một nền tảng chính trị vững bền, được tơi luyện trong đấu tranh cách mạng, ngay sau khi ra đời và trong suốt q trình tồn tại, phát triển, đội cơng tác xã của huyện Núi Thành giữ vai trò chủ chốt trong việc xây dựng cơ sở, vận động thanh niên tham gia cách mạng và trực tiếp trừng trị tề điệp ác ôn trên địa bàn. Từ chỗ hầu hết các xã còn trắng cơ sở ở giai đoạn chỉ có đấu tranh chính trị, thì đến giai đoạn cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cơ sở cách mạng trên địa bàn huyện Núi Thành phát triển sâu rộng, toàn diện. Số lượng thanh niên "nhảy núi" tham gia cách mạng cơ bản đáp ứng được nhu cầu bổ sung lực lượng cho lực lượng vũ trang các cấp. Công tác diệt tề điệp, ác ôn của đội công tác diễn ra đều khắp địa bàn, đã làm nới lỏng thế kìm kẹp của địch,

Một phần của tài liệu Đội công tác cấp xã ở huyện núi thành, tỉnh quảng nam trong kháng chiến chống mỹ (1961 1975) 1 (Trang 85 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)